Hà Nội: Rác “bủa vây” con đường dân sinh
Gần 2 tháng nay, những đống rác khổng lồ nằm “đề huề” trên con đường dân sinh thuộc thôn Bầu, xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội). Việc ứa đọng “ núi rác” đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mùi hôi thối bao trùm bầu không khí của cả thôn và cản trở người dân tham gia giao thông trên con đường này.
Núi rác giữa đường
Theo phản ánh của người dân địa phương, đã gần 2 tháng nay, hàng chục tấn rác nằm chất đống tại đây, đây chính là thủ phạm làm tê liệt tham gia giao thông của người dân trên con đường này. Nguy hại hơn, núi rác nằm cạnh trường mầm non của xã, bốc mùi độc hại khiến các trẻ nhỏ từng ngày đối mặt với nguy cơ bệnh tật.
Ngổn ngang rác trên con đường liên thôn tại xã Kim Chung.
Loay hoay vác xe đạp tắt qua cánh đồng, ông Nguyễn Quốc Hùng (63 tuổi), đội 4, thôn Bầu bức xúc: “Thối lắm. Bây giờ đường đi lại cũng không đi được nữa, là con đường huyết mạch của người dân trong thôn muốn đi qua chỉ có cách duy nhất là vác xe tắt qua đồng thì còn gì khổ hơn”.
Chỉ tay xuống dòng kênh đen kịt, bị chặn bởi rác, chị Lê Thu Hà, sống ngay cạnh bãi tập kết rác, cho hay: “Gia đình tôi sống ở đây đã gần chục năm rồi mà chưa bao giờ gặp tình cảnh thế này. Đường vào thì bị bịt kín vì rác, lúc nào cũng phải ngửi mùi hôi thối bốc lên từ cái con đường rác này. Con nhỏ trong nhà phải thường xuyên cho cháu đi “lánh” ở nhà người thân. Tôi ở đây hàng ngày, mà 2 tháng nay chỉ thấy duy nhất có một hôm là có xe vào vận chuyển rác đi. Nếu cứ tình trạng này, chắc Tết năm nay chúng tôi phải khăn gói sang nhà bố mẹ ăn Tết mất”.
Video đang HOT
Rác thải làm giao thông tắc nghẽn
Đây cũng là cung đường duy nhất để ra nghĩa trang xã Kim Chung, nhiều người còn lo ngại không biết cuối năm, muốn đi tảo mộ người thân thì làm cách nào…
Được biết, rác thải của xã Kim Chung trước đây do Công ty TNHH xử lý môi trường Bắc Thăng Long – Vân Trì thu gom và vận chuyển và chưa bao giờ có chuyện ùn tắc, tập kết rác nhưng từ ngày 20/11/2011, UBND huyện quyết định “đổi gió” giao cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Rau sạch Sông Hồng (từ ngày 20/11 – 31/12/2011) làm nhiệm vụ thu gom và chuyển rác lên bãi rác Nam Sơn thì rác ứ đọng theo ngày chất thành núi.
Ông Lê Văn Thủy, Giám đốc Công ty TNHH xử lý môi trường Bắc Thăng Long – Vân Trì cho biết: “Trước đây, chúng tôi vẫn chịu trách nhiệm cả 2 khâu thu gom và vận chuyển rác tại xã, luôn đảm bảo lượng rác thải được lưu thông tốt, chưa để xảy ra tình trạng ứ đọng kéo dài như hiện nay. Nhưng gần 2 tháng qua, từ ngày huyện quyết định giao lại khâu vận chuyển rác lên bãi Nam Sơn cho công ty khác thì dẫn tới tình trạng trên”.
Theo ông Thủy, “nếu chúng tôi được giao nhiệm vụ, sẽ không có chuyện ùn tắc rác như thế này”
Cần xử lí dứt điểm
Kim Chung là xã có diện tích rộng và dân số xếp hàng “khủng”, tính cả công nhân tại Khu công nghiệp thì xã có khoảng 40.000 nhân khẩu, đồng nghĩa với việc mỗi ngày có khoảng 20.000 tấn rác xả ra.
Những nỗ lực cứu môi trường của công nhân Cty TNHH xử lí môi trường Bắc Thăng Long – Vân Trì
Nguyên nhân của việc ứa đọng rác, theo ông Lê Thanh Uyên, Phó chủ tịch UBND xã Kim Chung: Trước đây, công tác thu gom và vận chuyển rác của xã do Công ty TNHH xử lí môi trường Bắc Thăng Long – Vân Trì đảm nhiệm và làm khá tốt công tác vệ sinh môi trường, nhưng từ ngày 20/11 – 31/12/2011 huyện Đông Anh cắt 12 xã trong đó có Kim Chung giao cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Rau sạch Sông Hồng làm nhiệm vụ vận chuyển. Nhưng 12 ngày kể từ ngày 20/11/2011, Công ty này không vận chuyển rác thải tại địa bàn xã Kim Chung. Mãi đến ngày 03/12/2011, Công ty mới bắt đầu vận chuyển với số lượng 1 chuyến/ngày và mỗi lần chỉ vận chuyển rất ít xe gom, dẫn đến tồn đọng rất nhiều rác thải tại bãi tập kết, đỉnh điểm là ngày 31/12/2011, lượng rác thải đùn đến sát vách UBND của xã gây ra ô nhiễm môi trường và nguy có phát sinh dịch bệnh.
Trong khi rác cũ chưa được xử lí thì “hàng” mới đã ùn ùn về
Do Công ty Sông Hồng không đủ năng lực nên huyện Đông Anh lại giao tiếp cho một Công ty khác là Công ty CP Xây dựng Công nghiệp và Thương mại Thành Quang làm nhiệm vụ từ 1/1/2012. Hơn 10 ngày qua, tuy lượng rác đã được Công ty ngày đêm vận chuyện tương đối nhưng vẫn còn khá ngổn ngang. Được biết, huyện cũng đã đăng kí tăng cường 6 xe để đảm bảo lưu thông rác trong vài ngày tới.
Ông Nguyễn Thành Long, Giám đốc Công ty MTĐT Thành Quang (thuộc Cty CP XDCN và TM Thành Quang) cho biết: Trước khi Công ty chúng tôi nhận hợp đồng, lượng rác đùn khá lớn, mặc dù đã huy động ngoài xe chuyên dụng, thuê máy xúc, tăng cường xe, tăng ca cả ngày và đêm nhưng vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm bãi rác trên. Dự kiến, khoảng 2 ngày nữa, chúng tôi sẽ cố gắng xử lí xong.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Theo Lao Động
Hơn 2.000 người thương vong vì tai nạn đường sắt
Sau 5 năm triển khai Quy chế phối hợp 2758 giữa Tổng cục Cảnh sát và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt dù tai nạn giao thông đường sắt đã được cải thiện đáng kể, nhưng trong 5 năm qua, vẫn xảy ra hơn 2.000 vụ tai nạn, làm chết 950 người, 1.277 người bị thương.
Nhiều đường ngang dân sinh luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn đối với ngành đường sắt. (Ảnh: PV/Vietnam )
Con số này được đưa ra trong lễ Tổng kết hoạt động 5 năm triển khai quy chế 2758 đã được tổ chức tại Hà Nội vào hôm nay (28/6).
Theo số liệu thống kê của lực lượng liên ngành, địa phương xảy ra tai nạn nhiều nhất là Hà Nội với 288 vụ, tiếp đó là Đồng Nai 151 vụ, Nghệ An 140 vụ. Địa phương xảy ra ít nhất là Thái Nguyên và Yên Bái với 10 vụ.
Phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn cho thấy 85% tai nạn xảy ra tại đường ngang, trong đó đường ngang dân sinh chiếm 74% nguyên nhân xảy ra tai nạn.
Ngoài nguyên nhân chủ quan do người điều khiển phương tiện đi qua điểm giao cắt không chú ý quan sát tàu, cá biệt có những trường hợp cố tình vượt đèn đỏ, thì vẫn còn những nguyên nhân do cơ sở hạ tầng yếu, hạn chế tầm nhìn, độ dốc, khoảng cách, báo hiệu... chưa phù hợp, nhất là số đường ngang bất hợp pháp còn quá nhiều.
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, các lực lượng đã phối hợp kiểm tra trên 2.600 km đường sắt chính tuyến, 400 km đường ga, các hầm đường sắt và các tuyến đường ngang.
Qua kiểm tra đã kiến nghị thiết lập 193 đường ngang mới, nâng cấp 157 đường ngang hợp pháp, bổ sung 913 biển báo các loại, xóa bỏ 324 đường dân sinh, sửa chữa 62 cầu, 4 hầm đường sắt...
Công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm cũng được phối hợp tốt.
Cụ thể, trong 5 năm qua, các lực lượng đã phối hợp truy xét 303 vụ vi phạm, bắt 482 đối tượng, hoàn trả nhiều vật tư, thiết bị đường sắt. Tuy nhiên, tình hình trộm cắp vật tư, thiết bị ngành đường sắt vẫn chưa được ngăn chặn, đe dọa đến an toàn chạy tàu.
Kiểm tra các đoàn tàu khách, lực lượng Cảnh sát giao thông đường sắt đã phát hiện 83 vụ vận chuyển hàng lậu và gian lận thương mại, thu giữ gần 300.000 bao thuốc lá ngoại, 578 chai rượu ngoại, 5.500 đồng hồ đeo tay và nhiều hàng hóa khác giao cơ quan chức năng xử lý.
Để tiếp tục tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng, đại diện lãnh đạo Tổng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Tổng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội và Đường sắt Việt Nam đã cùng ký kết quy chế phối hợp mới với những công tác trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đối với người dân, tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm.
Đồng thời, lực lượng liên ngành công an-đường sắt sẽ tiến hành khảo sát thực trạng hạ tầng giao thông để tiến hành duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, đảm bảo an toàn tàu chay, trước mắt tập trung vào các tuyến đường ngang./.
Theo TTXVN
Lại tai nạn tàu hỏa chết người ở Đồng Nai Vào lúc 7 giờ 10 phút, ngày 10-6, trên tuyến đường sắt Bắc - Nam tại Km 1690 00 (thuộc địa bàn khu phố 8, phường Long Bình, TP Biên Hòa) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa tàu hỏa và xe máy làm một người chết tại chỗ. Hiện trường xảy ra vụ tai nạn Vào thời...