Hà Nội sắp thêm 14 điểm Wi-Fi công cộng miễn phí
14 điểm truy cập Wi-Fi công cộng sẽ được triển khai trong năm 2020, tập trung ở các du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
Việc lắp đặt các điểm Wi-Fi công cộng lần này sẽ do VNPT Hà Nội thực hiện, triển khai trong năm 2020. Trong đó, bốn địa điểm – Di tích nhà số 48 Hàng Ngang, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Làng lụa Vạn Phúc – sẽ được đưa vào hoạt động trước ngày 10/10 – thời điểm kỷ niệm 1010 năm Thăng Long.
Nhiều khu vực tại Hà Nội sẽ được triển khai Wi-Fi công cộng miễn phí.
Wi-Fi công cộng của Hà Nội được cung cấp miễn phí. Khi kết nối, người dùng có thể truy cập Internet tốc độ cao không hạn chế dung lượng và số lần đăng nhập. Theo đơn vị thực hiện, hệ thống mạng này phù hợp với mọi thiết bị đầu cuối có tính năng truy cập Internet. Người dân và khách du lịch có thể sử dụng Wi-Fi này để đọc báo, tra cứu thông tin, xem phim, nghe nhạc và thực hiện dịch vụ công. Hệ thống sử dụng đường truyền tốc độ cao, đồng thời không giới hạn số người truy cập.
Theo Sở TT&TT, việc lắp đặt 14 điểm Wi-Fi công cộng miễn phí nằm trong kế hoạch của thành phố nhằm phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020, đồng thời hỗ trợ xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh.
Từ năm 2017, Wi-Fi công cộng đã được triển khai tại nhiều địa điểm ở TP Hà Nội và nhận được nhiều đánh giá tốt. Tại Phố Sách Hà Nội, thử nghiệm sáng ngày 14/9, tốc độ Internet qua Wi-Fi công cộng đạt khoảng 80 Mb/giây, việc kết nối diễn ra đơn giản.
Theo một chuyên gia về lĩnh vực đô thị thông minh, Wi-Fi công cộng là một trong những trang bị nên có để xây dựng đô thị trong thời đại mới. Tuy nhiên, các đơn vị triển khai cần cân bằng giữa sự tiện lợi khi truy cập và yếu tố an toàn thông tin của hệ thống, nếu cho phép truy cập thoải mái có thể tiềm ẩn nguy cơ về các cuộc tấn công ẩn danh.
Ở phía người dùng, chuyên gia khuyên người dùng nên cài phần mềm bảo mật cho thiết bị, hạn chế các thao tác “nhạy cảm” như giao dịch tài chính, gửi email quan trọng, hay đăng nhập tài khoản mạng xã hội, qua mạng các Wi-Fi công cộng.
Video đang HOT
Ngoài Hà Nội, nhiều địa phương khác, như Đà Lạt (Lâm Đồng), Phú Quốc (Kiên Giang), Hạ Long (Quảng Ninh), cũng có kế hoạch triển khai hệ thống Wi-Fi công cộng miễn phí.
Nhiều người tải nhầm ứng dụng Bluezone trên điện thoại
Một ứng dụng có tên 'Bluzone' đã bất ngờ lọt top bảng xếp hạng miễn phí của App Store, cho thấy nhiều người Việt đang nhầm lẫn giữa 2 ứng dụng này.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang diễn biến khó lường với các ca nhiễm mới trong cộng đồng và chưa tìm ra nguồn lây bệnh.
Bên cạnh việc đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và hạn chế tới nơi đông người, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân tải và cài đặt ứng dụng Bluezone giúp cảnh báo nguy cơ tiếp xúc người nhiễm COVID-19.
Ứng dụng Bluezone giúp cảnh báo nguy cơ tiếp xúc người nhiễm COVID-19.
Ngay sau khi phát hiện những ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng tại Đà Nẵng, số lượt tải về và cài đặt Bluezone đã tăng vọt, lọt top 1 ứng dụng phổ biến nhất tại Việt Nam trên cả 2 nền tảng Android và iOS.
Tuy nhiên, một ứng dụng có tên 'Bluzone' với cách viết và cách đọc tên gần giống với Bluezone đã bất ngờ lọt top tải nhiều, thậm chí lọt top 3 ứng dụng phổ biến tại Việt Nam, ngay sau ứng dụng Bluezone trên App Store. Điều này cho thấy nhiều người Việt đang nhầm lẫn giữa 2 ứng dụng 'Bluezone' và 'Bluzone'.
Nhiều người Việt đang nhầm lẫn giữa 2 ứng dụng 'Bluezone' và 'Bluzone' khi tải ứng dụng về trên điện thoại.
Theo tìm hiểu, 'Bluzone' đây là ứng dụng cung cấp khả năng cấu hình và giám sát từ xa, không liên quan gì tới việc truy vết người nhiễm COVID-19.
Ngoài 'Bluzone', nhiều ứng dụng có tên gần giống, như Bluezone Pool, Blued... cũng bị nhầm với ứng dụng truy vết COVID-19 Bluezone do các công ty công nghệ Việt Nam phát triển.
Tất nhiên, những ứng dụng này không hề có tính năng truy vết nhanh những người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19, đồng thời cũng không có cảnh báo nếu người dùng tiếp xúc gần với người nhiễm dịch.
Trong ảnh là ứng dụng Bluezone - Khẩu trang điện tử mà Bộ Y tế khuyến cáo người dân tải về và cài đặt.
Để tự bảo vệ bản thân và cộng đồng, người dùng cần tải về chính xác ứng dụng Bluezone - Khẩu trang điện tử mà Bộ Y tế khuyến cáo người dân tải về và cài đặt.
Ứng dụng Bluezone giúp cảnh báo nguy cơ tiếp xúc người nhiễm COVID-19
Bluezone là ứng dụng cảnh báo nếu bạn đã tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19, ứng dụng sử dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp, viết tắt là BLE (Bluetooth low energy) sẽ không tốn nhiều pin trên điện thoại.
Bluezone là ứng dụng cảnh báo nếu bạn đã tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 nhờ sử dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp.
Các smartphone được cài đặt Bluezone có thể nhận diện với nhau qua Bluetooth ở khoảng cách 2 mét, ghi nhận sự tiếp xúc gần, tiếp xúc vào lúc nào và trong bao lâu.
Khi phát hiện các trường hợp bệnh COVID-19 (F0), cơ quan Y tế có thẩm quyền nhập dữ liệu F0 vào hệ thống. Từ đây, tất cả những thiết bị đã cài đặt Bluezone sẽ đồng thời nhận được thông tin và so sánh lịch sử tiếp xúc với dữ liệu F0 mới nhận.
Cơ chế hoạt động của Bluezone để tìm xác định người nghi nhiễm COVID-19.
Nếu dữ liệu F0 khớp với lịch sử tiếp xúc, ứng dụng sẽ lập tức cảnh báo tới người dùng có nguy cơ lây nhiễm COVID-19, đồng thời hướng dẫn người dùng liên hệ với cơ quan Y tế có thẩm quyền để nhận trợ giúp.
Nói dễ hiểu, khi có 1 ca nhiễm bệnh được phát hiện, bạn chỉ cần vào Bluezone là bạn có thể biết ngay là mình đã từng tiếp xúc với người này hay chưa.
Mỗi người dân được khuyến cáo cài đặt ứng dụng Bluezone trên smartphone nhằm bảo vệ mình và cộng đồng, góp phần ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh COVID-19.
Nhóm nhà phát triển ứng dụng gồm: Memozone, VNPT, MobiFone và BKAV, cho biết nguyên tắc của Bluezone là bảo mật, ẩn danh và minh bạch, chỉ lưu dữ liệu trên điện thoại của người dùng, không chuyển lên hệ thống cũng như không thu thập vị trí của người dùng.
Mọi người tham gia cộng đồng Bluezone đều ẩn danh với những người khác. Chỉ cơ quan y tế có thẩm quyền mới biết những người nhiễm và người nghi nhiễm do tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19.
Cha đẻ "phần mềm quốc dân Việt Nam" Unikey hiện tại ra sao? Có một phần mềm "Made in Vietnam" mà hàng chục năm nay hầu hết máy tính nào cũng phải cài, đó là Unikey. Đây là điều hiếm có phần mềm Việt nào khác làm được. Ra đời năm 1994, Unikey đã có 26 năm tồn tại, phát triển nhưng vẫn giữ nguyên tính ổn định và hiệu quả. Đây là sản phẩm của...