Hà Nội quy hoạch siêu trung tâm tài chính 108 tầng
Quy hoạch Nhật Tân – Nội Bài sẽ hình thành một siêu tổ hợp tài chính thương mại làm điểm nhấn là tòa nhà cao nhất Việt Nam với 108 tầng.
Quy hoạch siêu tổ hợp trung tâm tài chính thương mại với điểm nhấn là tòa tháp cao 108 tầng.
Chiều 23/6, UBND huyện Đông Anh sẽ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài, tỷ lệ 1/500, đoạn 1, đoạn 2 và đoạn 3 (đường Võ Nguyên Giáp) thuộc địa bàn huyện Đông Anh và Sóc Sơn.
Về không gian kiến trúc, quy hoạch yêu cầu, chiều cao công trình thấp dần về phía sân bay Nội Bài và cao nhất là khu vực tháp tài chính thương mại Phương Trạch. Cụ thể, đoạn 1 gồm các công trình có chiều cao tối đa khoảng 7 tầng; đoạn 2, các công trình có chiều cao tối đa khoảng 20 tầng; đoạn 3, các công trình có chiều cao tối đa lên tới 108 tầng.
Đặc biệt, quy hoạch nêu yêu cầu phát triển tổ hợp công trình trung tâm tài chính thương mại Phương Trạch làm điểm nhấn chủ đạo cho khu vực Bắc sông Hồng. Các công trình cao tầng dọc tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài và quốc lộ 5 kéo dài sẽ tạo bộ mặt đô thị hoàn chỉnh, hiện đại và đồng bộ, hài hòa gắn kết tương quan với các không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh…
Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài xác định tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp) là trục động lực phát triển kinh tế quan trọng của khu vực, nhằm liên kết phát triển tổ hợp hệ thống các trung tâm tài chính ngân hàng, trung tâm thương mại, khách sạn, bệnh viện cao cấp, công trình văn hóa, khu nhà ở chất lượng cao.
Đây là một trong những không gian trọng yếu nối kết khu trung tâm Thủ đô với không gian cửa ngõ hàng không của quốc gia – nơi tạo lập các trung tâm dịch vụ công cộng của Thủ đô gắn kết với các không gian mở của khu vực phía Bắc và cảnh quan tự nhiên hệ thống không gian xanh mặt nước, sông Hồng, sông Thiếp – đầm Vân Trì, đầm Xuân Du, sông Cà Lồ.
Video đang HOT
Trước đó, từ tháng 3/2015, tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với TP Hà Nội về phát triển kinh tế – xã hội 2015 và quy hoạch, cơ chế đầu tư trục Nhật Tân – Nội Bài, Chủ tịch UBND TP Hà Nội thời điểm đó là ông Nguyễn Thế Thảo đã cho biết Đồ án quy hoạch trục Nhật Tân – Nội Bài tái hiện hình ảnh truyền thống Thăng Long – Hà Nội, với ý tưởng chính là Rồng đuổi ngọc, xương sống chính là tuyến đường cao tốc kết nối từ Sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm TP, đầu Rồng quay về sông Hồng – Hồ Tây.
Hiện nay tòa nhà cao nhất Hà Nội là Keangnam Hanoi Landmark Tower với 72 tầng, cao 336 m, tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Khu phức hợp khách sạn-văn phòng-căn hộ-trung tâm thương mại này cũng là tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay. Như vậy, nếu “siêu” trung tâm tài chính trên được xây dựng xong với 108 tầng sẽ trở thành tòa nhà cao nhất Hà Nội và cũng là tòa nhà cao nhất Việt Nam.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bạc mặt với sổ hồng!
Một loạt sự vụ gần đây khiến những người dân sống tại chung cư chưa cầm trên tay giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, còn gọi là sổ hồng, như đang ngồi trên đống lửa.
Ảnh chỉ mang tính minh họa (Nguồn: Internet)
Gây lùm xùm nhất là vụ việc tại Chung cư The Harmona do Tamexim làm chủ đầu tư khi hàng trăm hộ dân đã sinh sống ổn định tại đây hơn 3 năm qua có nguy cơ bị "đẩy ra đường", bởi chủ đầu tư đã "cắm" sổ hồng vào ngân hàng. Dù ngày 16/6, chủ đầu tư đã hoàn tất khoản nợ cho ngân hàng, nhưng cư dân cũng được một phen hoảng hồn.
Tiếp theo đó là vụ Chung cư Bảy Hiền Tower bị cắt điện nước khi đã bàn giao căn hộ, mà lỗi cũng do chủ dự án và quan trọng hơn, khả năng được cấp sổ hồng của người dân cũng rất khó khi dự án làm sai thiết kế...
Những sự vụ này đã bị quy là thủ phạm gây ra sự trầm lắng của thị trường bất động sản TP. HCM trong quý II này.
Tại Hà Nội, dù không ồn ào, nhưng những vụ chủ đầu tư vi phạm quy hoạch, làm sai giấy phép xây dựng, chậm trễ hoàn thiện hồ sơ cấp sổ hồng cho dân cũng nhiều chẳng kém.
Tuần qua, thị trường địa ốc Hà Nội xôn xao với thông tin chủ đầu tư Dự án Golden West tại số 2 Lê Văn Thiêm bị phạt 90 triệu đồng vì xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt... Quan trọng hơn, khoảng 600 khách hàng dự án này đứng trước nguy cơ bị "hoãn" cấp sổ hồng vô thời hạn vì những sai phạm không phải do mình gây ra.
Trước những "con sâu làm rầu nồi canh" này, một chuyên gia bất động sản như ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cũng chỉ có thể khuyến cáo người mua nhà rằng, cần phải biết "chọn mặt gửi vàng", tìm dự án tốt, pháp lý đầy đủ.
Nhưng điều quan trọng hơn, phải tìm ra những chế tài, giải pháp ngăn chặn từ gốc câu chuyện này, chứ không phải cứ mãi... xử lý chuyện đã rồi!
Mới đây, UBND TP. Hà Nội cũng vừa thành lập đoàn thanh tra để thanh tra 33 dự án nhà ở có sai phạm đang gây khó khăn trong việc cấp sổ hồng cho cư dân. Đây thực ra cũng là chuyện đến hẹn lại lên, năm nào Hà Nội cũng làm và quan trọng hơn, thường là phải chấp nhận "hợp thức hóa" những sai phạm của chủ đầu tư để đảm bảo quyền lợi cho khách mua nhà.
Một vị đại diện của Phòng Đăng ký thống kê đất đai thuộc Sở Tài Nguyên - Môi trường Hà Nội mới đây tiết lộ rằng, trên địa bàn Hà Nội, có khoảng 300 dự án có vướng mắc (sai phạm) đã cơ bản được tháo gỡ xong.
Con số 300 dự án sai phạm, tương đương hàng vạn căn hộ khách hàng mua nhà nghiêm túc thực hiện hợp đồng, nhưng lại không nhận được cái sổ hồng sau nhiều năm mua nhà khiến nhiều người kinh hãi. Ấy vậy mà theo vị đại diện này, trên địa bàn vẫn còn khoảng 33 dự án còn vướng mắc và còn khoảng 50.000 trường hợp chưa cấp được sổ hồng.
Một trong những nguyên nhân khiến sai phạm xảy ra nhiều là bởi mức phạt nhẹ hều.
Câu chuyện tại Dự án Hồ Gươm Plaza, quận Hà Đông là một ví dụ. Dự án này mới đây bị cơ quan chức năng xử phạt tới 3 tỷ đồng về việc xây thêm căn hộ sai phép. Thế nhưng, số tiền phạt này như cái móng tay, quá nhỏ nếu so với số tiền nhiều chục tỷ đồng doanh nghiệp thu được từ việc bán các căn hộ xây thêm.
Tại Dự án Sakura trên đường Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, chủ đầu tư còn biến cả tầng kỹ thuật thành nhiều căn hộ để bán, khiến toàn bộ khách hàng sau gần chục năm nhận bàn giao nhà không làm được sổ hồng.
Một trường hợp khác thuộc dự án căn hộ cao cấp của một chủ đầu tư ở quận Đống Đa (Hà Nội) mới đây cũng tương tự. Dự án khi sắp hoàn thiện thì bị phanh phui xây thêm gần chục căn hộ bán cho khách hàng và bị thanh tra xây dựng tiến hành thanh tra.
Có thể doanh nghiệp này sẽ bị phạt hành chính hàng trăm triệu đồng, nhưng số tiền thu được từ việc bán căn hộ còn lớn hơn hàng trăm lần số tiền bị cơ quan chức năng xử phạt.
Dĩ nhiên, chỉ người mua nhà tại các dự án này là phải chịu thiệt. Bởi muốn có sổ hồng, họ sẽ lại phải chờ nhiều năm sau, sau khi các sai phạm của chủ đầu tư được cho phép hợp thức hóa.
Để hạn chế rủi ro khi chủ đầu tư "cắm" sổ ở ngân hàng, TP. HCM có sáng kiến sẽ thông tin công khai những dự án thuộc diện này tại Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố, nhưng còn những rủi ro khi chủ đầu tư cố tình xây sai phép, vượt phép thì vẫn chưa có cách nào hạn chế và hàng vạn khách hàng vẫn tiếp tục "bạc mặt" ngóng cái sổ hồng...
Theo NGUYÊN MINH (Báo Đầu Tư)
Căn hộ view nghĩa trang: Kinh nghiệm đau thương khi chọn nhà Chọn được căn đẹp, hướng ưng ý nhưng anh Khải đã bỏ qua một vấn đề rất quan trọng là quy hoạch trước tòa nhà. Tới khi, một chung cư bên cạnh xây lên, nhà anh bỗng dưng phải hàng ngày ngắm view hàng xóm. View "mông" hàng xóm Có một thực tế, người mua căn hộ có tâm lý chọn tầng, chọn...