Hà Nội mù sương, ô nhiễm không khí kéo dài nhiều ngày ở miền Bắc
Ô nhiễm nghiêm trọng bắt đầu từ 11/2, dự báo có thể kéo dài đến thứ Bảy trước khi gió mùa đông bắc tràn xuống nước ta.
Ô nhiễm không khí kết hợp sương mù khiến Hà Nội mờ mịt từ hôm qua. Ảnh: Nguyễn Hoài.
Từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý, miền Bắc trải qua nhiều ngày chất lượng không khí lên ngưỡng đỏ (ngưỡng xấu- có hại cho sức khỏe tất cả mọi người) với chỉ số chất lượng không khí AQI từ 150-200, cá biệt có những thời điểm cục bộ, ô nhiễm lên ngưỡng tím (ngưỡng rất xấu) với chỉ số AQI lên tới hơn 200, rất có hại cho sức khỏe mọi người.
Đợt ô nhiễm không khí hiện tại bắt đầu từ ngày 11/2 khi các hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAMAir và Đại sứ quán Mỹ cũng như hệ thống quan trắc của thành phố Hà Nội. Ô nhiễm ở ngưỡng đỏ duy trì liên tục suốt cả ngày.
Bụi mịn PM 2,5 trong không khí kết hợp với sương mù do không khí lạnh lệch đông khiến các tỉnh Bắc Bộ chìm trong mờ mịt cả buổi sáng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, những ngày qua, ở các tỉnh miền Bắc nước ta có xảy ra hiện tượng nghịch nghiệt, nguyên nhân là do các khối không khí lạnh khá mỏng ở tầng thấp khí quyển chi phối khiến cho nhiệt độ ở sát bề mặt thường có xu hướng lạnh hơn ở các lớp khí quyển bên trên và tạo ra các lớp nghịch nhiệt.
Video đang HOT
Hiện tượng này thường xảy ra trong cả mùa đông, nhất là vào các thời kỳ cuối của mỗi đợt không khí lạnh chứ không phải chỉ xuất hiện trong một số thời điểm nhất định.
Trong những ngày tới (đến khoảng ngày 15/2), dự báo ở các tỉnh miền Bắc tiếp tục có xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, thời gian xuất hiện là đêm và sáng, khi không khí lạnh yếu ở tầng thấp vẫn chi phối thời tiết khu vực này.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những ngày có chất lượng không khí từ ngưỡng xấu trở lên, người dân nên hạn chế ra khỏi nhà, tập thể dục, làm việc ngoài trời. Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, nhất là sau khi ra đường. Tra, rửa mắt bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ. Người hút thuốc nên hạn chế hút thuốc lá, người không hút thuốc nên tránh xa khỏi thuốc lá.
Người dân cũng nên hạn chế sử dụng và thay thế bếp than tổ ong bằng bếp điện, bếp từ. Nhóm nhạy cảm gồm người mắc bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mãn tính, người già, người suy dinh dưỡng, người bệnh tim mạch cần thực hiện các biện pháp dự phòng kể trên nghiêm ngặt hơn.
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội được xác định bởi nhiều nhóm nguyên nhân như giao thông, xây dựng, công nghiệp và hoạt động dân sinh như đốt than tổ ong, đốt rơm rạ. Trong điều kiện thời tiết nghịch nhiệt, ô nhiễm trở lên nghiêm trọng hơn do không khí không khuếch tán được mà tập trung ở tầng sát mặt đất.
Ô nhiễm không khí được coi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Theo một nghiên cứu do Quỹ Mirinda and Bill Gate tài trợ, tỷ lệ tử vong ở Việt Nam năm 2018 do ô nhiễm môi trường là 71.000 người, trong đó 50.000 người chết do ô nhiễm không khí.
Căn cứ trên những số liệu và phương pháp, các nhà khoa học của Đại học Kinh tế Quốc dân đã ước tính thiệt hại của ô nhiễm không khí ở Việt Nam năm 2018 từ 10,82-13,63 tỷ USD (tương đương từ 240.000 tỷ đồng) trở lên, kết quả này gần giống với tính toán mà Ngân hàng Thế giới công bố.
NGUYỄN HOÀI
Theo Tiền phong
Khuyến cáo của Bộ Y tế đối phó ô nhiễm không khí
Tối ngày 14/12, Bộ Y tế đã gửi khuyến cáo để người dân đối phó với ô nhiễm không khí nặng nề trong những ngày vừa qua.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Đây là hướng dẫn đầu tiên của Bộ Y tế sau nhiều đợt biến động về chất lượng không khí. Đặc biệt, trong những ngày gần đây khi chỉ số ô nhiễm không khí luôn ở mức nguy hại và Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đưa ra khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài.
Cụ thể, để bảo vệ sức khoẻ trong tình hình thời tiết xấu, Bộ Y tế khuyến cáo:
Với người dân, nên thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin của cơ quan chức năng; hạn chế ra khỏi nhà, đi tập thể dục, làm việc ngoài trời trong tình huống chất lượng không khí xấu.
Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, nhất là sau khi ra đường. Tra, rửa mắt bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ. Người hút thuốc nên hạn chế hút thuốc lá, người không hút thuốc nên tránh xa khỏi thuốc lá.
Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào ở những thời điểm chất lượng không khí xấu, nhất là những gia đình ở gần đường giao thông và khu vực ô nhiễm. Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. Hạn chế sử dụng và thay thế bếp than tổ ong bằng bếp điện, bếp từ.
Người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mãn tính, người già, người suy dinh dưỡng, người bệnh tim mạch cần thực hiện các biện pháp dự phòng kể trên nghiêm ngặt hơn. Nếu có bất thường cần đến cơ sở y tế kịp thời.
Đặc biệt, đối với nhóm người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu Bộ y tế khuyến cáo cần thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
Nhóm người người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cũng cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch... cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời, đồng thời, tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.
Nhiêu chuyên gia dự báo từ nay đến tháng 3/2020, TP. Hà Nội và các tỉnh phía Bắc sẽ còn chịu nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng khi hiện tượng nghịch nhiệt sẽ còn tiếp tục.
Theo tapchitaichinh
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ô nhiễm không khí nghiêm trọng ngày giáp Tết Điều kiện thời tiết không thuận lợi cùng lượng phương tiện giao thông tăng đột biến những ngày cận Tết khiến không khí thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ô nhiễm nghiêm trọng. Hà Nội mờ mịt do sương mù và ô nhiễm không khí. Ô nhiễm nghiêm trọng bắt đầu từ sáng qua khi các hệ thống quan trắc...