Hà Nội tổ chức cho trẻ uống bổ sung vitamin A từ ngày 31-5
Ngày 25-5, theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong hai ngày 31-5 và 1-6, Hà Nội sẽ triển khai Ngày Vi chất dinh dưỡng đợt I năm 2019 với hai nội dung: Cho trẻ uống vitamin A và cân, đo để đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng.
Ảnh minh họa
Ước tính sẽ có gần 470.000 đối tượng được uống bổ sung vitamin A, trong đó gần 440.000 trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Số còn lại là bà mẹ sau đẻ trong vòng 1 tháng và trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao, gồm: Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, tiêu chảy kéo dài; trẻ bị viêm đường hô hấp, nhiễm sởi; trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ.
Video đang HOT
Cũng trong đợt này, toàn thành phố có gần 650.000 trẻ dưới 5 tuổi được cân, đo để đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thiếu cân, thấp còi và thừa cân, béo phì.
Ngoài 2 ngày chiến dịch, ngành Y tế Hà Nội sẽ tiếp tục cho trẻ uống vitamin A tại trạm y tế xã, phường, thị trấn đến hết ngày 3-6 và cân, đo cho trẻ đến hết ngày 6-6. Hiện gần 2.000 điểm uống vitamin A và cân, đo cho trẻ đã được bố trí đủ nhân lực, viên nang vitamin A.
Mục tiêu đặt ra là 99,8% trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi, 95% trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao, 95% bà mẹ sau đẻ trong vòng 1 tháng được uống vitamin A; 95% trẻ dưới 5 tuổi được cân, đo đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng.
Theo hanoimoi
TPHCM: Bệnh sởi gia tăng cấp độ nguy hiểm, đe dọa bùng phát dịch
Bất chấp nỗ lực phòng chống của ngành y tế, bệnh sởi trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng trên diện rộng. Với 521 trẻ mắc sởi phải nhập viện điều trị, số ca tăng cao mỗi tuần, đây là dấu hiệu nguy hiểm, nguy cơ bùng phát dịch.
Thông tin từ Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố ngày 28/11 cho hay, tuần qua trên địa bàn ghi nhận thêm 66 trường hợp mắc sởi phải nhập viện điều trị, bệnh tăng 7% so với tuần trước. Tính tổng từ đầu năm đến nay, toàn thành đã có 521 trẻ mắc sởi, trong khi cùng kỳ năm 2017 không có ca sởi nào được ghi nhận.
Sởi là bệnh nguy hiểm đang có nguy cơ bùng phát dịch cộng đồng cần chủ động phòng ngừa
Theo BS Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM: Sởi là một trong những bệnh nguy hiểm, có tính lây truyền có thể gây dịch lớn. Thời điểm giao mùa, sức đề kháng của trẻ bị suy giảm tạo điều kiện cho virus gây bệnh phát triển. Sởi là bệnh rất nghiêm trọng ở trẻ nhỏ và trẻ suy dinh dưỡng, các bé mắc bệnh nguy cơ đối mặt với biến chứng viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy và viêm não có thể gây tử vong. Trẻ mắc bệnh sởi nguy cơ thiếu vitamin A, nếu thiếu vitamin A trầm trọng có thể dẫn đến mù.
Bệnh thường xuất hiện mang tính chu kỳ khoảng 4 đến 5 năm một lần khi tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng không đạt bao phủ. Giai đoạn năm 2013 đến 2014 dịch sởi xảy ra trên diện rộng chủ yếu ở nhóm đối tượng dưới 10 tuổi chưa được tiêm vắc xin sởi tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi thấp trong những năm trước và những vùng có biến động dân cư cao. Nếu theo tính chu kỳ thì 2018 được cảnh báo sẽ là năm sởi bước vào giai đoạn gia tăng trở lại, nguy cơ bùng phát dịch.
Để hạn chế nguy hiểm do bệnh sởi gây ra, ngành y tế khuyến cáo cộng đồng đặc biệt là người giữ trẻ và trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch; che miệng, che mũi khi ho, hắt hơi bằng giấy sau đỏ bỏ khăn vào thùng rác và rửa tay bằng xà phòng; khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, ho, mắt đỏ, phát ban cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám.
Ngoài việc đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh theo lịch tiêm chủng quốc gia, hiện thành phố đang tiêm bổ sung vắc xin sởi tại các trạm y tế phường xã. Các gia đình có con dưới 5 tuổi chưa tiêm, không nhớ rõ đã tiêm hay chưa hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi, phụ huynh cần đưa trẻ đến trạm y tế nơi cư ngụ để được tư vấn cụ thể.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Uống nước trái cây vào buổi sáng, trẻ em dễ mắc bệnh béo phì Một nghiên cứu cảnh báo, cha mẹ không nên cho con uống nước trái cây vào bữa sáng do việc này có thể làm tăng đáng kể nguy cơ béo phì. Theo các nhà nghiên cứu, những trẻ uống một ly nước trái cây vào bữa sáng có nguy cơ thừa cân gấp 1.5 lần những trẻ không uống. Thêm vào đó, bỏ...