Hà Nội mở rộng khu vực triển khai xe điện 4 bánh vận chuyển khách
Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội cho biết đang tổ chức lấy ý kiến xây dựng Đề án Quy định số lượng xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh.
Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội cho biết đang tổ chức lấy ý kiến xây dựng Đề án “Quy định số lượng xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh hoạt động theo khu vực trên địa bàn thành phố phù hợp với kết cấu hạ tầng và an toàn giao thông”.
Trên kết quả nghiên cứu và các quy hoạch liên quan, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội cùng đơn vị tư vấn vừa khảo sát, lập danh sách thêm 8 khu vực có thể triển khai loại hình phương tiện xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện.
8 khu vực đó là: Vườn quốc gia Ba Vì; Làng cổ Đường Lâm; Chùa Hương; Làng nghề gốm sứ Bát Tràng; Khu du lịch sinh thái xã Hồng Vân – Thường Tín; Thiên Sơn – Suối Ngà; Công viên Yên Sở và Khu du lịch Thác Bạc – Suối Sao.
Video đang HOT
Để đảm bảo an toàn khi vận hành mô hình này, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội đưa ra một số quy chuẩn để quản lý: Về hạ tầng, tuyến đường xe điện hoạt động phải có mặt đường rộng tối thiểu 3,5m, độ dốc dọc dưới 10%. Điểm đầu và cuối tuyến phải có đủ diện tích cho xe quay đầu, đỗ xe bảo đảm an toàn giao thông, có bảng thông tin (tên tuyến; số hiệu tuyến; hành trình; tần suất chạy xe; thời gian hoạt động trong ngày của tuyến; số điện thoại của cơ quan quản lý tuyến và doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến…).
Các đơn vị tham gia hoạt động vận tải khách bằng xe điện 4 bánh cần phải đăng ký kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô. Các tuyến mở mới cần xây dựng đề án thí điểm gửi Sở thẩm định và phải được sự đồng ý của UBND quận, huyện, thị xã nơi tuyến xe điện đi qua. Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật, phải có hợp đồng lao động và được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về vận tải hành khách, an toàn giao thông.
Đơn vị đăng ký kinh doanh cũng phải đăng ký màu sơn, logo của đơn vị và niêm yết giá cước, số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã lên xe để hành khách được biết, có đầy đủ các phương án bảo đảm an toàn cho hành khách khi phương tiện tham gia giao thông.
Phương tiện vận chuyển phải gắn thiết bị giám sát hành trình, bảo đảm tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông…
Trước đó, Hà Nội đã cho phép xe điện 4 bánh hoạt động trong lòng phố cổ phục vụ du lịch từ tháng 6/2010. Đến nay, toàn thành phố đã có 88 phương tiện thuộc 5 doanh nghiệp khai thác vận hành. Qua thời gian thí điểm, xe điện được đánh giá có hiệu quả cao, mức giá hợp lý, đem đến cảm giác gần gũi, thân quen và bình yên trong lòng du khách khi chiêm ngưỡng phố cổ Hà Nội.
Kết quả khảo sát cho thấy, có tới hơn 67% người được phỏng vấn có nhu cầu sử dụng xe điện làm phương tiện tham quan tại Hà Nội./.
Quán bar Buddha từng là ổ dịch Covid-19 hoạt động trở lại với tên Quán Không Tên
Quán bar Buddha từng có 18 người nhiễm Covid-19 từ ca bệnh 91, phi công người Anh vừa trở lại hoạt động với tên mới là Quán Không Tên
UBND quận 2 vừa gửi UBND TP.HCM báo cáo về hoạt động của hộ kinh doanh Quán ăn Thái (B.V.D.D.H.A) - "Bar Buddha".
Theo đó, Quán ăn Thái tại quận 2 đã làm thủ tục đăng ký thay đổi tên hộ kinh doanh với tên mới "Hộ kinh doanh Quán Không Tên", đồng thời thực hiện xong việc sơn lại bóng mờ logo của bảng hiệu cũ.
Quán bar Buddha hoạt động trở lại với tên "Quán Không Tên"
Báo cáo của UNBD quận 2 cũng cho biết, Đoàn công tác liên ngành gồm Sở VH&TT, Sở TT&TT cùng các ban ngành liên quan đã kiểm tra điều kiện hoạt động của Quán Không Tên, ghi nhận quán đã tháo dỡ toàn bộ biển hiệu, hình ảnh có yếu tố tôn giáo.
Hiện nay, hộ kinh doanh này hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp mới.
Ngoài ra, UBND quận 2 đã chỉ đạo UBND phường Thảo Điền và các phòng ban, đơn vị chức năng quận tiếp tục theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh và các biện pháp an toàn phòng, chống dịch bệnh đối với cơ sở này.
Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng cho biết, trước đó, quán này đăng ký với tên Quán ăn Thái B.V.D.D.H.A còn cái tên Buddha thì họ đăng ký biểu tượng sở hữu trí tuệ với tên: B.U.D.D.H.A (Buddha). Vì thế, nếu hoạt động trở lại họ chỉ được dùng tên đăng ký nhà hàng ăn uống, còn biểu tượng Buddha phải gỡ xuống vì "đăng ký sở hữu trí tuệ" đã hết thời hạn.
Trước đó, quán bar Buddha là "ổ dịch" với 18 ca nhiễm Covid-19, xuất phát từ ca 91, phi công người Anh. Chính quyền TP.HCM đã phong tỏa quán này.
Đến ngày 23/4, quán được dỡ bỏ phong tỏa nhưng chưa được phép hoạt động trở lại vì phải khắc phục những sai phạm về tên bảng hiệu, yêu cầu kinh doanh đúng ngành nghề hoạt động theo đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh cá thể. Chủ quán phải gỡ bỏ các tranh ảnh, tượng phật, các yếu tố tôn giáo..., gỡ bỏ bảng hiệu mang tên "Buddha" trang trí trước quán...
Xe khách cháy rụi ở Hà Nội Xe khách 40 chỗ đi hướng từ Công viên Yên Sở đến bến xe Mỹ Đình, trên lối vào đường vành đai 3 trên cao đã bốc cháy, tối 20/6. Xe khách bốc cháy tại lối lên vành đai ba. Video: Trần Cường Khoảng 19h45, xe khách biển Hà Nội loại 40 chỗ đi từ quốc lộ 5 hướng về bến xe Mỹ...