Hà Nội: Miễn phí thuê mặt bằng đối với các hộ bán hoa, cây cảnh dịp Tết
Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lên kế hoạch tổ chức 78 điểm chợ hoa Xuân phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Thời gian hoạt động của các chợ hoa từ ngày 12/1/2022 (tức ngày 10 tháng 12 Âm lịch) đến 20 giờ ngày 31/1/2022 (tức ngày 29 tháng 12 Âm lịch).
Người dân mua sắm tại chợ hoa Hàng Lược. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp tạo điều kiện cho các đơn vị trưng bày, giới thiệu cây cảnh, hoa, quả, các sản phẩm hàng Tết và các sản phẩm làng nghề truyền thống, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tham quan, giải trí của nhân dân, du khách đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đảm bảo an toàn, trật tự, văn minh đô thị và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Thực hiện chỉ đạo trên, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng cho biết, nhằm chia sẻ khó khăn và giảm thiệt hại đối với các hộ trồng hoa, cây cảnh, hộ làm nghề thủ công mỹ nghệ do dịch COVID-19 gây ra, Ủy ban nhân dân quận sẽ miễn phí tiền thuê mặt bằng khi các hộ kể trên có nhu cầu trưng bày sản phẩm tại Chợ hoa Xuân Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn quận.
Theo đó, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng tổ chức 2 điểm Chợ hoa Xuân tại khuôn viên Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (số 46 phố Thanh Nhàn, số 1 phố Võ Thị Sáu thuộc phường Thanh Nhàn) và khu vực phố Trần Nhân Tông – đối diện hồ Thiền Quang (thuộc phường Nguyễn Du).
Video đang HOT
Chợ hoa Xuân được tổ chức từ ngày 15 đến 30/1 (tức ngày 13 đến 29 tháng Chạp) và mở cửa từ 7 giờ đến 22 giờ hằng ngày để phục vụ nhân dân tham quan và mua sắm. Cụ thể, Chợ hoa Xuân tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô với quy mô 133 gian hàng có diện tích khoảng 9m2/gian hàng. Còn Chợ hoa Xuân tại khu vực phố Trần Nhân Tông với quy mô 58 gian hàng có diện tích từ 35m2 đến 60m2/gian hàng.
Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng khuyến nghị, người dân, doanh nghiệp có nhu cầu tham gia trưng bày, bán hàng miễn phí tại 2 địa điểm trên, cần liên hệ với Ủy ban nhân dân phường Thanh Nhàn số điện thoại 0243.9727870, Ủy ban nhân dân phường Nguyễn Du số điện thoại 0243.9435233 để được hướng dẫn, tránh bị các đối tượng “cò” lợi dụng dụ dỗ thuê mặt bằng với giá cao, gây mất trật tự xã hội.
Theo ông Phan Văn Phúc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân quận Hai Bà Trưng, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19, ngoài các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại chợ hoa xuân, UBND quận tuyên truyền đến các nhà vườn tham gia bày bán sản phẩm và người dân đi mua sắm tuân thủ nghiêm công tác phòng, chống dịch cũng như đảm bảo vệ sinh xung quanh khu vực chợ hoa.
Tại cổng vào chợ hoa đều được bố trí bảng QR code để người dân quét phục vụ công tác phòng, chống dịch. Trước mỗi gian hàng đều bố trí nước rửa tay sát khuẩn và ban tổ chức thường xuyên nhắc nhở trên loa phát thanh yêu cầu người đến tham quan luôn thực hiện 5K. Cùng với đó, Ủy ban nhân dân quận còn bố trí lực lượng giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ trông giữ phương tiện hàng hóa, bố trí điện, nước hỗ trợ các chủ vườn có sản phẩm bày bán và phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Doanh nghiệp vận tải sẵn sàng phục vụ Tết Nhâm Dần
Ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã sẵn sàng kế hoạch phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội Xuân Nhâm Dần 2022 trên cơ sở đảm bảo an toàn và tuân thủ nghiêm quy định phòng chống dịch COVID-19.
Linh hoạt các phương án vận tải
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp vận tải khách liên tỉnh, hợp đồng và du lịch ở Hà Nội đã lên phương án bố trí xe dự phòng, xe tăng cường để phục vụ, kịp thời đáp ứng khi cần thiết; đồng thời, xây dựng phương án phối hợp với các lực lượng công an thành phố, chính quyền địa phương, thanh tra giao thông... để giữ gìn trật tự an ninh, an toàn giao thông trong và ngoài bến xe.
Theo nhận định của lãnh đạo các bến xe, nhu cầu đi lại trong dịp Tết, lễ hội Xuân 2022 sẽ không căng thẳng như hàng năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn phức tạp, hoạt động vận tải trong điều kiện thích ứng an toàn chưa hồi phục, hành khách vẫn e ngại đến chỗ đông người... Vì vậy, các bến xe đều thực hiện bán vé trực tuyến, hạn chế tối đa để hành khách phải xếp hàng và triển khai sớm nhiều hình thức bán vé đến tận tay hành khách; chủ động ký hợp đồng với các trường đại học, cao đẳng, khu công nghiệp, khu chế xuất, đơn vị lực lượng vũ trang... có nhu cầu vận chuyển khách đi các địa phương khác.
Ngành Đường sắt triển khai bán vé tàu Tết Nhâm Dần 2022.
Các bến xe cũng tuân thủ nghiêm quy định về phòng chống dịch COVID-19; tăng cường tuyên truyền trên hệ thống thông tin của bến để hành khách nâng cao Ngành Đường sắt triển khai bán vé tàu Tết Nhâm Dần 2022. ý thức phòng chống dịch COVID-19; thực hiện nghiêm việc kiểm tra, kiểm soát xe ra vào bến đăng ký đón trả khách, kiểm tra chất lượng phương tiện, người lái, hàng hoá, hành lý để kịp thời ngăn chặn, xử lý nếu phát hiện vi phạm...
Đối với vận tải taxi, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp bố trí phương tiện đảm bảo về số lượng, chất lượng, đáp ứng các điều kiện theo quy định; tuân thủ nghiêm quy định về phòng chống dịch COVID-19; niêm yết giá cước trên xe, kê khai giá. Riêng các đơn vị vận tải khách bằng xe buýt bố trí xe đảm bảo số lượng và chất lượng tham gia hoạt động trên các tuyến, tăng cường thông tin, tuyên truyền về thời gian chạy, lộ trình hoạt động tại các bến xe khách liên tỉnh, khu vực nhà ga, tuyến qua khu vực lễ hội; xây dựng kế hoạch bố trí xe tăng cường phục vụ trên các tuyến thông qua các bến xe Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Nước Ngầm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Ga Hà Nội, điểm trung chuyển Long Biên, Cầu Giấy, Hoàng Quốc Việt... trong những ngày cao điểm để kịp thời giải toả khách khi lượng khách tăng đột biến.
Đường sắt, Hàng không cũng sẵn sàng
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải đường sắt liên quan triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn vận tải trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân Nhâm Dần năm 2022, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng, biểu đồ chạy tàu; đồng thời, bám sát diễn biến của luồng hành khách đi tàu để chủ động lập thêm toa tàu, đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của hành khách, nhất là trên các tuyến đường sắt Bắc - Nam, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng.
Từ ngày 15/12, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) đã triển khai chương trình khách hàng thân thiết kể từ ngày 1/1/2022 đến hết 31/12/2022. Khách hàng tham gia chương trình sẽ được quy đổi từ điểm tích lũy sang tiền giảm giá vé tàu khi hành khách đã tích lũy được tối thiểu 20 điểm; hành khách hạng bạc được giảm 10% giá vé, hành khách hạng vàng được giảm 15% giá vé.
Cụ thể, nếu khách hàng chưa sử dụng hết số điểm đã tích lũy trong chương trình khách hàng thân thiết năm 2021, khách hàng tiếp tục được sử dụng số điểm tích lũy của năm 2021 để quy đổi ra tiền giảm giá vé tàu, đồng thời được cộng dồn với số điểm tích lũy trong năm 2022 để xét nâng hạng khách hàng hạng vàng, hạng bạc trong năm 2022. Với quy định mới này, khách hàng đã tham gia chương trình khách hàng thân thiết năm 2021 có thể tích lũy điểm, được giảm giá khi mua vé tàu Tết Nhâm Dần 2022 nếu đủ điều kiện.
Riêng đối với hàng không, khác với mọi năm, do diễn biến dịch COVID-19 còn phức tạp, đến thời điểm hiện tại vé máy bay Tết vẫn còn nhiều, với mức giá tương đối thấp. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều hành khách vẫn đang lưỡng lự, chưa quyết định do sợ ảnh hưởng dịch bệnh. Nếu đặt vé Vietnam Airlines bay ra Hà Nội vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Âm lịch ngày 29/1 (tức 27 tháng Chạp) và bay vào TP Hồ Chí Minh ngày cuối cùng (ngày 6/2, tức ngày mùng 6 Tết), giá vé khứ hồi của Vietnam Airlines ở mức xấp xỉ 7,2 triệu đồng (đã bao gồm thuế phí). Nếu chọn bay Vietjet hạng economy, khách hàng sẽ chỉ phải trả khoảng 4,4 triệu đồng/vé khứ hồi. Còn nếu chọn bay Bamboo Airways, hành khách sẽ phải trả khoảng 5,4 triệu đồng cho một cặp vé khứ hồi hạng economy...
Trên cơ sở số liệu bán và đặt chỗ thực tế của từng đường bay cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam sẽ phối hợp với các hãng hàng không rà soát, xem xét nhu cầu tăng tải cung ứng của từng đường bay, đề xuất, báo cáo Bộ GTVT trước ngày 10/1/2022.
Trồng cây cảnh ở nơi này của tỉnh Vĩnh Long, dân đang trèo thang chăm mai vàng, chưa Tết đã bán được 3 tỷ Lo lắng sức mua bị giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên năm nay, số hộ trồng cây cảnh của Làng nghề Mai vàng Phước Định (xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) dự kiến tham gia bán ở chợ hoa kiểng tết giảm mạnh so năm ngoái. Theo đó, lượng hoa được người trồng cây cảnh, hoa kiểng,...