Hà Nội mở thêm 60 điểm đổi mũ bảo hiểm
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vừa cho biết, bắt đầu từ ngày mai 6/4, có 3 đơn vị kinh doanh mũ bảo hiểm: mũ bảo hiểm Á Long, mũ bảo hiểm Amoro và Chita sẽ mở thêm 60 điểm đổi mũ bảo hiểm thật cho người dân tại Hà Nội.
Bộ trưởng Giao thông đi thực tế xem dân đổi mũ bảo hiểm Bộ trưởng Giao thông đi thực tế xem dân đổi mũ bảo hiểm
Sáng 5/4, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, sau 7 ngày triển khai chương trình đổi mũ bảo hiểm không đạt chuẩn lấy mũ bảo hiểm đạt chuẩn, chương trình đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận: ý thức của người dân về việc sử dụng mũ phù hợp quy chuẩn được nâng cao, cung cấp thêm thông tin cho người dân kiến thức về mũ bảo hiểm phù hợp quy chuẩn và tác hại của việc sử dụng mũ bảo hiểm không phù hợp quy chuẩn, giá cả được bình ổn trong thời gian đổi mũ người dân đổi được mũ bảo hiểm đạt chuẩn, thu hồi được các mũ không đạt chuẩn… Kết thúc đợt 1, số lượng mũ bảo hiểm đổi lên tới gần 40.000 chiếc.
Theo kế hoạch, đợt 2 của chương trình đổi mũ bảo hiểm đạt chuẩn sẽ diễn ra trong thời gian khoảng 2 tháng (tháng 4 và tháng 5), tại một số thành phố: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình… với sự tham gia của một số doanh nghiệp mũ bảo hiểm: Á Long, Amoro, Chita, Protec, Sammec, Hitech…
Cụ thể, bắt đầu từ ngày mai 6/4 đến hết ngày 12/4, hai đơn vị kinh doanh mũ bảo hiểm là Á Long và Amoro sẽ tổ chức 30 điểm đổi mũ bảo hiểm cho người dân Hà Nội.
Người Hà Nội chen nhau đổi mũ bảo hiểm đợt 1. Ảnh: Xuân Tùng
Dự kiến, sau ngày 12/4- 30/4, hai đơn vị này sẽ tổ chức thêm 64 điểm đổi mũ bảo hiểm thật tại địa bàn Hà Nội
Video đang HOT
Với hãng bảo hiểm Chita, đơn vị đã tham gia chương trình đổi mũ đợt một, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, ngoài việc duy trì các điểm đổi mũ cũ tới ngày 15/5, từ ngày mai đơn vị này cũng sẽ mở thêm 31 điểm đổi mũ mới cho người dân Thủ đô.
Theo kế hoạch, sau ngày 15/4, mũ bảo hiểm Chita sẽ tổ chức thêm các điểm đổi mũ tại các huyện ngoại thành Hà Nội. Đồng thời, tổ chức một số điểm đổi mũ tại Hải Phòng.
Ngoài ra, trong lần đổi mũ bảo hiểm lần thứ hai này, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, các đơn vị kinh doanh mũ bảo hiểm Protec, mũ bảo hiểm Samnec, Hitech… sẽ tham gia đổi mũ bảo hiểm cho người dân tại các thành phố: TPHCM, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình…
Từ 23/3 đến hết ngày 25/3, hai đơn mũ bảo hiểm Á Long và Chita đã thực hiện việc đổi mũ bảo hiểm thật có trợ giá cho người tham gia giao thông Thủ đô tại 12 địa điểm. Tại các điểm bán hàng trên, người tham gia giao thông khi mua mũ bảo hiểm, mỗi khách hàng sẽ được giảm giá từ 30.000 – 100.000 đồng/mũ, tùy loại so với giá niêm yết của nhà sản xuất.
Đây là một trong những hành động thiết thực của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia nhằm cung cấp cho người tham gia giao thông những chiếc mũ bảo hiểm chính hãng, có tác dụng bảo vệ sự an toàn cho người sử dụng khi xảy ra va chạm tai nạn giao thông và bảo vệ người tiêu dùng trước nạn mũ giả đang được bày bán tràn lan trên vỉa hè các tuyến phố của các thành phố lớn.
Theo vietbao
Đìu hiu "chợ người"
Hàng trăm "thợ đụng" ở các "chợ người" tại Hà Nội ai thuê gì làm đó, miễn là có tiền nhưng năm nay, dù giáp Tết, họ vẫn không dễ kiếm được việc.
Hà Nội những ngày đông, mưa phùn và rét mướt. 0 giờ, tôi khoác vội chiếc áo ấm, đội mũ len, rảo bước tới chợ đầu mối rau củ quả Long Biên. Lúc này, chợ đã tấp nập người mua bán. Theo Ban Quản lý chợ Long Biên, ở đây có khoảng 500 người làm nghề bốc vác, gánh hàng thuê.
Sống về đêm
Ngay dốc cổng chợ Long Biên, một người đàn ông nhễ nhại mồ hôi cúi gập người, oằn mình cố kéo chiếc xe hàng nặng lặc lè. Bỗng "rầm!", hơn 10 thùng hàng đổ uỵch, trái cây lăn lóc khắp đường. "Làm ăn kiểu gì thế, hỏng hết đồ của người ta rồi, còn bán buôn được gì?" - người đàn bà chủ hàng theo sau cất giọng quát tháo ầm ĩ. Người đàn ông lí nhí phân trần rồi quay sang bà vợ và anh con trai chừng 20 tuổi đang lúi húi nhặt lại những quả cam, mắng: "Đã bảo lấy đà đẩy thật mạnh mà chẳng nghe! Người ta mà trừ tiền công thì lấy gì ăn?".
Một nhóm "thợ đụng" mòn mỏi chờ việc ở Hà Nội
Sau khi gia đình ấy kéo được xe hàng và bốc lên chiếc ô tô tải ở góc chợ, tôi đến hỏi thăm thì được biết người đàn ông tên Luân, quê huyện Ân Thi - Hưng Yên, lên chợ Long Biên làm "thợ đụng" được 5 năm nay. "Gia đình tôi thuê nhà ở dưới bãi sông Hồng. Mỗi đêm, bình thường thì cả nhà cũng kiếm được hơn 200.000 đồng nhưng dạo này đói kém lắm" - ông buồn bã.
Đêm Hà Nội trời rét buốt, những lao động tự do ở "chợ người" tại đây vẫn phong phanh, cần mẫn đợi hàng về. Nhiều ánh mắt mệt mỏi, đăm chiêu gắng gượng trong đêm khuya. Khi tôi giơ máy ảnh định chụp, một phụ nữ vội quay mặt đi chỗ khác, xua tay: "Có đẹp đẽ gì đâu mà chụp".
Trò chuyện một hồi, chị cho biết tên Hải, quê Thanh Hóa. "Chụp ảnh đăng báo nhỡ con cái tôi ở quê biết, chúng lại xấu hổ với bạn bè. Từ ngày chồng mất cách đây 3 năm, một nách 4 đứa con, tôi phải gửi ông bà nội rồi lên đây kiếm sống. Đêm nào có việc, tôi cũng kiếm được hơn 100.000 đồng. Tằn tiện tiền trọ, tiền ăn thì cũng có dư chút đỉnh gửi về nuôi con nhưng dạo này ế ẩm lắm" - chị than thở.
4 giờ. Mưa vẫn rơi nặng hạt. Hết hàng, nhiều "thợ đụng" lục đục lê bước về chỗ trọ sau một đêm vất vả. "Phố thị ngày càng khó sống, nhiều người đành trở lại quê nhà, phó mặc cái nghèo đeo bám" - ông Luân bộc bạch.
Một nhóm "thợ đụng" chờ việc ở Hà Nội
Ế chỏng chơ
Trọn buổi sáng đứng chờ việc ở vườn hoa Hà Đông - Hà Nội, một nhóm "thợ đụng" hàng chục người quê ở huyện Giao Thủy - Nam Định vẫn không có người thuê. "Cả tuần nay, chúng tôi cứ ra đây ngồi thế này rồi lại về mà chẳng có ai gọi làm gì" - một người đứng tuổi tên Đoàn rầu rĩ.
Trưa, tôi về dùng bữa cơm cùng họ ở khu nhà trọ tồi tàn, ẩm thấp ở xóm 2, phường Hà Cầu, quận Hà Đông. Một anh tên Phán dẫn tôi vào căn phòng rộng khoảng 8m2. "Phòng thế này mà 5 người ở đấy. Cái phản bên kia là vợ chồng chị gái tôi nằm, còn phản này là chỗ ngủ của tôi và 2 đứa cháu. Mùa hè thì chật chứ lạnh thế này, nằm ấm lắm" - anh hóm hỉnh.
Bữa ăn trưa có bát canh dưa chua nấu cá trôi, cải bắp xào cà chua. Tôi thắc mắc: "Chẳng có việc làm mà ăn "sang" thế?". "Hôm nay có khách nên anh em cải thiện tí. Chẳng mấy khi chú tới đây" - anh Phán niềm nở.
Bên mâm cơm, chuyện đời cứ chảy tràn. Nhóm "thợ đụng" Giao Thủy cho biết làm nghề này cũng có ngày kiếm được vài trăm ngàn đồng nhưng nhiều khi cả tuần chẳng bói ra cắc bạc. Nhóm của ông Đoàn, anh Phán có khoảng 50 người cùng quê Giao Thủy, lên khu vườn hoa Hà Đông gần 10 năm nay, thuê chung dãy trọ ở phường Hà Cầu, cứ 5 người chung một phòng bé tẹo, 1,5 triệu đồng/tháng. "Ai ới gì làm nấy, "nhạc" nào tụi này cũng "nhảy" được. Bởi thế, người ta mới gọi tụi tôi là "thợ đụng" - một anh tên Chính giải thích.
Bữa cơm đang ăn dở bỗng điện thoại của Chính réo vang. Anh nghe xong, quay sang vợ, hồ hởi: "Có việc cho bà đây, đi lau nhà ở khu Thanh Bình. Họ cần 2 người, số điện thoại đây. Bà kêu thêm con Hảo rồi chị em đi đi. Tiền công 150.000 đồng, nhà 2 tầng. Nhanh lên, kẻo chủ nhà chờ lâu không thấy đến, họ lại gọi người khác mất".
Đang ăn, anh Chính bỗng buông chén, bảo tôi: "Chú thông cảm, cứ ngồi chơi nhé, anh phải chạy ra "công ty" đã, xem có khách không". Tôi không khỏi bật cười khi nghe Chính giải thích "công ty" của các anh là lề đường Trần Phú ở vườn hoa Hà Đông. "Việc ngày càng ít mà "thợ đụng" ngày càng đông nên nếu có việc thì cứ phải san sẻ cho nhau. Mình có miếng cơm thì anh em cũng phải có tí cháo" - anh Phán "triết lý".
Những năm trước, dịp cận Tết, hàng hóa và công việc nhiều, mỗi "thợ đụng" siêng năng có thể kiếm được vài triệu đồng/tháng. "Giờ thì mỗi ngày kiếm được vài chục ngàn đồng đã khó. Đến "công ty", cả ngày chúng tôi cứ ngồi nhìn nhau" - ông Đoàn chua chát.
Ráo mồ hôi là hết tiền!
Cách vườn hoa Hà Đông không xa, trên đường Nguyễn Trãi, tôi cũng bắt gặp những ánh mắt khắc khoải, mệt mỏi của những lao động ở "chợ người" gần cổng chợ Phùng Khoang, huyện Từ Liêm.
Ông Khánh và những lao động tự do khắc khoải chờ việc gần cổng chợ Phùng Khoang
"Mấy ngày nay, tụi tôi cứ ngồi ngáp vặt, chẳng ai thuê làm gì cả. Hơn 20 năm từ Nam Định lên Hà Nội, chúng tôi như con chim đi kiếm mồi, kiếm được nhiều thì con no, ít thì con đói. Cái nghề này nó bạc, ráo mồ hôi là hết tiền" - một người tên Khánh cám cảnh.
Theo 24h
Tặng quà tối đa 400.000 đồng cho người có công dịp Tết Nguyên đán Theo quyết định của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc tặng quà các đối tượng có côngvới cách mạng nhân dịp Tết Quý Tỵ 2013, có 2 mức quà tặng gồm 400.000 đồng/suất và 200.000 đồng/suất. Mức quà 400.000 đồng được áp dụng với những trường hợp đang được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hằng tháng, như người hoạt...