Hà Nội mở rộng việc trông xe dưới lòng đường
Sở GTVT vừa đề nghị Thành phố tiếp tục triển khai thí điểm trông xe tại lòng đường 2 tuyến phố Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo trước khi tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình ra các tuyến khác…
Bộc lộ nhiều bất cập
Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Hoàng Linh, sau 3 tháng triển khai thí điểm trông giữ xe dưới lòng đường tại 2 tuyến phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, tình hình trật tự an toàn giao thông đã đi vào nề nếp, các chủ phương tiện đã có ý thức đỗ vào các vị trí đỗ xe theo quy định, bộ mặt hai tuyến phố đã được cải thiện rõ nét.
“Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục khắc phục điều chỉnh, đó là hiện tượng các phương tiện ô tô, xe máy dừng đỗ trên hè, lòng đường ngoài khu vực điểm đỗ ở một số vị trí vẫn còn lộn xộn gây bức xúc cho các tổ chức cá nhân. Tại một số vị trí trước cổng cửa cơ quan, đơn vị không thu được theo hình thức vé lượt theo quy định như mục tiêu ban đầu đề ra.” – ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết.
Trong khi đó, theo Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa, trong thời gian đầu triển khai thực hiện, do có sự hỗ trợ của các lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông vận tải nên không có các phương tiện dừng, đỗ xe sai quy định. Nhưng hiện nay, tình trạng xe ô tô đỗ dừng sai trên hè phố, lề đường có chiều hướng tái vi phạm trở lại, gây lộn xộn.
Ngoài ra, việc kẻ vạch chéo khoảng 50-60 độ để trông giữ xe đã khiến lòng đường bị thu hẹp và khi xe ô tô ra vào điểm đỗ gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông trên đường phố.
Trong khi đó, trên phố Trần Hưng Đạo, hiện đang bố trí xe từng đoạn lệch nhau chứ không bố trí thống nhất cùng một bên, dẫn đến tim đường bị lệch, các phương tiện di chuyển qua ngã tư phải di chuyển hình chữ Chi, gây mất an toàn giao thông.
Một vấn đề khá “nan giải”, đó là trên 2 tuyến phố này có nhiều cơ quan thuộc Trung ương và Thành phố như Văn phòng Quốc hội, Bộ Tài chính, Viện KSND Tối cao, TÁN Tối cao, Bộ GTVT, Trung ương Đoàn… và nhiều trụ sở cơ quan lớn, thiếu chỗ đỗ xe của cơ quan và cán bộ công chức, mà nếu gửi xe ô tô thu phí theo giờ sẽ cao hơn so với lương, do vậy thường vi phạm cả lòng đường và vỉa hè, dẫn đến các lực lượng kiểm tra xử lý gặp khó khăn.
Video đang HOT
Mô hình trông xe dưới lòng đường có thể sẽ được nhân rộng trong năm tới ảnh: ANTĐ
Tiếp tục thí điểm trước khi nhân rộng
Trước những bất cập nói trên cũng như theo đề nghị của UBND quận Hoàn Kiếm, Sở GTVT vừa đề nghị Công an Thành phố phối hợp với Sở này và chính quyền địa phương và công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội tiếp tục rà soát thống nhất điều chỉnh các vị trí, diện tích đỗ xe bất hợp lý, xóa bỏ vạch sơn cũ, nghiên cứu đề xuất bố trí đỗ xe thống nhất về một bên lề đường trên tuyến phố Trần Hưng Đạo và đỗ xe chéo từ 30 đến 35 độ trong phạm vi điểm đỗ.
Đặc biệt, ông Nguyễn Hoàng Linh đã đề nghị tiếp tục thí điểm kế hoạch tổ chức sắp xếp trông xe trên 2 tuyến phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo thêm một thời gian nữa, đến hết năm 2014 để có cơ sở, điều kiện, điều chỉnh bổ sung rút kinh nghiệm trong công tác đánh giá toàn diện tổng thể các mặt trước khi báo cáo xin ý kiến Thành phố cho tiếp tục thực hiện trên 2 tuyến phố này, cũng như kế hoạch nhân rộng mô hình ra các tuyến phố khác.
Về việc thu phí sử dụng lòng đường, trước mắt, Sở GTVT đề nghị Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội nghiên cứu vận dụng các hình thức thu vé ngày, vé tháng đối với các cơ quan, đơn vị có cán bộ công nhân viên phải thường xuyên đến cơ quan bằng phương tiện xe ô tô của cơ quan và cá nhân phù hợp với điều kiện thực tế.
“Sau thời gian triển khai thí điểm, Liên sở sẽ phối hợp với Công an Thành phố, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức sơ kết kết quả thực hiện, đánh giá hiệu quả chính trị và kinh tế đề xuất hình thức trông giữ xe, nộp phí sử dụng lòng đường theo quy định của Thành phố. ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết.
Trước đó, sau những động thái tưởng như rất kiên quyết về việc cấm trông xe ở vỉa hè, lòng đường (từ năm 2012) nhưng không hiệu quả bởi tình trạng đỗ xe máy, ô tô tràn lan ở vỉa hè và lòng đường, từ ngày 1/72014, Hà Nội đã chính thức cho phép thí điểm trông xe dưới lòng đường phố Lý Thường Kiệt và phố Trần Hưng Đạo có thu phí.
Theo đó, trên phố Lý Thường Kiệt, từ nút giao Lý Thường Kiệt-Lê Thánh Tông đến nút giao Lý Thường Kiệt-Bà Triệu sẽ tổ chức trông, giữ ôtô phía bên số nhà lẻ; đoạn từ nút giao Lý Thường Kiệt-Bà Triệu đến nút giao Lý Thường Kiệt-Lê Duẩn sẽ tổ chức trông, giữ xe ôtô phía bên số nhà chẵn. Còn trên phố Trần Hưng Đạo, đoạn từ nút giao Trần Hưng Đạo-Trần Thánh Tông đến nút giao Trần Hưng Đạo-Bà Triệu sẽ tổ chức trông, giữ xe ôtô bên phía nhà chẵn; đoạn từ nút giao Trần Hưng Đạo-Bà Triệu đến nút giao Trần Hưng Đạo-Lê Duẩn sẽ tổ chức trông giữ xe ôtô bên phía số nhà lẻ.
Việc thu phí được đề xuất là theo giờ đối với xe ôtô gửi trên 2 tuyến phố này theo mức thu của thành phố.
Theo_VnMedia
Taxi ngoại tỉnh vẫn được đưa khách vào Hà Nội
Taxi ngoại tỉnh có quyền đưa khách vào Hà Nội và đón khách về nhưng không được kinh doanh cố định trên địa bàn vì khi đã kinh doanh thì phải có điều kiện Đại diện UBDN thành phố Hà Nội khẳng định.
Thông tin trên được đưa ra trong buổi làm việc của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với UBND thành phố Hà Nội về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và an toàn giao thông ngày 14/8.
Đa số taxi lừa đảo có phù hiệu tỉnh khác
Mấy ngày vừa qua, dư luận Thủ đô đang đặc biệt quan tâm đến thông tin Hà Nội sẽ cấm taxi ngoại tỉnh hoạt động trên địa bàn Thành phố. Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, từ năm 2012, Hà Nội đã quy hoạch phát triển taxi theo kết cấu hạ tầng để đảm bảo an toàn giao thông cũng như phù hợp với nhu cầu của nhân dân. Vì thế, một số doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký hoạt động taxi ở Hà Nội đã đem xe biển số Hà Nội sang tỉnh khác đăng ký kinh doanh, sau đó về Hà Nội hoạt động.
"Hiện nay, trên địa bàn Thủ đô có hơn 2.000 xe taxi đăng ký kinh doanh tại địa phương khác nhưng lại đưa về Hà Nội hoạt động. Vì không đăng ký ở Hà Nội nên những taxi này không có bến bãi, điểm đỗ điểm dừng, cơ quan chức năng cũng không kiểm soát được lái xe, không biết được đạo đức cũng như không kiểm soát được lái xe có nghiện hút không", ông Hùng nói và cho biết thêm, Hà Nội đã phát hiện hơn 50 lái xe taxi nghiện hút và đã loại ra.
Trong kế hoạch siết chặt quản lý hoạt động của taxi mà Thành phố sắp triển khai, taxi hoạt động trên địa bàn sẽ có phù hiệu riêng để phân biệt với taxi các vùng khác. Những taxi không đảm bảo tiêu chuẩn, không được cấp phù hiệu sẽ không được phép hoạt động thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc đổi phù hiệu sẽ được thực hiện miễn lệ phí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và không gây ảnh hương đến hoạt động của doanh nghiệp.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng nhận định, những lái xe taxi ngoại tỉnh thường lợi dụng tăng giá cước, bắt chẹt hành khách vì họ không phải chịu sự quản lý của ai, bởi taxi đăng ký ở ngoại tỉnh nhưng không hoạt động, rồi đến hoạt động tại Hà Nội nhưng không đăng ký.
"Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã xử lý một số trường hợp xe taxi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách, và đa số những xe đó đều có phù hiệu ở tỉnh khác. Vì thế, Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT báo cáo Bộ GTVT cho phép sử dụng 1 loại phù hiệu riêng cho taxi Hà Nội để nhằm phân biệt taxi được phép kinh doanh trên địa bàn Thành phố, từ đó quản lý được chất lượng, số lượng phương tiện, chất lượng người lái và hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố", ông Linh phân tích.
Thông tin Hà Nội cấm taxi ngoại tỉnh đưa đón khách vào hàng lang bệnh viện, khách sạn là không chính thức
Không có chuyện cấm taxi ngoại tỉnh đưa khách vào Thành phố
Những ngày vừa qua, phản ứng về việc Hà Nội sẽ cấm taxi ngoại tỉnh hoạt động trên địa bàn Thành phố, nhiều ý kiến đã e ngại quy định này gây khó khăn cho người dân khi phải dừng taxi ở cửa ngõ Thành phố để đón taxi của Hà Nội. Ngoài ra, còn có thông tin cho rằng Hà Nội cũng cấm luôn taxi ngoại tỉnh đưa đón khách vào hàng lang bệnh viện, khách sạn.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Hoàng Linh khẳng định, đó không phải là một thông tin chính thống mà chỉ là một đề xuất được đưa ra trong hội nghị nhưng đã không được thông qua.
Ông Linh cũng cho biết, kế hoạch cấp đổi phù hiệu cho xe taxi đã được lập từ tháng 6, dự kiến cuối tháng 8 sẽ bắt đầu cấp đổi và hết tháng 9 sẽ cấp đổi xong phù hiệu. Trong quá trình cấp đổi phù hiệu sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Đồng tình với việc siết chặt hoạt động taxi, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng, Hà Nội đã có quy hoạch taxi từ năm 2012 nên phải quyết thực hiện theo quy hoạch đó. Phó Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông cho biết, ông đánh giá cao việc Hà Nội đề xuất có phù hiệu taxi riêng để siết chặt hoạt động hình thức kinh doanh vận tải hành khách này.
Chỉ đạo tại buổi làm việc với Hà Nội về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và an toàn giao thông, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thành phố siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải, đặc biệt xử lý nghiêm taxi "dù" và hơn 2.000 taxi đăng ký kinh doanh ở ngoại tỉnh sau đó lại ngược về Hà Nội hoạt động.
Theo_VnMedia
Những tình tiết kinh hoàng vụ giết người, phân xác phi tang rúng động Đội Điều tra truy xét trọng án của phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45), CA TP.HCM cho biết bước đầu đã làm rõ các tình tiết liên quan đến việc đối tượng Đặng Văn Tuấn (SN 1971, ngụ đường Trần Đình Xu, phường Cầu Kho, quận 1) sát hại dã man bà Bùi Thị H (SN 1974, ngụ đường...