Hà Nội: Tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2021 cho 12 giáo viên và học sinh
Trong tổng số 45 cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội được tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”, vinh dự có 12 giáo viên và học sinh được tặng danh hiệu này.
7 thầy cô giáo quận Ba Đình được tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” (Ảnh minh họa).
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký quyết định số 2050 (ngày 10/5) về việc tặng danh hiệu “Người tốt, viêc tốt” năm 2021.
Theo đó, 11 đơn vị là các quận, huyện và cơ quan doanh nghiệp có 45 cá nhân được tặng danh hiệu “ Người tốt việc tốt” năm 2021. Trong đó, có 12 thầy cô giáo và học sinh được tặng danh hiệu này.
Cụ thể quận Ba Đình có 7 thầy cô giáo gồm: Cô Phạm Thị Hoàng Oanh (Trường Tiểu học Thành Công A), cô Lê Thị Kim Cúc (Trường Tiểu học Thành Công A), cô Nguyễn Thị Luyến (Trường THCS Nguyễn Trãi), thầy Phạm Ngọc Lâm ( Trường THCS Thành Công), cô Nguyễn Thị Thu Hà (GV Toán trường THCS Thành Công), cô Nguyễn Thị Hồng (Trường THCS Thành Công), cô Nguyễn Thị Thu Hà (GV Ngữ văn Trường THCS Thành Công).
Tại quận Hoàn Kiếm có 4 cá nhân được tặng danh hiệu. Trong đó, có 2 cô trò là em Nguyễn Hoàng Gia Linh (học sinh Trường THCS Ngô Sĩ Liên) và cô Phạm Thị Hương Thảo (Trường THCS Lê Lợi).
Quận Hai Bà Trưng có 3 cá nhân được tặng danh hiệu, trong đó có 1 cô Nguyễn Thu Phương (Hiệu trưởng tiểu học Tô Hoàng).
Video đang HOT
Huyện Mê Linh có 4 cá nhân, trong đó có cô Nguyễn Thị Nhâm (Trường mầm non Tiền phong B). Còn tại huyện Thường Tín có 3 cá nhân, trong đó có thầy Nguyễn Xuân Huân (Trường THCS Nguyễn Trãi A).
Trong danh sách tặng thưởng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, tại quận Cầu Giấy có 9 cá nhân; quận Thanh Xuân có 7 cá nhân; quận Hà Đông có 2 cá nhân; huyện Gia Lâm có 3 cá nhân và Tổng Công ty Vận tải Hà Nội có 1 cá nhân.
306 giáo viên ở 1 trường Cao đẳng thiếu chứng chỉ kỹ năng nghề
UBND TP Cần thơ vừa có Công văn đề nghị Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ tổ chức triển khai thực hiện các kiến nghị của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH).
Qua kiểm tra các điều kiện đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp đã chỉ ra nhiều sai phạm về công tác tuyển sinh, chương trình đào tạo và đội ngũ giáo viên của trường.
Tất cả giáo viên trường không có chứng chỉ kỹ năng nghề
Cụ thể, từ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (tháng 3-2020) đến tháng 12-2020, trường không tuyển sinh được học sinh, sinh viên nào học ba ngành, nghề đào tạo trình độ Cao đẳng và 13 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp. Cạnh đó, từ năm 2017 đến 2020, trường tuyển sinh đạt tỉ lệ thấp nhiều ngành, nghề so với quy mô được cấp. Trong khi đó, có nhiều ngành, nghề đào tạo trường đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu hơn 10% (khoảng 262 học viên).
Đối với 15 chương trình đào tạo trường xây dựng, ban hành trước năm 2019, Hội đồng thẩm định của trường không đảm bảo theo quy định. Hiệu trường trường chưa quyết định ban hành chương trình đào tạo của chín ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng và sáu ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp.
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ tọa lạc trên đường Cách mạng tháng tám, quận Ninh Kiều. Ảnh: CHÂU ANH
Trường cũng chưa quy định việc cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành cho các sinh viên khi được xét tốt nghiệp của chín ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng. Đó là ngành Tài chính - ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Dịch vụ pháp lý, Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Chăn nuôi, Chế biến và bảo quản thủy sản, Bảo vệ thực vât và Dịch vụ thú y.
Đáng quan tâm, 306 giáo viên của trường không giáo viên nào có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành, trong đó, có ba giáo viên không đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và sáu giáo viên thỉnh giảng không có hồ sơ. Trường cũng chưa báo cáo việc thực hiện công khai các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp của 19 ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng và 15 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp.
Từ các sai phạm qua kiểm tra, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị trường đẩy mạnh công tác thông tin, tư vấn để tăng cường tuyển sinh cho các ngành nghề nhà trường tuyển sinh đạt chỉ tiêu thấp. Trường hợp, nếu trường thôi tuyển sinh hoặc giảm quy mô tuyển sinh phải lập hồ sơ đăng ký bổ sung theo quy định.
Đối với 262 học viên trường tuyển sinh vượt so với quy mô, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị trường lập hồ sơ đăng ký bổ sung gửi Tổng Cục trước ngày 15-3. Nếu quá thời gian trên, trường không thực hiện thì pahir có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phương án chuyển 262 học viên này sang trường khác có đủ điều kiện để tổ chức đào tạo, kiểm tra và xét tốt nghiệp.
Tổng Cục cũng đề nghị trường không bố trí các giáo viên chưa đạt chuẩn để giảng dạy 19 ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng và 15 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp. Đồng thời xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ba giáo viên chưa đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và 306 giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề.
Trường xin được lập Hội đồng "xét chui"
Ông Nguyễn Thành Long, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, cho biết ngày 22-2, trường đã đăng ký bổ sung về quy mô tuyển sinh nên 262 học viên tuyển sinh vượt chỉ tiêu sẽ vẫn tiếp tục theo học tại trường. Theo ông Long lý giải, hàng năm các trường sau khi tuyển sinh sẽ so với tổng quy mô sau đó đăng ký bổ sung với Tổng Cục để điều chuyển các giáo viên ở ngành không tuyển sinh được dạy cho các ngành tuyển sinh vượt.
Đối với các kiến nghị trong Thông báo của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đã có báo cáo giải trình gửi trong ngày 12-3. Cụ thể, đối với sáu giáo viên tại thời điểm kiểm tra không có hồ sơ, và ba giáo viên thiếu chuẩn nghiệp vụ sư phạm, ông Long cho hay những người này đều đã được bổ sung đầy đủ.
"Quy định của ngành là 25 học sinh/1 giáo viên, trong khi đó trường có 306 giáo viên, chỉ tiêu tuyển sinh cũng chỉ gần 2.100 học viên. Như vậy, ví dụ như bỏ khoảng 100 giáo viên chúng tôi cũng đủ năng lực, chứ bỏ sáu người này thì ăn thua gì. Đối với chứng chỉ sư phạm, trường tôi là nơi đào tạo cấp cho các nơi khác thì làm sao mà thiếu được, tại vì lúc đó kiếm hồ sơ không thấy" - ông Long trần tình.
Riêng đối với 306 giáo viên không có chứng chỉ kỹ năng nghề, ông Long khẳng định 15/19 ngành đào tạo của của trường chưa nơi nào trên cả nước có thể cấp giấy chứng nhận kỹ năng nghề.
Cũng theo ông Long, trong giải trình của trường, đơn vị nêu rõ đối với thực hiện đảm bảo trình độ giáo viên đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề theo quy định, hiện có 15 ngành nghề chưa có nơi nào đánh giá, cấp chứng chỉ nghề cho giáo viên. Do đó, trường đề nghị Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ hỗ trợ trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, ôn thi và tổ chức Hội đồng thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
Trước mắt, chuẩn hóa cho 144 giáo viên cơ hữu của trường và cho giáo viên của các trường Cao đẳng, Trung cấp và các trung tâm dạy nghề trên địa bàn TP trong năm 2021 và các năm tiếp theo. Trường cũng xin đăng cai tổ chức địa điểm ôn thi chuẩn hóa và tổ chức Hội đồng thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho các đơn vị.
Nói thêm về vấn đề này, ông Long cho biết thực tế, rất nhiều ngành không có chứng chỉ kỹ năng nghề, do đó, thi là vấn đề không thể, lập Hội đồng chủ yếu là để "xét chui". Nghĩa là, xin chủ trương đặc cách để cấp chứng chỉ nghề cho các ngành nghề còn đang thiếu.
Trường Song ngữ quốc tế Học viện Anh Quốc UK Academy Hạ Long trồng hơn 100 cây xanh dịp đầu năm Thực hiện lời dạy của Bác "Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân, ngày 13/3, Trường Song ngữ quốc tế Học viện Anh Quốc - UK Academy Hạ Long đã tổ chức trồng cây đầu năm 2021. Giáo viên và học sinh trường Song ngữ quốc tế Học viện Anh Quốc - UK Academy Hạ Long...