Hà Nội, TPHCM phải giải trình nếu không cổ phần hóa doanh nghiệp
Theo lãnh đạo Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa (CPH) ít nhất 85 doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến ngày 10/9/2018 mới CPH được 11 DN. Trong đó, Hà Nội và TPHCM đăng ký CPH nhưng chưa triển khai được đơn vị nào.
Chiều 19/11, Bộ Tài chính họp báo chuyên đề về “Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước”.
Theo ông Nguyễn Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 thì năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa (CPH) ít nhất 85 doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, đến ngày 10/9/2018 mới CPH được 11 DN. Trong đó, Hà Nội và TPHCM đăng ký CPH nhưng chưa triển khai được đơn vị nào.
“Tiến độ triển khai CPH trong 9 tháng đầu năm 2018 còn chậm, có khả năng không đạt được theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, ông Tiến cho hay.
Không chỉ CPH, theo Cục trưởng Tiến, việc triển khai thoái vốn nhà nước cũng rơi vào tình trạng chậm trễ, có khả năng không đạt kế hoạch đề ra.
Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 thì năm 2017 có 135 DN, năm 2018 có 181 DN phải thực hiện thoái vốn, tuy nhiên lũy kế đến nay mới chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn theo kế hoạch (năm 2017 có 13 đơn vị; 9 tháng đầu năm 2018 có 18 đơn vị).
Đáng chú ý, trong số này nhiều bộ, ngành chưa hoàn thành kế hoạch thoái vốn năm 2017 với số lượng DN và giá trị lớn như: Bộ Công Thương phải thoái vốn tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) với tổng giá trị thoái khoảng 7.000 tỷ đồng; Bộ Y tế phải thoái vốn tại Tổng công ty Dược Việt Nam khoảng 829 tỷ đồng; Bộ Xây dựng phải thoái vốn tại 8 DN với tổng giá trị phải thoái khoảng 2.400 tỷ đồng; Hà Nội phải thoái vốn tại 17 DN với tổng giá trị 682 tỷ đồng, đã thoái 156 tỷ đồng, còn 526 tỷ đồng theo kế hoạch năm 2017.
Theo ông Tiến, đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính chưa nhận được văn bản xin hoãn hoặc điều chỉnh tiến độ CPH DN đã được giao của Hà Nội và TPHCM. “Tiến độ CPH, số lượng DN phải CPH đều do Hà Nội và TPHCM tự xây dựng, đăng ký và công bố công khai, nên không thực hiện được phải có báo cáo giải trình cụ thể. Nếu 2 địa phương này xin điều chỉnh tiến độ, phải nêu rõ lý do chậm, ai là người chịu trách nhiệm. Lý do này phải được Thủ tướng chấp thuận, cho ý kiến”- ông Tiến cho hay.
Video đang HOT
Cũng theo vị cục trưởng, Thủ tướng sẽ có văn bản phê bình về việc chậm trễ của Hà Nội và TPHCM để 2 địa phương này sớm chấn chỉnh. “Thẩm quyền xử lý việc chậm tiến độ này là của Thủ tướng Chính phủ”- ông Đặng Quyết Tiến cho hay.
Tuấn Nguyễn
Theo tienphong.vn
Thoái vốn Nhà nước chậm, khả năng không đạt kế hoạch đề ra
Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 thì năm 2017 phải có 135 doanh nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn. Tuy nhiên lũy kế đến nay mới chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn theo kế hoạch (năm 2017 có 13 đơn vị; 9 tháng đầu năm 2018 có 18 đơn vị). Như vậy, việc triển khai thoái vốn nhà nước còn chậm, có khả năng không đạt kế hoạch đề ra.
Thông tin trên được ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính đưa ra tại Họp báo chuyên đề về "Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước" do Bộ Tài chính tổ chức ngày 19/11.
Cổ phần hóa 11 doanh nghiệp trong 11 tháng năm 2018
Ông Đặng Quyết Tiến cho biết, theo báo cáo gửi về Bộ Tài chính tính đến hết tháng 9/2018, mới có 35/583 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại.
Về cổ phần hóa, theo công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì giai đoạn 2017 - 2020 cổ phần hóa 127 doanh nghiệp. Trên thực tế, năm 2016 cả nước cổ phần hóa được 66 doanh nghiệp. Năm 2017 đã cổ phần hóa 69 doanh nghiệp và trong 11 tháng đầu năm 2018 đã cổ phần hóa 11 doanh nghiệp.
Riêng công tác thoái vốn, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện thoái 406 danh mục, khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Trong giai đoạn từ 2016 - tháng 11/2018, cả nước đã thoái được 17.826 tỷ đồng, thu về 155.735 tỷ đồng.
Tại buổi họp báo chuyên đề của Bộ Tài chính
Trong hoạt động bán cổ phần lần đầu và thoái vốn qua Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) từ năm 2016 đến tháng 8/2018, Sở giao dịch chứng hoán đã thực hiện bán đấu giá cổ phần và thoái vốn cho 225 doanh nghiệp với tổng số cổ phần chào bán là 5.781 triệu cổ phần, tổng số cổ phần bán được là 3.259 triệu cổ phần, tỷ lệ thành công là 56%, với tổng giá trị thực tế bán được là 178.200 tỷ đồng.
Đối với công tác chuyển giao quyền đại diện vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), hiện nay, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cac tỉnh đã chuyển giao về SCIC 27/62 doanh nghiệp; Số doanh nghiệp chưa chuyển giao gồm 35 doanh nghiệp với tổng số vốn nhà nước là 10.107 tỷ đồng trên tổng số vốn điều lệ là 14.706 tỷ đồng tại 5 Bộ và 8 tỉnh, thành phố.
Tiến trình cổ phần hóa còn chậm
Đưa ra những tồn tại, hạn chế trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian vừa qua, ông Đặng Quyết Tiến cho biết, việc xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh còn thiếu tính dự báo, thiếu sự liên kết để đáp ứng yêu cầu phát triển chung. Cùng với đó, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước chưa rõ ràng. Công tác cán bộ, chính sách tiền lương, thưởng của doanh nghiệp Nhà nước còn chưa gắn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, chưa có tác động khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động.
"Việc thực hiện cơ chế xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm cũng như việc xử lý các hành vi vi phạm về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp Nhà nước chưa đầy đủ, nghiêm túc", Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp thông tin.
Theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 thì năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp (trong đó có 21 doanh nghiệp thuộc danh mục năm 2017). Tuy nhiên, đến ngày 10/9/2018 mới cổ phần hóa được 11 doanh nghiệp (trong đó chỉ có 02 doanh nghiệp thuộc danh sách theo công văn số 991/TTg-ĐMDN). Tiến độ triển khai cổ phần hóa trong 9 tháng đầu năm 2018 còn chậm, có khả năng không đạt được theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong khi đó, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 thì năm 2017 có 135 doanh nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn, tuy nhiên lũy kế đến nay mới chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn theo kế hoạch (năm 2017 có 13 đơn vị; 09 tháng đầu năm 2018 có 18 đơn vị). Như vậy, việc triển khai thoái vốn nhà nước còn chậm, có khả năng không đạt kế hoạch đề ra.
Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cũng thông tin, hiện các đơn vị chưa hoàn thành kế hoạch thoái vốn năm 2017 với số lượng doanh nghiệp và giá trị lớn. Trong đó có thể kể đến như, Bộ Công Thương phải thoái vốn tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam với tổng giá trị thoái khoảng 7.000 tỷ đồng. Bộ Y tế phải thoái vốn tại Tổng công ty Dược Việt Nam với giá trị phải thoái trong năm 2017 là khoảng 829 tỷ đồng. Bộ Xây dựng phải thoái vốn tại 08 doanh nghiệp với tổng giá trị phải thoái trong năm 2017 là khoảng 2.400 tỷ đồng.
Thành phố Hà Nội phải thoái vốn tại 17 doanh nghiệp với tổng giá trị phải thoái trong năm 2017 là 682 tỷ đồng, đã thoái 156 tỷ đồng, còn 526 tỷ đồng theo kế hoạch năm 2017.
Ngoài ra, chậm bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (còn 35 doanh nghiệp chưa bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC).
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần theo thông lệ và chuẩn mực của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này.
Yến Nhi
Theo vnmedia.vn
SCIC chính thức về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Sáng 12-11, Bộ Tài chính đã tổ chức bàn giao Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Siêu Ủy ban). Trong số 19 DN chuyển giao về Ủy ban, SCIC là DN có vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn...