Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thử nghiệm mạng 5G thương mại từ tháng 11
Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép Viettel và MobiFone thử nghiệm thương mại mạng, dịch vụ viễn thông 5G tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 3/11, thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Tập đoàn Viettel) và Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) là hai đơn vị vừa cấp giấy phép thử nghiệm thương mại mạng và dịch vụ viễn thông 5G tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép Tập đoàn Viettel thử nghiệm thương mại mạng và dịch vụ viễn thông 5G tại thành phố Hà Nội. Quy mô thực hiện thử nghiệm không vượt quá 140 vị trí. Mạng Viettel cũng sẽ được cấp quyền sử dụng các đoạn băng tần 2.500-2.600MHz, 3.700-3.800MHz và 27.100-27.500MHz đã quy hoạch để thử nghiệm thương mại 5G.
Video đang HOT
Nhà mạng MobiFone được thử nghiệm thương mại 5G tại thành phố Hồ Chí Minh với số lượng không quá 50 trạm thu phát sóng lưu động (trạm BTS). Mạng MobiFone được sử dụng băng tần 2.600MHz để triển khai thử nghiệm theo quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia và các quy định về quản lý tần số vô tuyến điện.
So với các lần thử nghiệm 5G trước đây (thường là thử nghiệm về kỹ thuật), điểm khác biệt lớn nhất của lần thử nghiệm này là đối tượng tác động là các thuê bao di động dùng mạng 5G. Đây là bước thử quan trọng nhằm giúp các nhà mạng đánh giá về công nghệ và thị trường trước khi chính thức triển khai thương mại hóa mạng 5G diện rộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc thử nghiệm thương mại 5G của các đơn vị phải chấp hành các quy định về quản lý tiêu chuẩn, chất lượng viễn thông, bảo đảm an toàn mạng, an toàn thông tin và hoàn trả tài nguyên viễn thông được cấp thử nghiệm sau khi giấy phép thử nghiệm hết hiệu lực hoặc khi có yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong trường hợp muốn mở rộng quy mô thử nghiệm, các doanh nghiệp sẽ phải được sự chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông. Giấy phép thử nghiệm thương mại 5G của cả hai đơn vị trên đều có giá trị đến hết ngày 30/6/2021.
Trước đó, ngày 20/10, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (thuộc Tập đoàn Viettel) và Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (thuộc Tập đoàn Vingroup) đã ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống trạm gốc di động 5G có tên gọi “5G gNodeB”. Trạm gốc di động 5G hai đơn vị hợp tác nghiên cứu phát triển dự kiến sẽ chính thức được thương mại hóa từ tháng 6/2021. Đây sẽ là những trạm phát sóng 5G chất lượng cao đầu tiên được thương mại hóa do người Việt Nam làm chủ công nghệ.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng từng chia sẻ, năm 2020, Việt Nam chính thức thử nghiệm thương mại 5G tại một số thành phố lớn để người dân trải nghiệm sử dụng công nghệ mới. Như vậy, Việt Nam đã và đang đồng hành với các quốc gia đi đầu về 5G. Việc thử nghiệm, hợp tác cụ thể của các tập đoàn công nghệ, công nghiệp, các nhà mạng là những bước đi cụ thể về việc phát triển mạng 5G nhằm tiến tới việc thương mại hóa mạng 5G trên diện rộng tại Việt Nam vào năm 2021.
Nhà mạng Hàn Quốc hoàn thành thử nghiệm các dịch vụ thương mại trên mạng 5G độc lập
Ngày 5/5, nhà mạng di động Hàn Quốc - LG Uplus đã công bố hoàn thành thử nghiệm các dịch vụ thương mại trên mạng 5G độc lập (5G SA: 5G Standalone).
Các kỹ sư của nhà mạng LG Uplus thử nghiệm các dịch vụ trên mạng 5G độc lập
Với kết quả đạt được từ cuộc thử nghiệm này, nhà mạng di động LG Uplus dự kiến sẽ đẩy nhanh sự phát triển của các dịch vụ 5G thế hệ tiếp theo bằng cách triển khai thương mại mạng 5G độc lập vào các nhà máy thông minh.
Mạng 5G hiện tại là mạng 5G không độc lập (5G NSA: 5G Non-Standalone) có nghĩa là trên cơ sở tận dụng mạng lõi của mạng 4G LTE hiện tại và sử dụng công nghệ Chia sẻ phổ tần động (DSS) để triển khai và cung cấp dịch vụ 5G. Đây là một giải pháp hiệu quả trong giai đoạn đầu triển khai mạng 5G nhằm giúp các nhà mạng triển khai nhanh chóng mạng 5G bằng cách sử dụng cùng phổ tần số cho cả 4G và 5G. Tuy nhiên, với mạng 5G không độc lập thì tốc độ, dung lượng và độ trễ của mạng sẽ không đạt như kỳ vọng.
Vì vậy, xu thế chuyển sang mạng 5G độc lập là điều tất yếu để các nhà mạng triển khai dịch vụ 5G tốt nhất đến người dùng. Mạng 5G độc lập có thể đảm bảo chất lượng tối ưu cho từng dịch vụ và giảm thiểu độ trễ, qua đó có thể cung cấp các dịch vụ 5G thế hệ tiếp theo như nhà máy thông minh và xe tự lái.
LG Uplus đã thử nghiệm tính năng đan xen mạng (interlocking) của thiết bị trạm gốc và thiết bị xử lý gói tín hiệu của mạng thương mại 5G tại Seoul. Cụ thể, đã tiến hành thử nghiệm trên các mạng thương mại cho các mục xác minh thiết yếu như xác thực thuê bao dựa trên tiêu chuẩn mạng 5G độc lập, truyền dữ liệu và sự di chuyển của thiết bị trạm gốc giữa các khu vực.
VNPT tuyên bố thử nghiệm thành công mạng 5G đạt tốc độ gấp 10 lần 4G Theo kết quả thử nghiệm 5G của VNPT trên mạng VinaPhone tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã cho tốc độ download đạt hơn 2,2Gbps, nhanh gấp 10 lần so với mạng 4G và có độ trễ gần như bằng 0. Theo kết quả thử nghiệm 5G của VNPT trên mạng VinaPhone tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã...