Hà Nội: Tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, chất thải để phòng chống dịch bệnh do nCoV
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành văn bản số 522/SYT-NVY gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập về việc tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, kiểm soát chất thải trong cách ly, chăm sóc, điều trị, phòng và chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV).
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu lãnh đạo các đơn vị khẩn trương tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BYT ngày 20-7-2018 về việc kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế, chú trọng thực hiện đúng các hướng dẫn về kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý chất thải trong công tác cách ly, chăm sóc, điều trị giám sát và phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona được hướng dẫn tại Quyết định 343/QĐ-BYT ngày 7-2-2020 về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV);
Quyết định 345/QĐ-BYT ngày 7-2-2020 về việc ban hành Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV); Quyết định 344/QĐ-BYT ngày 7-2-2020 về việc ban hành Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung để phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV).
Chú ý các biện pháp như rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; súc miệng, họng bằng nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Tăng cường thông khí khu vực cách ly, nhà ở, cơ quan, trường học, xí nghiệp nhà máy… bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
Thường xuyên vệ sinh khu vực cách ly, buồng bệnh, nơi ở, cơ quan, trường học, xí nghiệp nhà máy… bằng cách lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật với các dung dịch sát khuẩn và chất tẩy rửa thông thường. Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách khi tiếp xúc với người khác để hạn chế lây truyền bệnh. Hướng dẫn người được cách ly thu gom riêng khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng và thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có màu sắc và biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh; đối với các rác thải sinh hoạt khác, thu gom vào thùng đựng rác thải thông thường.
Video đang HOT
Với nhân viên y tế, thực hiện triệt để các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang y tế chuyên dụng; kính đeo mắt, găng tay, quần áo phòng hộ, mũ bảo hộ, bao giầy…trong quá trình tiếp xúc, vận chuyển người bệnh; rửa tay ngay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh. Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và các bệnh nhân khác tại các cơ sở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thực hiện làm sạch, khử nhiễm trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ điều trị, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút corona theo quy định. Khử trùng phương tiện vận chuyển bằng dung dịch khử trùng có chứa clo hoạt tính với nồng độ 0,5% ngay sau khi vận chuyển.
Việc khử trùng các khu vực có liên quan khác bằng biện pháp lau rửa hoặc phun bề mặt với dung dịch khử trùng có chứa 0,5% clo hoạt tính sẽ do cán bộ dịch tễ quyết định dựa trên cơ sở điều tra thực tế với nguyên tắc tất cả các khu vực ô nhiễm, nghi ngờ ô nhiễm và có nguy cơ lây lan dịch cho cộng đồng đều phải được xử lý. Nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh phải được khử trùng bằng cách lau rửa hoặc phun nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với dung dịch khử trùng có chứa 0,5% clo hoạt tính. Phun vừa đủ ướt bề mặt cần xử lý. Số lần phun sẽ căn cứ vào tình trạng ô nhiễm thực tế tại ổ dịch để quyết định.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo thực hiện đúng quy định về quản lý chất thải y tế tại Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Liên Bộ Y tế – Bộ Tài nguyên và Môi trường và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Theo PLXH
Dung dịch vệ sinh tay tự làm, khăn ướt có giúp diệt khuẩn?
Các chuyên gia khuyên rằng, để vệ sinh tay một cách hiệu quả, tốt nhất bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước thay vì sử dụng các loại sản phẩm thay thế khác.
Nên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trong 20 giây
Trước sự bùng phát bệnh do virus corona những ngày gần đây, khắp nơi trên thế giới, mọi người đều nói về vấn đề vệ sinh và phòng nhiễm, lây lan bệnh bằng cách đeo khẩu trang và sử dụng các loại dung dịch vệ sinh tay.
Và trên các phương tiện truyền thông xã hội cũng xuất hiện nhiều bài viết hướng dẫn cách tự pha chế nước vệ sinh tay tại nhà với các thành phần là các loại tinh dầu nào đó, cồn rubbing (hay còn gọi là cồn isopropyl, nồng độ 70%) hay thậm chí là gel nha đam để làm dịu da.
Câu hỏi được đặt ra là có phải bất kỳ dung dịch nào có chứa cồn đều có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và dừng sự lây lan của virus?
Theo CNA, một loại dung dịch vệ sinh tay được sản xuất chính thống có chứa ít nhất 60% cồn và có hiệu quả diệt khuẩn, theo BS.Edwin, giám đốc Y khoa bệnh viện Parkway Shenton (Singapore).
Đối với cồn rubbing và một số dung dịch khác chứa từ 60 - 90% cồn thì đây là mức cồn khá mạnh và không tốt cho da. Do vậy, sử dụng cồn rubbing với mức cồn này có thể gây khô và bong tróc da tay. Tốt hơn, bạn nên sử dụng các loại nước vệ sinh tay có chứa cồn được sản xuất đặc biệt cho da và có chứa thành phần giữ ẩm cho da - chuyên gia giải thích.
Các sản phẩm chứa cồn và khăn ướt có giúp diệt khuẩn hiệu quả?
Có an toàn không khi chúng ta sử dụng các sản phẩm có chứa cồn để thay thế cho nước vệ sinh tay như nước súc miệng diệt khuẩn và rượu?
Nước súc miệng có chứa các tác nhân kháng khuẩn gồm: chlorhexdine gluconate và triclosan nên tốt nhất không nên dùng để diệt khuẩn cho tay trong bất kỳ trường hợp nào. Mức tác nhân làm sạch hiệu quả cao thường không đồng nhất với mức độ tập trung cần thiết để diệt khuẩn hoàn toàn cho tay, chuyên gia nói.
Ngoài ra, các nhãn hiệu dung dịch vệ sinh tay cũng có chứa các thành phần diệt khuẩn như benzethonium chloride, benzalkonium chloride hay povidone-iodine để tăng cường hiệu quả diệt khuẩn.
Trong khi đó, sử dụng khăn ướt có chứa cồn để làm sạch vi khuẩn trên tay cũng không hiệu quả vì chúng chỉ làm sạch bề mặt bên ngoài, BS.Chung - bệnh viện Parkway Shenton cho biết. Còn các loại khăn ướt dành cho em bé, nhìn chung đều không có chứa các hóa chất vệ sinh và đủ mức cồn vì điều này sẽ gây kích ứng cho da trẻ.
Xà phòng và nước là giải pháp vệ sinh tốt nhất cho tay
So với dùng các dung dịch vệ sinh tay, khăn ướt có chứa cồn, bạn nên sử dụng phương thức vệ sinh tay truyền thống là rửa tay với xà phòng và nước, trong thời gian 20 giây hay thời gian tương đương khi bạn hát 2 lần bài hát "Chúc mừng sinh nhật" (Happy Birthday).
Thật ra, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vệ sinh tay bằng xà phòng và nước hiệu quả hơn các loại dung dịch vệ sinh tay vì "mọi người có thể không dùng đủ lượng dung dịch vệ sinh hay thường lau quệt vào đâu đó trước khi dung dịch kịp khô".
Huệ Trần
Theo CNA/giacngo.vn
Khoa học chưa rõ tại sao đàn ông nhiễm virus corona nhiều hơn phụ nữ Giới khoa học đang chia rẽ về việc tại sao virus corona mới (nCoV) xuất hiện ở Trung Quốc lây cho đàn ông nhiều hơn phụ nữ, một hiện tượng giống như virus SARS cách đây nhiều năm. Một bác sĩ Trung Quốc trong khu vực cách ly bệnh nhân nhiễm virus corona ở thành phố Vũ Hán - Ảnh: AFP Tính đến...