Hà Nội: Người trẻ tóc rụng từng nắm, ngứa phát rồ “hậu sốt xuất huyết”
Sau khi khỏi sốt xuất huyết, nhiều người vẫn bị “hành” bởi các triệu chứng kéo dài.
Tóc rụng từng nắm, hụt hơi khi leo cầu thang
Sau một tuần trải qua đủ các triệu chứng cấp tính của sốt xuất huyết: Từ sốt cao đến chảy máu, giảm tiểu cầu, Thương (tên nhân vật đã được thay đổi), 26 tuổi nhân viên một công ty tại Đống Đa vẫn bị hành bởi loạt triệu chứng “hậu sốt xuất huyết”.
Thương gặp tình trạng rụng tóc sau khi mắc sốt xuất huyết (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
“Ngày thứ 7 của bệnh, tiểu cầu của tôi về lại ngưỡng an toàn, đủ điều kiện xuất viện. Thế nhưng đã một tuần trôi qua, sức khỏe của tôi vẫn chưa thể trở lại bình thường”, Thương kể.
Sau khi xuất viện, cô vẫn cảm thấy người mệt mỏi, uể oải. Ban đầu cô cho rằng đây là tình trạng bình thường của người mới ốm dậy. Thế nhưng, đến nay Thương mô tả người chỉ còn 50% năng lượng so với trước đây.
Vận động mạnh hay leo bậc cầu thang cũng đủ khiến cô gái trẻ hụt hơi.
Thương chia sẻ: “Tôi nghĩ một phần nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu chất. Sau khi khỏi bệnh một tuần, tôi vẫn gặp tình trạng chán ăn. Bên cạnh đó, tình trạng đầy bụng, tiêu chảy xuất hiện từ những ngày đầu bị bệnh vẫn dai dẳng đến bây giờ, chỉ là nhẹ đi đôi chút”.
Tình trạng nghiêm trọng nhất, theo thương mô tả, chính là rụng tóc. Đáng chú ý, xuyên suốt thời gian mắc sốt xuất huyết, Thương không hề xuất hiện tình trạng này.
Video đang HOT
“Gần đây, mỗi ngày tóc tôi rụng từng nắm. Tình trạng này khiến tôi rất lo lắng”, Thương chia sẻ.
Ngứa đến mất ăn mất ngủ
Tương tự như Thương, Quân (tên nhân vật đã được thay đổi), 24 tuổi, sống ở Hà Nội, bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các tình trạng kéo dài sau khi khỏi sốt xuất huyết.
“Sau 10 ngày bị sốt xuất huyết, sức khỏe tôi bị bào mòn rất nhiều. Đến nay đã gần một tuần từ khi khỏi bệnh, tôi vẫn thường xuyên hụt hơi, phải hạn chế vận động mạnh”, Quân nói.
Quân khi đang truyền dịch điều trị sốt xuất huyết ở bệnh viện (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Tình trạng này, theo anh, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng bắt nhịp trở lại với công việc, vốn có áp lực cao.
Quân chia sẻ: “Công việc của tôi tính theo sản phẩm. Những ngày qua, dù đã đi làm trở lại nhưng năng suất chỉ còn khoảng 70%, đồng nghĩa với việc thu nhập cũng suy giảm”.
Với Quân, đây là vấn đề không hề nhỏ khi trong 10 ngày mắc sốt xuất huyết vừa qua, chỉ riêng chi phí truyền dịch, xét nghiệm, thăm khám, thuốc men đã tiêu tốn gần 10 triệu đồng.
Một tình trạng khác mà nam thanh niên này gặp phải là ngứa. Theo chia sẻ, vào ngày thứ 8 của bệnh, ở chân và tay của Quân xuất hiện chi chít các nốt phát ban. Cậu được bác sĩ thông tin, đây là tình trạng thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của bệnh.
Tuy nhiên, cũng từ lúc này Quân bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngứa râm ran ở những vị trí xuất hiện phát ban. Tình trạng ngứa kéo dài đến 4 ngày.
“Tôi ngứa đến phát rồ, mất ăn mất ngủ. Cảm giác ngứa châm chích ở cả một vùng rộng, nặng nhất là ở chân. Tôi có cảm tưởng như đang bị hàng trăm con muỗi đốt. Rất khó chịu, gãi cũng không đỡ”, Quân thở dài.
Vì sao rụng tóc, ngứa râm ran vì sốt xuất huyết?
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), tình trạng ngứa trong sốt xuất huyết Dengue rất phổ biến.
“Rất nhiều bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue từ ngày thứ 5-6 trở đi xuất hiện ngứa 2 lòng bàn tay, bàn chân, thậm chí ngứa râm ran khắp người, 2 bàn tay, bàn chân đỏ ửng,…
Ngứa nhiều khiến bệnh nhân thậm chí mất ăn, mất ngủ, càng gãi càng ngứa tới mức ko chịu nổi…”, PGS Cường cho biết.
Rất nhiều bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue từ ngày thứ 5-6 trở đi xuất hiện ngứa 2 lòng bàn tay, bàn chân (Ảnh: Đ.C.).
Khi xuất hiện tức là bạn đã ở giai đoạn hồi phục và sắp khỏi bệnh. Cơ chế là do quá trình tái hấp thu nước ngoại bào vào lòng mạch, tổ chức da đã được phục hồi sau khi tổn thương do virus và sự phản ứng quá mức của phức hợp kháng nguyên – kháng thể gây ngứa.
Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, các triệu chứng của sốt xuất huyết cấp tính thường sẽ hết sau 1-2 tuần, nhưng khả năng xuất hiện các triệu chứng dai dẳng (hậu mắc sốt xuất huyết) đã nhận được sự chú ý ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Một đánh giá tổng hợp cho thấy có tỷ lệ đáng kể người bệnh đã trải qua một số triệu chứng hậu cấp tính; tỷ lệ này giảm dần theo thời gian sau khi bị nhiễm bệnh và 24% cho biết có tình trạng mệt mỏi đáng kể.
Rụng lông và tóc là vấn đề ít nhiều gặp ở người mắc bệnh sốt xuất huyết. Một nghiên cứu được công bố năm 2018 cho biết, mặc dù tình trạng rụng lông/tóc này không phải là vĩnh viễn nhưng do khả năng miễn dịch suy yếu nên các nang tóc, nang lông của bạn sẽ bị ảnh hưởng và mất thời gian phục hồi.
Nguy hiểm khi người tiểu đường mắc sốt xuất huyết
Thời gian qua, Bệnh viện Nội tiết Trung ương thường xuyên tiếp nhận nhiều ca sốt xuất huyết nặng kèm bệnh nền đái tháo đường, tiểu cầu giảm sâu, nguy cơ xuất huyết cao.
Vào nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục kèm đau mỏi người, đau cơ xương khớp, bà L.T.N (66 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) có hiện thượng chảy máu chân răng, tiểu cầu giảm cực thấp, ở mức 6 G/L (bình thường từ 150 - 400 G/L).
Bà được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue. Khai thác tiền sử được biết, bệnh nhân điều trị đái tháo đường typ 2, cao huyết áp, rối loạn lipid máu trên 10 năm.
Theo ThS.BS. Phạm Hồng Quảng, phụ trách Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Tiểu cầu của bệnh nhân giảm rất sâu trong quá trình điều trị. Do vậy, kíp điều trị phải theo dõi sát sao, đồng thời cân nhắc kỹ chỉ định việc truyền tiểu cầu vì những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình truyền như gây dị ứng, sốc, lây nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm thông qua truyền máu.
Vết bầm tím xuất huyết trên tay bệnh nhân.
Mặc khác, bệnh nhân còn mắc đái tháo đường type 2, huyết áp cao nên việc bù dịch gặp khó khăn, sức đề kháng của người bệnh kém, sẽ chậm hồi phục, việc điều chỉnh đường huyết sẽ càng gặp khó khăn hơn do tình trạng nhiễm trùng làm tăng đường máu.
BS Quảng còn cho biết thêm, số lượng tiểu cầu càng thấp thì nguy cơ xuất huyết càng cao, hệ miễn dịch suy giảm dễ dẫn tới bội nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi...
Sau nhiều ngày điều trị tích cực, bệnh tình của bà N đã chuyển biến tốt, hết sốt, hết chảy máu chân răng, ăn uống ngon miệng, người khỏe, đường máu, huyết áp ổn đinh. Tiểu cầu trên 100 G/L và có thể xuất viện.
Theo khuyến cáo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết diễn biến khó lường, thậm chí dễ dẫn đến tiểu cầu giảm sâu gây xuất huyết nặng (như xuất huyết nội tạng, xuất huyết não), thoát huyết tương, cô đặc máu gây nên tình trạng sốc đe dọa tính mạng của người bệnh, nhất là với những người có bệnh lý nền.
"Hiện nay không có phương pháp điều trị sốt xuất huyết đặc hiệu, vì vậy những người bệnh đái tháo đường cần có các biện pháp phòng tránh mắc bệnh. Nếu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, người bệnh có tiền sử đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá cần đến cơ sở y tế thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, theo dõi, ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn như xuất huyết, hội chứng sốc Dengue. Đặc biệt, không tự ý điều trị tại nhà", BS Quảng khuyến cáo.
Cả nước có hơn 99.600 ca mắc sốt xuất huyết, Hà Nội một tuần ghi nhận 136 ổ dịch Theo thống kê, tuần 39 cả nước ghi nhận 5.666 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 ca tử vong tại Cà Mau. Riêng tại Hà Nội, tuần qua ghi nhận 2.601 ca mắc. Chuyên gia tiếp tục cảnh báo những dấu hiệu sốt xuất huyết chuyển nặng cần đặc biệt lưu ý, để tránh hậu quả đáng tiếc... Cộng dồn từ đầu...