Hà Nội: Nam thanh niên bị bắt giữ, đánh đập để siết nợ
Sau nhiều lần đòi tiền không được, nhóm của Huấn kéo đến nhà Lam hành hung người thân và đập phá tài sản nhằm tạo sức ép để gia đình Lam thanh toán khoản tiền 200 triệu đã vay.
Phòng CSĐT tội phạm về TTXH – CATP Hà Nội cho biết đang tạm giữ hình sự 3 đối tượng để làm rõ về hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản. 3 đối tượng bị tạm giữ gồm: Triệu Tiến Huấn (SN 1986, trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội), Giáp Văn Huân (SN 1981, trú tại Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang) và Nguyễn Văn Tuấn (SN 1982, trú tại Lục Ba, Đại Từ, Thái Nguyên).
3 đối tượng bị tạm giữ hình sự.
Video đang HOT
Theo tài liệu điều tra, tháng 4/2011, Huấn cho Nguyễn Bá Lam (SN 1991, trú tại Thanh Cao, Thanh Oai, Hà Nội) vay nợ 200 triệu đồng. Nhóm đối tượng đã qua trò cờ bạc bịp lấy hết tiền của Lam. Do đòi tiền nhiều lần không được, tháng 12/2011, Huấn cùng nhiều đối tượng kéo đến nhà Lam hành hung người thân và đập phá tài sản nhằm tạo sức ép để gia đình Lam thanh toán khoản nợ trên. Sau nhiều lần đến nhà và đe dọa người thân của Lam, chị Nguyễn Thị Tuyết (mẹ của Lam) đã thanh toán 100 triệu đồng cho Huấn.
Khoảng 18h ngày 18/6, Huấn và Huân cùng một số đối tượng đến nhà bắt Lam, đưa về nhà Tuấn ở Đại Từ, Thái Nguyên giữ. Tại đây, các đối tượng thay phiên nhau đánh đập Lam, đồng thời ép nạn nhân điện thoại về gia đình mang tiền đến thì bọn chúng mới thả người.
Sáng 26/6, bằng các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát Đội 8 Phòng CSHS đã bắt giữ đối tượng Huấn ở địa phận huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đến tối cùng ngày, lực lượng công an đã tiến hành giải cứu nạn nhân và vây bắt những đối tượng có liên quan.
Vụ việc đang tiếp tục được làm rõ, xử lý.
Theo Dân Trí
Sinh viên cá độ bóng đá: Đốt chữ, hại đời, chôn vùi tuổi trẻ
"World Cup, hay EURO 4 năm mới có một lần. Nên cứ xem, cứ chơi cho đã, đến đâu thì đến". Đấy là tâm lí chung của khá nhiều bạn trẻ sinh viên. Và trong những cuộc vui không bến bờ ấy, rất nhiều người đã đốt chữ, hại đời mình vì "trót" ấp ủ giấc mơ trở thành "triệu phú" cá độ bóng đá.
Những tiệm cầm đồ cũng là một nơi tiếp tay cho vấn nạn cá độ bóng đá
GIẤC MƠ "AI LÀ TRIỆU PHÚ" CỦA MỘT QUÝ TỬ
Ở làng đại học Thủ Đức (TP.HCM), Dương được biết đến là một tay ăn chơi thuộc dạng có sao số. Thì đây, Dương là một trong những khách VIP của rất nhiều quán cà phê, quán nhậu, thậm chí mát xa, gội đầu.
Dương là con một trong một gia đình làm nghề mắm có tiếng ở Bà Rịa Vũng Tàu. Người ta ấn tượng với Dương bởi ngày đầu tiên đến trường, ba mẹ cậu lái cả một chiếc Innova mới cóng, chở lỉnh kỉnh những đồ đạc, từ cái gối, cái mền, cho đến cuộn giấy vệ sinh, dầu gội đầu, kem, bàn chải đánh rung...
Ai cũng bảo, Dương đích thực là con nhà có điều kiện bởi như ba mẹ cậu tuyên bố, đây là lời hứa: "Nếu Dương đậu đại học thì có bán nhà cũng chiều con trai". Rồi Dương cũng nhập kí túc xá. Thời gian đầu, Dương bảo ở đây vui lắm nhưng chỉ độ vài tháng sau cậu gọi về xin ba mẹ chuyển ra ngoài cho tiện việc đi học thêm ngoại ngữ. Nghe lời cậu quý tử, ba mẹ Dương lại đánh xe hơi lên chuyển nhà, trong bụng "mở cờ" vì có đứa con trai ngoan, hiền, chịu khó.
Sự thật, Dương có tiến bộ, cậu đi học đều hơn, da dẻ hồng hào kể từ ngày được mẹ chăm cho tận răng. Thế rồi, vì công việc, bà mẹ lại buộc phải xa con trai. Được trở lại thế giới tự do, Dương lại bắt đầu tụ tập bạn bè.
Lần này khi đã "cai" được cơn nghiện game thì cậu lại dính vào một cơn nghiện khác đó là cá độ bóng đá.
Dương bắt đầu bước vào thế giới "đỏ đen" từ trận chung kết Champion League năm nay. Chúng bạn kể rằng, nhờ đổ kèo Chelsea, Dương đã trúng khá lớn. Cảm thấy làm giàu không khó, Dương lại tiếp tục thử vận may cuả mình với những cuộc đỏ đen khác. Cũng chẳng ngờ cậu rất "đỏ", tiền cứ vô như nước mà chẳng tốn công gì.
Vẫn con đường cũ, Dương kỳ vọng, mùa EURO năm nay sẽ tiếp tục gặp vận may. Nhưng hỡi ôi cậu đã liên tục thua. Trong đó, trận Nga thua Hy Lạp, kèo mà bạn của Dương nói rằng cậu đã dốc túi để chơi canh bạc "được ăn cả ngã về không". Song rốt cuộc, Dương đã mất luôn những gì đang có. Chiếc Air Blade gần 55 triệu ba mẹ cậu mới tặng đã nằm trong tiệm cầm đồ. Laptop, điện thoại Iphone cũng lần lượt đội nón ra đi mà không hẹn ngày trở lại.
Không dám báo về nhà, cả một tuần liền Dương sống nhờ bạn bè, lang bạt đây đó với những tô mì gói qua ngày. Rồi chuyện vỡ lở, ba mẹ Dương như "chết đứng" khi nghe tin con mình sa vào cờ bạc cá độ. Ông bà phải lần lượt đi chuộc xe, laptop, điện thoại và những đồ đạc đắt tiền khác mà Dương đã mượn của bạn để dốc vào canh bạc cuối cùng.
Ba mẹ Dương đã bỏ ra cả trăm triệu đồng nhưng mất tiền với ông bà không quá quan trọng. Cho đến lúc dẫn Dương lên xe, mẹ Dương khóc hết nước mắt chỉ vì hay tin Dương đã nợ quá nhiều tín chỉ. Đau đớn hơn cả, mẹ Dương đã lịm đi khi nghe cậu quý tử nói gọn lỏn: "Con học không nổi nữa rồi"...
ĐỪNG "ĐỐT ĐỜI" VÌ TRÒ ĐỎ - ĐEN
Cũng như Dương, đã và đang có rất nhiều sinh viên bước vào thế giới "đỏ đen" một cách vô tình hay hữu ý. Bóng đá đã là một môn thể thao không thể tách rời trong đời sống tinh thần của các bạn trẻ sinh viên. EURO năm nay, các bạn đã chào đón một cách nồng nhiệt. Tuy nhiên, như đã đề cập, ngoài cái tâm lí yêu thích và "xem bóng đá kèm có cái gì đó ăn thua thì mới máu" đã khiến cuộc sống của các bạn sinh viên đảo lộn.
Từ việc "cá" ly cà phê sáng, bữa cơm trưa, độ nhậu là thùng bia, nồi lẩu... rất nhiều sinh viên đã bước vào thế giới này trong vô thức. Điều nguy hại hơn, nó đã và đang trở thành một phong trào bởi có sự lôi kéo của một số phần tử sinh viên chán học, muốn học đòi làm triệu phú bằng con đường cá độ bóng đá.
Những cuộc chơi đỏ đen ấy đã để lại vô số hậu quả khôn lường, ngoài việc tiền bạc đội nón ra đi; thì tinh thần của những "con bạc" đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bằng chứng, cứ đi qua những ngày hội bóng đá của hành tinh, có rất nhiều sinh viên "è cổ" ra học để trả nợ (mùa World Cup, hay EURO thường đúng vào mùa thi). Trong số đó, nhiều sinh viên không có khả năng đóng tiền và học lại nên đã không thể ra trường đúng thời hạn. Thậm chí, rất nhiều người đã bị treo bằng chỉ vì nợ một môn học nào đó.
Cờ bạc, lô đề, cá độ, mại dâm, mát xa... đang len lỏi vào giới sinh viên. Đã có những biện pháp tích cực để ngăn chặn sự tấn công từ những vấn nạn tiêu cực này nhưng để dẹp bỏ một cách triệt để lại là một bài toán đau đầu của các cơ quan chức năng. Vậy nên, biện pháp phòng trừ tốt nhất chính là các bạn trẻ sinh viên cần nâng cao ý thức về sự "độc hại" khi tiếp xúc mới môi trường này. Có như thế, nghiệp đèn sách và cả tương lai rạng ngời mới không bị vấy bẩn bởi những tiêu cực đang tấn công vào ghế giảng đường.
VỞ KỊCH "VỤNG" PHẢI TRẢ BẰNG... ÁN TÙ
Ngày 13/4, Công an quận 9, TP.HCM bàn giao hai đối tượng H (22 tuổi, quê Quảng Trị) và B (25 tuổi, ngụ Quảng Nam) cho Công an quận Gò Vấp để điều tra về hành vi "cưỡng đoạt tài sản". Hiện H đang là sinh viên của một trường Cao đẳng đóng trên địa bàn TP.HCM. Tại cơ quan công an, đối tượng B khai nhận, H chơi cá độ bóng đá thua và nợ B số tiền 80 triệu đồng. Ngày 8/4, B gặp H để đòi tiền. Do không có tiền trả nên H đã nghĩ ra "màn kịch" giả bị bắt cóc để lấy tiền của gia đình. Nếu kế hoạch thực hiện thành công thì B sẽ lấy số nợ 80 triệu đồng, số còn lại trả lại H.
Ngay sau đó, B gọi điện thoại cho anh trai của H yêu cầu phải mang 130 triệu đồng đến chuộc em trai. Nếu anh H không trả số tiền thì sẽ "xử" luôn con tin. Lo sợ ảnh hưởng đến tính mạng của em mình, anh của H đã thỏa thuận sẽ trả trước 80 triệu đồng. B đồng ý và hẹn ngày 12/4 giao tiền tại một quán cà phê trên đường Quang Trung (phường 10, quận Gò Vấp). Sau đó, anh của H đã đến cơ quan điều tra Công an quận 9 trình báo. Đúng hẹn, anh của H mang tiền tới quán cà phê giao cho B để chuộc em trai. Trong lúc B đang nhận tiền thì bị các trinh sát quận 9 bắt quả tang.
Theo Báo Bóng Đá
Nhức nhối những vụ cha mẹ 'ra đòn' tàn nhẫn với con Nửa đầu năm 2012, những vụ bạo hành trẻ em diễn ra khá dồn dập, trong đó đặc biệt phải kể đến những trận đòn oan nghiệt của chính bậc làm cha làm mẹ trút xuống con mình. Bạo hành từ con nuôi... Tháng 1 vừa qua, chị Mai Ngọc Bích Nga (Ba Đình - Hà Nội) đã gửi đơn kêu cứu khi...