Hà Nội quy định những đối tượng, địa điểm bắt buộc đeo khẩu trang phòng Covid-19
Để tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, Hà Nội yêu cầu một số đối tượng bắt buộc đeo khẩu trang tại những địa điểm có không gian kín như: rạp hát, rạp chiếu phim, vũ trường, nhà hàng… hoặc các địa điểm có không gian mở như sân vận động, công viên, đường phố, bến xe…
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (thuộc UBND TP.Hà Nội) vừa có Công văn số 1403 về việc tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Việc sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng là một biện pháp dự phòng cá nhân góp phần làm giảm sự lây lan dịch Covid-19. Anhr DẠ THẢO
Văn bản đề nghị các sở, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19, nhất là trong dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày Giải phóng miền Nam (30.4) và ngày Quốc tế Lao động (1.5); chú trọng tuyên truyền chính xác tình hình dịch bệnh đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn.
Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện thông điệp 2K “khẩu trang, khử khuẩn”; lợi ích, hiệu quả của việc tiêm vắc xin Covid-19 và các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền quy định thực hiện đeo khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi công cộng theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 6.9.2022 của Bộ Y tế. Nơi công cộng được hiểu là nơi phục vụ chung cho nhiều người tại những địa điểm có không gian kín như: rạp hát, rạp chiếu phim, vũ trường, nhà hàng… hoặc các địa điểm có không gian mở như sân vận động, công viên, đường phố, bến xe…
Theo đó, bắt buộc phải đeo khẩu trang đối với người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19.
Bắt buộc phải đeo khẩu trang đối với hành khách, người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng; nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng (máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, tàu điện, phà, xe khách, xe buýt, taxi…).
Bắt buộc phải đeo khẩu trang đối với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối.
Video đang HOT
Bắt buộc phải đeo khẩu trang đối với nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại nơi có không gian kín, thông khí kém (quán bar, vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, trường quay).
Bắt buộc phải đeo khẩu trang đối với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người (các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; khu du lịch, khu vui chơi, giải trí; sự kiện văn hóa, thể dục, thể thao; lễ cưới, lễ tang, lễ hội, hội chợ).
Bắt buộc phải đeo khẩu trang đối với nhân viên tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch.
Bắt buộc phải đeo khẩu trang đối với tất cả các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực đã được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4 theo hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế.
Tại cơ sở y tế, nơi cách ly y tế, nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế, bắt buộc phải đeo khẩu trang đối với tất cả các đối tượng.
Theo quy định, việc không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác sẽ bị phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng.
Vụ ban quản lý tòa nhà phạt người không đeo khẩu trang: Có dấu hiệu hình sự
Công an Q.Thanh Xuân (Hà Nội) xác định Ban quản lý tòa nhà Sao Mai building phạt người trong tòa nhà 2 triệu đồng vì không đeo khẩu trang là trái pháp luật và có dấu hiệu "chiếm đoạt tài sản".
Sáng 27.4, trao đổi với Thanh Niên, chỉ huy một đội nghiệp vụ Công an Q.Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, đơn vị này đang vào cuộc làm rõ dấu hiệu hình sự trong vụ Ban quản lý tòa nhà Sao Mai building (số 19 Lê Văn Lương, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân) tự ý phạt người trong tòa nhà 2 triệu đồng vì không đeo khẩu trang.
Tòa nhà Sao Mai building. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Theo vị chỉ huy, bước đầu đơn vị này đã xác định được một trường hợp bị phạt 2 triệu đồng và đang tìm thêm các bị hại để phục vụ xác minh.
"Ban quản lý phạt, thu tiền trái phép như vậy có dấu hiệu của tội chiếm đoạt tài sản. Chúng tôi đang xác minh dấu hiệu hình sự này, nếu có sẽ xử lý nghiêm", vị chỉ huy thông tin .
Trước đó, phản ánh tới Thanh Niên, anh V.K.D (31 tuổi, trú Q.Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, ngày 14.3, anh đến một công ty thuê văn phòng tại tầng 8 tòa nhà Sao Mai building thử việc.
Anh D. với tờ phiếu thu xử phạt 2 triệu đồng vì không đeo khẩu trang. ẢnhTRẦN CƯỜNG
Chiều 8.4, anh D. đi thang máy xuống tầng 1 và không đeo khẩu trang. Sự việc bị camera thang máy ghi lại, sau đó ban quản lý tòa nhà đã xử phạt anh 2 triệu đồng về hành vi không đeo khẩu trang.
Ngày 14.4, ban quản lý nhà gọi điện yêu cầu anh D. nộp phạt, anh đã chuyển 2 triệu đồng qua tài khoản ngân hàng nhưng không nhận được biên lai mà chỉ có phiếu thu có đóng dấu của ban quản lý tòa nhà.
Anh D. cho biết, ngoài anh, nhiều nhân viên các công ty thuê tại đây cũng bị phạt.
Anh D. bức xúc, chia sẻ sự việc lên mạng xã hội. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Trao đổi với Thanh Niên, ông Hoàng Tùng, Phó chủ tịch UBND P.Nhân Chính, cho biết sau khi nắm được thông tin, đơn vị này đã làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và đầu tư Sao Mai (chủ đầu tư) và Ban quản lý tòa nhà Sao Mai và xác định việc xử phạt như vậy là hoàn toàn sai và không đúng thẩm quyền.
Nội dung trong biên bản làm việc thể hiện, trong hợp đồng ký kết giữa các công ty thuê văn phòng làm việc với chủ đầu tư có điều khoản cho phép các nội quy, quy định được đưa ra là cấu thành phụ lục của hợp đồng kinh tế giữa các bên.
Phiếu thu anh D. nhận được từ ban quản lý tòa nhà
TRẦN CƯỜNG
Nếu nhân sự các công ty vi phạm các nội quy, quy chế của tòa nhà thì tùy từng mức độ xử lý sẽ bị xử phạt bằng tiền và được tạm thu vào quỹ của Ban quản lý tòa nhà. Sau 6 tháng, nếu đã rút kinh nghiệm và chấp hành nghiêm túc các nội quy thì ban quản lý sẽ hoàn trả lại tiền.
Đối với việc xử phạt anh D., ban quản lý thừa nhận không đúng quy định, đã xin lỗi anh D. và đề nghị hoàn trả số tiền 2 triệu đồng đã thu phạt trước đó nhưng anh D. không nhận.
Ông Hoàng Tùng, Phó chủ tịch UBND P.Nhân Chính, khẳng ban quản lý tòa nhà đã làm thay chức năng của chính quyền
TRẦN CƯỜNG
Ông Hoàng Tùng cho biết, trong nội bộ tòa nhà, người quản lý có thể đặt ra các quy định, nội quy và có hình thức phạt, nhưng phải hài hòa, phù hợp với các quy định pháp luật và được tất cả các bên đồng thuận.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 mới nhất tại TP.HCM ngày 25.4 Tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM đang có xu hướng gia tăng khi xuất hiện nhiều biến thể mới của chủng Omicron. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ 16 giờ ngày 23.4 đến 16 giờ ngày 24.4, TP.HCM ghi nhận 81 ca mắc mới Covid-19, trong đó có 77 ca nhập viện. Có 19 ca...