Hà Nội tổng rà soát chung cư ‘giam’ quỹ bảo trì
Trước tình trạng tranh chấp quỹ bảo trì, tranh chấp diện tích sử dụng chung xảy ra liên tiếp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản đề nghị tổng rà soát các chung cư để có biện pháp chấn chỉnh.
Theo đó, Sở Xây dựng yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiến hành kiểm tra, rà soát và tổng hợp tình hình quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư. Thống kê hàng loạt các chỉ số cụ thể, như: Tổng diện tích căn hộ để ở, diện tích văn phòng; số lượng căn hộ; số lượng người đến ở, số lượng căn hộ được cấp sổ đỏ…
Để phục vụ cho việc quản lý, Sở Xây dựng đề nghị các quận, huyện, thị xã làm rõ những thông tin liên quan đến việc quản lý, vận hành nhà chung cư. Cụ thể, quận, huyện, thị xã phải cung cấp thông tin về thời điểm xây dựng, thời điểm đưa vào vận hành dự án, số lần tổ chức Hội nghị nhà chung cư, số lần bảo trì nhà chung cư, đến kinh phí bảo trì của từng đợt bảo trì.
Liên quan đến vi phạm trong quản lý nhà chung cư của chủ đầu tư, mới đây, Báo Tiền Phong đã có bài viết phản ánh việc hàng loạt chung cư trên địa bàn quận Hà Đông, Hai Bà Trưng bị “giam” quỹ bảo trì kéo dài, mặc dù Ban Quản trị chung cư đã được UBND quận công nhận.
Cụ thể, bà Lê Thị Thanh Hương, thành viên BQT chung cư Hồ Gươm Plaza cho biết, đại diện chủ đầu tư đã thống nhất với cư dân về việc chuyển kinh phí bảo trì làm 3 đợt (đợt 1 chuyển khoảng 10 tỷ đồng vào ngày 1/8/2016, đợt 2 chuyển hơn 4 tỷ vào ngày 15/8/2016, đợt 3 chuyển toàn bộ số còn lại sau khi có kiểm toán làm việc và kết luận dự kiến vào cuối tháng 11/2016)… Tuy nhiên, ngày 1/8/2016, chủ đầu tư chỉ chuyển 2 tỷ đồng rồi từ đó đến nay không chuyển nữa. Cư dân cho rằng chủ đầu tư cố tình trì hoãn việc bàn giao quỹ bảo trì, chiếm đoạt một cách trái phép. Đơn thư mãi không xong, đến nỗi người dân phải tự căng băng rôn phản đối.
Video đang HOT
Tại toà nhà BMM (phường Phúc La, quận Hà Đông) cũng nhiều lần gửi đơn kêu cứu về việc bị chậm bàn giao phí bảo trì. Bên cạnh đó, phòng sinh hoạt cộng đồng, hồ sơ phòng cháy chữa cháy cũng chưa hề được bàn giao. Trước đó, chung cư này đã nhiều lần có “báo động giả” về cháy nổ khiến người dân vô cùng hoang mang.
Cùng chung nỗi khổ bị “om” phí bảo trì, là những cư dân ở toà nhà Thăng Long Garden (số 250 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng). Mặc dù UBND quận Hai Bà Trưng đã có quyết định về việc công nhận BQT tòa nhà Thăng Long Garden từ tháng 8/2016 nhưng đến nay, chủ đầu tư vẫn không bàn giao hàng chục tỷ đồng phí bảo trì.
Ban Quản trị những chung cư nêu trên đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu đến UBND quận, UBND phường, thậm chí cả lãnh đạo thành phố Hà Nội, nhưng những kiến nghị chính đáng của cư dân chưa được xử lý dứt điểm gây bức xúc dư luận.
(Theo Tiền Phong)
Quận Hoàn Kiếm đề xuất nâng tầng cho chung cư nội đô
Bí thư quận Hoàn Kiếm cho rằng, khi cải tạo chung cư cũ, cần tạo cơ chế cho một số tòa nhà nâng chiều cao lên hơn 9 tầng để kêu gọi nhà đầu tư. Tuy nhiên, ý kiến khác đề nghị tuân thủ quy hoạch.
Phát biểu tại Hội nghị ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội ngày 7/4, ông Hoàng Công Khôi, Bí thư Quận uỷ Hoàn Kiếm cho biết, toàn thành phố có gần 1.600 chung cư cũ phải cải tạo, trong đó có 4 chung cư xuống cấp nghiêm trọng.
"Riêng quận Hoàn Kiếm có 120 chung cư cũ xuống cấp cần cải tạo, tuy nhiên việc này đang vướng nhiều quy định, như hạn chế chiều cao công trình xây dựng trong khu vực nội đô", ông nói.
Hà Nội đang tìm cơ chế để đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Thành.
Bí thư Hoàn Kiếm cho rằng, quá trình cải tạo chung cư cũ ở quận Hoàn Kiếm nếu chỉ xây đến 9 tầng sẽ khó kêu gọi nhà đầu tư, nhưng nếu cho tất cả xây cao hơn mức này thì lại vi phạm quy hoạch chung.
Ông Khôi đề xuất cơ chế cho phép một số chung cư cũ khi cải tạo có thể xây cao hơn quy hoạch, dành để tái định cư toàn bộ người dân đang ở đây. Số chung cư còn lại được cải tạo theo đúng quy hoạch và dành cho nhà đầu tư khai thác dịch vụ thương mại, đề bù đắp chi phí.
"Làm như vậy sẽ giải được bài toán khó khăn trong kêu gọi xã hội hoá, vừa đáp ứng yêu cầu của quy hoạch", ông nói.
Trước đề xuất nêu trên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Huy Việt dẫn ý kiến chuyên gia cho rằng, "cứ nhà cao tầng thế này thì đến không khí thở còn khó, chưa nói gì đến giao thông". Theo ông Việt, phải kiên quyết thực hiện quy hoạch chung về chiều cao nhà cao tầng trong nội đô, trong điều kiện không tái định cư tại chỗ thì vận động dân ra ngoại thành.
"Đưa người dân lên Ba Vì hay Mỹ Đức là khó, chứ đưa ra Đông Anh, Hoài Đức thì có thể được", ông Việt nói và đề nghị nghiên cứu cơ chế tái định cư cho người dân phố cổ ở các huyện nằm giáp quận.
Ông Trần Văn Khương, Bí thư Huyện ủy Thanh Trì, cho biết vừa qua trên địa bàn có việc một doanh nghiệp xây dựng khu đô thị hỗn hợp ở khu đất của Xí nghiệp gạch Đại Thanh. Do các bên thảo luận không thấu đáo dẫn đến xây dựng vi phạm quy hoạch, tầng cao, và Thường vụ Huyện uỷ đang bị kiểm điểm về sự việc này.
Từ dẫn chứng nêu trên, ông Khương nêu quan điểm: "Để Thủ đô phát triển xứng tầm, thành phố cần làm tốt hơn nữa vấn đề quy hoạch và quản lý xây dựng".
Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải, hiện nay trật tự đô thị trên địa bàn thành phố đã có tiến bộ hơn. Thành phố đã xử lý nghiêm các công trình vi phạm, đưa 18 vụ sang công an để điều tra, xử lý hình sự. Tuần tới Thành uỷ sẽ nghe các cơ quan nội chính báo cáo việc xử lý các vụ việc trên.
Bí thư Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã rà soát lại các trường hợp vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn mình để giảm dần số tồn đọng, không để phát sinh trường hợp mới.
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội loay hoay cải tạo 1.600 chung cư cũ Dù đã ban hành các cơ chế, chính sách, tổ chức nhiều tạo đàm, hội thảo nhưng đến nay thành phố Hà Nội mới cải tạo được 14 trên tổng số gần 1.580 chung cư cũ. Tại Hội thảo bàn về cơ chế để cải tạo chung cư cũ do Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức ngày 4/4, Phó chủ tịch UBND...