Hà Nội: Ngăn chặn hiện tượng cá chết tại các hồ điều hòa
Gần đây tại một số hồ thuộc 12 quận của thành phố Hà Nội có hiện tượng cá chết nổi khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị thành phố.
Điều đáng nói là nhiều năm qua, mặc dù UBND thành phố Hà Nội quy định không được thả cá tại các hồ điều hòa nhưng các quận nội thành quản lý thiếu chặt chẽ dẫn tới cá chết hàng loạt khi thời tiết nắng nóng.
Từ ngày 22 – 26/6, trung bình mỗi ngày nhân viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội thu gom khoảng 200 – 350 kg cá chết tại hồ Yên Sở (Hoàng Mai). Đến ngày 27/6, lượng cá chết đã giảm dần, khối lượng thu gom trung bình khoảng 150 – 200 kg cá/ngày.
Còn trong ngày 6-7/7 tại hồ trong Công viên Thống Nhất (Hai Bà Trưng) có hiện tượng cá chết nổi bốc mùi hôi thối. Thậm chí ngay cả hồ Tây với không gian mặt nước lớn khoảng 500 ha cũng có hiện tượng cá chết hàng loạt vào năm 2016.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu tại hồ điều hòa Yên Sở, hồ Công viên Thống Nhất… xảy ra tình trạng cá bị chết nổi trên mặt hồ. Vào các năm 2020 và 2021, tại đây cũng đã từng xảy ra hiện tượng cá chết. Về nguyên nhân cá chết, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội lý giải là thời gian qua thành phố có những trận mưa lớn dẫn đến phải vận hành mở cửa điều tiết đưa nước vào hồ. Sau đó nắng nóng kéo dài dẫn đến hiện tượng cá tự nhiên trong hồ (chủ yếu là cá rô phi, cá mè) bị chết.
Sở Xây dựng Hà Nội thống kê tại 12 quận nội thành của Hà Nội có 122 hồ. Theo Quyết định 41/2016/QĐ-UBND thành phố Hà Nội, từ ngày 1/7/2017 các hồ này được giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội quản lý để duy tu, duy trì thực hiện điều tiết mực nước, quản lý quy tắc, duy trì vệ sinh môi trường, duy trì chất lượng nước.
Từ khi được giao nhiệm vụ quản lý các hồ, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội đã rà soát và phát hiện 40/122 hồ có tình trạng nuôi thả cá của các đơn vị, cá nhân và cá do người dân phóng sinh.
Sau khi phát hiện các hồ có hiện tượng nuôi cá, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội đã báo cáo và tham mưu với UBND thành phố chỉ đạo các quận, phường có hồ đang nuôi cá cần chấm dứt ngay. Đồng thời kiến nghị UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty đánh giá mức độ ảnh hưởng của mật độ cá đến môi trường nước các hồ.
Quy định là vậy nhưng hiện nay một số quận, phường có hồ vẫn chưa thực hiện đúng. Các địa phương vẫn còn để nuôi cá, thả cá xuống hồ, dẫn đến mật độ cá trong hồ ngày càng lớn. Do đó mỗi khi chuẩn bị có mưa lớn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội phải điều tiết để hạ mực nước hồ, khiến cho cá bị sốc nhiệt và chết nổi.
Để hạn chế và ngăn chặn cá chết tại các hồ, các phường, quận có hồ cần thực hiện nghiêm Quyết định 2249/QĐ-UBND thành phố ngày 18/5/2011 về “nghiêm cấm các đơn vị nuôi cá kinh doanh trên các hồ điều hòa trong khu vực nội thành”. Mặt khác, các phường, quận tăng cường tuyên truyền nhắc nhở người dân không tùy tiện thả cá xuống hồ. Về phía đơn vị được giao quản lý hồ (từ mép hồ trở xuống mặt nước) Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội cần thường xuyên vớt rác, rong rêu làm sạch để hạn chế ô nhiễm nguồn nước hồ, giúp cảnh quan môi trường xanh, sạch hơn.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Ùn ứ rác ở nội đô là do trời mưa
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, trời mưa khiến đường lên khu đổ rác không được ổn định, dẫn đến tình trạng ứ đọng rác trên địa bàn.
Tại cuộc họp báo của UBND TP Hà Nội chiều 1/7, ông Mai Trọng Thái, PGĐ Sở TN&MT trả lời về tình trạng ùn ứ rác trong tuần qua. Theo ông, nguyên nhân là trời mưa khiến đường lên khu đổ rác không được ổn định, quá trình tiếp nhận rác và duy tu tiếp nhận rác không thông suốt. Đến nay, tình trạng này đã được khắc phục nên không còn xảy ra tình trạng ứ đọng rác trên địa bàn.
Liên quan đến sự chậm trễ của các công trình đốt rác tại Hà Nội, ông Thái cho biết, tình hình dịch COVID-19 trong 2 năm qua khiến thời gian hoàn thành nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý bị ảnh hưởng.
Vào tháng 5, nhà máy rác Thiên Ý đưa vào vận hành thử lò đốt số 3 với công suất 800 tấn rác/ngày. Hiện tại, cả 5 lò đốt rác của nhà máy về cơ bản đã được xây dựng hoàn thiện, đang đợi thủ tục từ Bộ Công Thương và EVN để đấu nối vào mạng lưới điện quốc gia.
Dự kiến, tới 15/7, các lò đốt sẽ được đấu vào mạng lưới. Trong tháng 8, lò số 2 và 3 sẽ đi vào hoạt động với công suất 1.600 tấn rác/ngày. Tới tháng 10, cả 5 lò sẽ đi vào hoạt động ổn định với công suất 4.000 tấn rác/ngày.
Rác thải ùn ứ ở các tuyến nội thành Hà Nội.
Trước đó, từ ngày 15/6, trên nhiều tuyến phố nội thành như đường Duy Tân, Xuân Thuỷ, Trần Quốc Hoàn..., rác thải sinh hoạt bị ùn ứ, chất đống. Nhiều xe rác để dưới lòng đường, rác một số nơi bị vứt bừa bãi, gây khó khăn cho người đi đường và làm mất mỹ quan đô thị.
Đến ngày 20/6, rác thải sinh hoạt vẫn còn vương vãi khắp nơi như tuyến đường Duy Tân, Xuân Thuỷ, Trần Quốc Hoàn...
Sau đó, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội có văn bản hỏa tốc gửi Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng ùn ứ rác trên một số tuyến phố.
Hà Nội hủy kế hoạch bắn pháo hoa đêm giao thừa Hà Nội sẽ không tổ chức bắn pháo hoa tại Công viên Thống Nhất như kế hoạch đã xây dựng trước đó để phòng, chống dịch Covid-19. Thông tin nêu trên được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đưa ra tại cuộc họp giao ban trực tuyến với các quận, huyện trên địa bàn diễn ra vào sáng 19/1. Trước...