Hà Nội: Shipper ứng hơn 6 triệu mua rượu vang cho khách rồi bị “bom”, quay lại nơi bán thì nhận cái kết đắng ngắt
Ứng hơn 6 triệu đồng ship 9 chai rượu vang theo yêu cầu của khách hàng từ Trung Yên đi Lĩnh Nam nhưng đến nơi thì khách tắt máy.
Khi shipper trở lại nơi ứng tiền lấy hàng thì công ty trả lời không gọi ship và chỉ mua lại hàng với giá bằng 1/3 số tiền ứng.
Phản ánh với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Trọng, SN 1992, ở khu tập thể thuốc lá Thăng Long, số 133 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, vào khoảng 12g50 ngày 6/10 trên ứng dụng điện thoại có tên “ Hội Shipper” anh thấy một người tên là Lê Thanh Hải đăng tin: “Trung Yên đi Lĩnh Nam, ứng 3tr420, ship 100k, số điện thoại 0904257365″ .
Thông tin trên app
Bị “bom” đơn hàng hơn 6 triệu đồng nhận qua Facebook
Anh Trọng cho biết, vì là shipper tự do nên khi thấy khách tên Hải đăng tin, anh đã gọi đến số điện thoại trên để nhận đi giao đơn hàng.
“Tuy nhiên, phía đầu dây bên kia là con gái và chị ta đọc địa chỉ cho tôi đến số 4 lô 11A, Trung Yên 3, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội để lấy hàng”, anh Trọng chia sẻ.
Khi đến nơi, anh Trọng gọi lại số điện thoại 0904257365, người con gái nghe máy nói anh đợi một chút sẽ có người mở cửa. Ít phút sau, cửa cuốn mở lên và anh Trọng đi vào lấy hàng.
Tại đây, anh Trọng gặp 2 người đàn ông, một người đóng hàng và một người nhận tiền anh ứng ra là 3.420.000 đồng cho 6 chai rượu vang Bordeaux Rouge AOC. Khi giao tiền, anh Trọng được nam thanh niên đưa lại phiếu xuất kho bán hàng được đóng dấu treo của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại THT Hà Thành, người ký vào vị trí kế toán trưởng là Phạm Văn Lương.
Video đang HOT
Phiếu xuất kho và phiếu thu số tiền anh Trọng nộp cho cửa hàng để lấy rượu
Anh Trọng có hỏi người đàn ông trên là ai trả tiền ship thì được phản hồi là người nhận hàng trả tiền ship. Không nghi ngờ gì, anh Trọng cầm theo hàng và phiếu xuất kho mang đi giao cho khách ở 32 Lĩnh Nam.
Trên đường đi đến phố Vọng thì anh Trọng lại nhận được điện thoại từ số 0904257365, người phụ nữ này nói rằng: “Em quay lại lấy cho chị 3 chai rượu nữa để giao cho khách với tổng số tiền là 3.150.000 đồng, khách sẽ trả thêm 100.000 tiền ship nữa với tổng 2 đơn hàng là 200.000 đồng tiền ship”.
Thấy vậy, anh Trọng liền quay lại cửa hàng để nhận thêm 3 chai rượu và gửi người đàn ông ở trên thêm 3.150.000 đồng để mang 3 chai rượu đi giao cho khách.
Đến 32 Lĩnh Nam, anh Trọng gọi cho số điện thoại người nhận ghi trên phiếu xuất kho là 0914761680 đến 5 cuộc, có chuông nhưng không ai nghe máy. Sau đó, thì số điện thoại này tắt máy. Thấy có điều bất thường, anh Trọng gọi lại cho số điện thoại người đặt ship ban đầu là 0904257365 nhưng cũng không nghe máy, một lúc sau thì số điện thoại này tắt máy.
Sau đó, anh Trọng đã mang hàng về chỗ ứng tiền lấy hàng để trả lại là Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại THT Hà Thành có địa chỉ ở số 4 lô 11A, Trung Yên 3, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Cửa hàng cũng bị lừa?
Quay lại cửa hàng, anh Trọng gặp hai người đàn ông đóng hàng và giao hàng, anh nói: “Khách không nghe máy và tắt nguồn điện thoại. Anh muốn trả lại hàng để lấy tiền về”. Tuy nhiên, một người đàn ông trong 2 người này nói họ không gọi ship, người gọi ship là bên kia và họ không chịu trách nhiệm về hàng hóa.
“Họ chia sẻ với tôi rằng, số tiền thực tế của 6 chai rượu là 1.080.000 đồng, số tiền 3 chai là 900.000 đồng. Còn số tiền viết trên phiếu xuất kho có giá cao là họ viết chênh giá theo yêu cầu của khách đặt”, anh Trọng nói.
Nơi xảy ra sự việc
Thấy sự việc quá bất bình từ phía cửa hàng, anh Trọng đã ra Công an phường Trung Hòa trình báo sự việc. Một cán bộ công an phường đã tiếp nhận đơn trình báo của anh và giữ của anh 2 phiếu xuất kho 9 chai rượu anh đã ứng tiền trả cho khách tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại THT Hà Thành.
“Ngay tại trụ sở công an phường, đại diện Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại THT Hà Thành đã gửi cho tôi xem 2 lần chuyển khoản cho người có tên là Dao Hai Quynh, số tài khoản: 006704060194319, ngân hàng TMCP quốc tế VIB.
Anh Phạm Văn Lương nói với tôi là số tiền viết chênh giá họ đã chuyển khoản cho người đặt hàng nên giờ tôi phải tự chịu khoản đó còn số hàng trên, họ sẽ nhận lại giúp tôi với đúng giá bán hàng là 1.980.000 đồng cho 9 chai rượu và hỗ trợ tôi 500.000 đồng.
Do quá khó khăn nên tôi đã để họ lấy lại rượu và tôi nhận lại 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên, tôi là ship và tôi đến công ty anh Lương để ứng tiền giao cho khách chứ tôi không phải là người mua hàng nên việc Công ty THT Hà Thành tự ý chuyển tiền chênh cho khách rồi bắt tôi chịu là không đúng. Chưa nói, số tiền họ nói hỗ trợ tôi thực chất là tiền của tôi bởi vì tôi ứng 6.570.000 đồng trừ đi 4.140.000 đồng họ tự ý chuyển cho khách sẽ ra số còn lại”, anh Trọng thông tin.
Số tiền chênh lệch phía cửa hàng giải thích với anh Trọng
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV, Trung tá Nguyễn Xuân Vượng, Trưởng Công an phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, đơn vị đã tiếp nhận được thông tin trình báo của anh Trọng như phản ánh.
Hiện, đơn vị đã cử cán bộ điều tra làm rõ.
Shipper tại TP.HCM vẫn phải xét nghiệm 3 ngày/lần
Lực lượng người giao hàng (shipper) sẽ tiếp tục thực hiện test nhanh kháng nguyên theo mẫu gộp với tần suất 1-3 ngày/lần tùy theo đặc điểm dịch tễ khu vực.
Tần suất xét nghiệm với shipper không thay đổi so với trước ngày 1-10.
Shipper hoạt động tại TP.HCM vẫn duy trì xét nghiệm 3 ngày/lần, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính trung thực của kết quả xét nghiệm. Trong ảnh: shipper giao hàng cho khách - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ngày 7-10, các ứng dụng công nghệ Grab, Gojek thông báo đến lực lượng shipper về hướng dẫn xét nghiệm định kỳ của Sở Y tế đối với lực lượng shipper. Theo đó, shipper vẫn duy trì tần suất xét nghiệm 1-3 ngày/lần.
Dựa trên quy định mới này, shipper tại TPHCM sẽ vẫn phải xét nghiệm nhanh COVID-19 với tần suất không thay đổi so với trước ngày 1-10.
Ngoài kết quả xét nghiệm âm tính, các đối tác tài xế vẫn phải đảm bảo các yêu cầu bắt buộc như tiêm ít nhất mũi 1 vắc xin COVID-19, trang bị đầy đủ bộ nhận diện shipper, nằm trong danh sách đã được đăng ký với Sở Công thương TP.HCM.
Hiện Gojek tiếp tục hỗ trợ miễn phí hoàn toàn hoạt động xét nghiệm cho shipper của hãng trong giai đoạn này để giảm bớt gánh nặng chi phí cho các đối tác tài xế.
Còn Grab sẽ hỗ trợ bộ xét nghiệm nhưng tài xế phải đáp ứng các tiêu chí như đạt 30 cuốc xe/tuần sẽ nhận 1 bộ xét nghiệm, đạt 60 cuốc/xe tuần tài xế nhận 2 bộ xét nghiệm.
Dù vậy, đại diện Gojek cho rằng yêu cầu xét nghiệm nhanh với tần suất liên tục với các shipper có thể không còn phù hợp với thực tiễn khi TP.HCM đã được nới lỏng, người dân có thể ra đường mà không cần kết quả xét nghiệm hoặc các loại giấy đi đường.
Việc duy trì xét nghiệm shipper vì thế làm hạn chế hiệu quả của chuỗi cung ứng thành phố và có thể gây lãng phí xã hội bởi tất cả các tài xế được phép hoạt động đều đã tiêm ít nhất 1-2 mũi vắc xin.
Quy định yêu cầu xét nghiệm nhanh này cũng tạo áp lực cao về chi phí cho các shipper hoặc các doanh nghiệp có shipper quy mô lớn đang trang trải chi phí xét nghiệm cho các đối tác tài xế.
"Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng cân nhắc giãn tần suất xét nghiệm nhanh COVID-19 dựa trên cơ sở thực tiễn, các yếu tố dịch tễ và độ phủ của vắc xin", đại diện Gojek đề xuất.
Trước đó, Sở Công thương TP.HCM đề nghị doanh nghiệp shipper phải báo cáo kết quả hoạt động hằng ngày gửi về cơ quan này. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa thực hiện báo cáo hoặc báo cáo chưa đầy đủ và kịp thời.
Sở Công thương TP.HCM đề nghị các ứng dụng báo cáo trước 10h hàng ngày đối với kết quả hoạt động của ngày hôm trước. Nếu không báo cáo 2 ngày liên tục sẽ ngừng hiển thị thông tin shipper, đồng thời chuyển thông tin đến Công an TP để kiểm tra, xử lý hoạt động của các shipper khi lưu thông trên đường.
Những người ngóng đợi xe ôm ở TP.HCM Nhận được thông báo đã có thể đi làm nhưng Bảo Ngọc đành tiếp tục xin nghỉ không lương, do không thể tự lái xe máy. Cô đợi xe ôm hoạt động lại. "Đi đâu tôi cũng gọi xe ôm, đã 8 năm nay rồi. Bỗng dưng xe ôm không hoạt động, quay trở lại bình thường mới, cuộc sống tôi có phần...