Hà Nội: Nhiều cửa hàng điện thoại, linh kiện máy tính phớt lờ lệnh cấm
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc không tụ tập đông người, đóng cửa các cơ sở kinh doanh không cần thiết đã có hiệu lực. Thế nhưng, nhiều chủ cơ sở kinh doanh linh phụ kiện máy tính trên địa bàn Hà Nội vẫn phớt lờ lệnh cấm.
Hình ảnh lúc 10h sáng 28/3 tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), chỉ ít giờ sau lệnh “giới nghiêm”. Theo nhân viên trực cửa hàng, cơ sở này sẽ dừng hoạt động cho tới hết 15/4/2020.
Theo ghi nhận của Pv. VietNamNet, điều tương tự cũng diễn ra ở nhiều hệ thống bán lẻ di động lớn tại Hà Nội.
Việc đóng cửa dừng hoạt động là để hưởng ứng chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Chính phủ về việc hạn chế tụ tập đông người, đóng cửa các cơ sở kinh doanh không cần thiết để phòng, chống sự lây lan của dịch Covid-19.
Một cửa hàng di động lớn trên phố Bạch Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Cơ sở kinh doanh này đã dừng hoạt động dù tối hôm trước vẫn còn mở bán. Một băng rôn lớn mới được treo lên cho biết siêu thị sẽ tạm ngưng phục vụ để phối hợp phòng chống dịch.
Video đang HOT
Trên cửa kính của cửa hàng này vẫn còn nguyên dòng thông báo về việc hỗ trợ bán hàng nhanh và yêu cầu đeo khẩu trang.
Tại Xã Đàn – con phố di động mới của Hà Nội, hầu hết các cửa hàng di động và linh phụ kiện điện thoại đều đã đóng cửa nghỉ bán.
Dòng thông báo mới được dán lên cửa kính trung tâm giao dịch của một nhà mạng viễn thông.
Một vài cửa hàng đang tất tả thu dọn trên con phố Lê Thanh Nghị (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Tuy vậy ở đầu con phố Lê Thanh Nghị, một số cửa hàng linh phụ kiện máy tính vẫn tiếp tục mở bán bất chấp lệnh cấm.
Theo ghi nhận của Pv. VietNamNet, Lê Thanh Nghị cũng là con phố có nhiều cơ sở kinh doanh các thiết bị điện tử nhất vẫn còn đang hoạt động.
Tại con phố Trần Đại Nghĩa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) ngay cạnh đó, tình trạng mở bán hàng hoá cũng được ghi nhận.
Đáng chú ý khi một siêu thị máy tính lớn tại số 2A Trần Đại Nghĩa cũng phớt lờ các cảnh báo từ phía chính quyền.
Một cửa hàng khác ở địa chỉ 128 Lê Thanh Nghị giả vờ đóng cửa bên ngoài, trong khi vẫn ngầm hoạt động phía bên trong.
Dù lực lượng công an phường Bách Khoa rất nỗ lực nhắc nhở các cửa hàng, thế nhưng không phải cơ sở kinh doanh nào cũng chấp hành hiệu lệnh.
Trọng Đạt
Cửa hàng máy tính 'kiếm bộn' vì Covid-19
Nhiều cửa hàng có doanh số tăng gấp đôi, các sản phẩm liên tục "cháy hàng" vì nhu cầu sử dụng máy tính tăng mạnh trong thời điểm dịch bệnh.
Hơn 6h tối, một cửa hàng trên phố Thái Hà (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp khách đến mua máy tính và linh kiện. Một nhân viên kinh doanh tại đây cho biết, chỉ trong một ngày, cửa hàng đã bán hơn 60 bộ máy tính, bao gồm cả máy để bàn và laptop, doanh số cao gấp vài lần ngày thường. Mặc dù mọi năm, tháng 3 vốn không phải là thời kỳ cao điểm của ngành kinh doanh máy tính, nhưng năm nay, tình hình đã thay đổi vì Covid-19.
"Trong hai tuần trở lại đây, mỗi tuần doanh số tăng khoảng 20%, khách hàng mua máy chủ yếu để giải trí, làm việc từ xa và học tại nhà", anh Tiến Đức, chủ cửa hàng cho biết. Theo anh Đức, nhu cầu cao nhất là học sinh, sinh viên. "Các bộ máy tính có giá dưới 10 triệu đồng, đi kèm webcam, loa, mic bán chạy nhất, chiếm trên 50% doanh số", anh nói.
Nhiều cửa hàng máy tính đông khách, nhân viên phải đeo khẩu trang và chuẩn bị nước rửa tay.
Nhu cầu mua máy tính tại Việt Nam bắt đầu tăng từ tháng 2, trong bối cảnh học sinh, sinh viên cả nước được nghỉ học ở nhà tránh dịch.
Tại hệ thống Thế Giới Di Động, hai tháng đầu năm ghi nhận mức tăng trưởng 80% so với cùng kỳ năm trước ở mảng máy tính xách tay. Theo số liệu từ FPTShop, doanh thu mảng máy tính xách tay của đơn vị này trong tháng 2 tăng 79% so với tháng 1. Tháng 3 dù chưa kết thúc, nhưng cũng đã ghi nhận mức doanh thu tăng 153% so với tháng đầu năm. Sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu của những người cần học tập và làm việc từ xa.
Thu Huyền, một kế toán ở Hà Nội, đã phải chờ gần hai tiếng để chọn laptop, cài đặt phần mềm. Cô than thở, "bỗng dưng" tốn thêm hơn chục triệu đồng, nhưng phải chấp nhận vì không có máy tính thì không thể làm việc ở nhà trong mùa dịch bệnh. Trong khi đó, một số game thủ cố gắng mua đồ máy tính, ngoài nhu cầu giải trí, còn vì "lo dịch bệnh sẽ khiến một số linh kiện tăng giá".
Thực tế tại một số cửa hàng, các linh kiện lẻ như chuột, bàn phím, tai nghe chơi game, webcam... cũng có doanh số tăng gấp nhiều lần, thậm chí có một số sản phẩm "cháy hàng" do nhu cầu vượt quá dự đoán của nhà phân phối.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là nhu cầu tăng cao, các cửa hàng bán máy tính cũng gặp khó khăn. Hầu hết mặt hàng liên quan đến máy tính được sản xuất từ nước ngoài và nhập khẩu về Việt Nam. Dịch bệnh khiến việc vận chuyển hàng hoá từ nước ngoài về trắc trở, nhiều mẫu hết rồi mà không thể nhập hàng mới. Có mẫu laptop gửi bảo hành cả tháng vẫn chưa thể trả cho khách vì không có linh kiện.
Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng mong muốn bán hàng online thay vì khách đến cửa hàng để hạn chế khả năng lây nhiễm, nhưng do đặc thù, nhân viên cửa hàng vẫn phải đến nhà người mua để lắp đặt và kiểm tra tại chỗ. Do đó, nhiều nơi, lượng nhân viên giao hàng không đủ đáp ứng đơn hàng.
Lưu Quý
Thị trường di động: Muôn cảnh đối phó mùa dịch "Cô vít" Dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới thị trường bán lẻ. Trong bối cảnh đó, nhiều chủ cửa hàng điện thoại nhỏ lẻ đang cố tìm cách thích nghi để có thể "sống sót" qua mùa dịch. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã kéo theo tâm lý bất ổn tại nhiều nơi trên thế giới. Với thị trường di động, dịch bệnh...