Hà Nội: Lý giải việc mưa ngập, hư hỏng bảng tuyên truyền ở nhiều phố
Lượng mưa trên địa bàn chiều 11/5 có cường độ lớn trung bình 100mm, liên tục trong 1 giờ đồng hồ nên đã vượt quá công suất thiết kế của hệ thống thoát nước của thành phố.
Sau cơn mưa lớn đường Phạm Ngọc Thạch như trở thành biển nước. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Sau cơn mưa chiều tối 11/5 gây ngập ở nhiều tuyến phố, tối cùng ngày Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội đã có lý giải về nguyên nhân dẫn tới ngập úng .
Theo bà Nguyễn Việt Hương, Phó Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội , lượng mưa trên địa bàn chiều 11/5 có cường độ lớn trung bình 100mm, liên tục trong 1 giờ đồng hồ nên đã vượt quá công suất thiết kế của hệ thống thoát nước của thành phố dẫn tới trên địa bàn đã xảy ra ngập cục bộ ở một số tuyến phố như Hoa Bằng (Cầu Giấy); Liên Trì-Nguyễn Gia Thiều (Hai Bà Trưng); Ngã tư Phan Bội Châu-Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm); Thụy Khuê đoạn trường Chu Văn An-Dốc La Pho (Tây Hồ); Cao Bá Quát đoạn cổng công ty Môi trường đô thị (Ba Đình); Thành Thái, Trần Bình đoạn UBND phường Mai Dịch đến bệnh viện 19/8 (Nam Từ Liêm) và một số điểm tại quận Thanh Xuân, huyện Thanh Trì, Hoàng Mai…
Để khắc phục tình trạng ngập úng trên một số tuyến phố, Công ty đã vận hành các trạm bơm Yên Sở, Bắc Thăng Long-Vân Trì, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế, Resco, Hầm chui… và cửa phai đưa nước vào các hồ điều hòa phục vụ công tác phòng chống úng ngập.
Ngoài ra, ngay trong lúc trời đang mưa, Công ty đã huy động nhân lực, máy móc thực hiện các biện pháp theo kế hoạch như tua vớt rác tại các cửa cống, khơi thông dòng chảy, đặt biển cảnh báo hướng dẫn giao thông…
Video đang HOT
Nhờ vậy, đến gần 22 giờ ngày 11/5, nước tại các điểm ngập trên địa bàn các quận nội đô đã cơ bản rút hết.
Đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết thêm để đảm bảo công tác phòng chống úng ngập và vệ sinh môi trường, đơn vị tiếp tục triển khai vệ sinh mặt đường, thu gom rác tại các miệng ga, ghi thu trên toàn địa bàn quản lý; bố trí người và phương tiện ứng trực tại các khu vực có nguy cơ ngập úng để kịp thời xử lý khi có mưa lớn tiếp tục xảy ra trong đêm nay và ngày mai 12/5.
Một cây cổ thụ lớn bị đổ gục sau cơn mưa lớn trên phố Phùng Hưng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Ngoài gây ngập úng, cơn mưa lớn chiều ngay kèm theo giông lốc mạnh, kéo dài hàng giờ đồng hồ đã làm cho một số biển báo, khẩu hiệu, băngrôn, biểu ngữ, panô, ápphíc tuyên truyền về bầu cử trên địa bàn Hà Nội hư hỏng; nhiều cây xanh bị gẫy, đổ.
Riêng tại huyện Đông Anh, bước đầu thống kê có hàng chục biểu ngữ, bảng tuyên truyền khổ lớn bị mưa giông làm hư hỏng, văng ra bên đường.
Đoạn đường Cổ Loa cây xà cứ lớn đổ nằm chắn ngang đường, phương tiện không thể đi lại.
Huyện đang cử lực lượng thu dọn để không ảnh hưởng đến giao thông, đồng thời tổ chức chằng buộc lại, thay thế, bổ sung bảng biển để đảm bảo mỹ quan cũng như đảm bảo công tác tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026./.
Vụ sạt lở gây ách tắc đường ven biển Mũi Né: Chủ đầu tư nói gì?
Chủ đầu tư dự án gây sạt lở làm cát đỏ tràn xuống đường, ngập nhà dân cho rằng giải pháp xử lý dứt điểm là sớm làm hệ thống thoát nước.
Mưa lớn và dự án thi công trên đồi cao chưa đấu nối hệ thống thoát nước gây sạt lở làm đất tràn xuống đường ở Mũi Né.
Liên quan công tác khắc phục sự cố sạt lở cát, bùn đỏ tràn xuống đường, ngập nhà dân trên đường ở Mũi Né (thành phố Phan Thiết), chiều 22/4, ông Nguyễn Anh Hùng - Giám đốc điều hành dự án Goldsand Hill Villa cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, nhà thầu thi công đã huy động nhân lực, xe máy dọn dẹp, khắc phục sự cố.
"Sau khi xảy ra sạt lở, công ty đã huy động hàng chục xe ben cùng công nhân làm việc ngay trong đêm để thông đường. Đến chiều 21/4, cơ bản giải tỏa xong hiện trường. Công ty sẽ đền bù thiệt hại cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cát, bùn tràn vào gây hư hỏng xe, đồ đạc", ông Hùng nói.
Về nguyên nhân sạt lở, ông Hùng cho rằng, phần đất phía dưới dự án tiếp giáp đường Huỳnh Thúc Kháng chưa được bàn giao mặt bằng, khi thi công hệ thống đấu nối thoát nước bị người dân cản trở nên ảnh hưởng đến thoát nước khiến nước chảy tràn và gây sạt lở.
Để khắc phục tạm thời, chủ đầu tư sẽ triển khai làm các hồ chứa nước trên cao để điều tiết tránh nước chảy xiết kéo cát tràn xuống đường. UBND tỉnh đã giao đất cho doanh nghiệp thực hiện dự án nhưng hiện nay còn vài hộ dân nằm chồng lấn trong dự án chưa được bàn giao mặt bằng.
"Tại buổi làm việc khắc phục sự cố chúng tôi chỉ kiến nghị UBND tỉnh, thành phố Phan Thiết sớm giải quyết bàn giao mặt bằng, để nhà thầu thi công hệ thống thoát nước giải quyết dứt điểm tình trạng sạt lở nơi đây. Chúng tôi đang mất ăn mất ngủ nơm nớp lo sợ khi trời mưa", ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Nam Long - Phó chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết cho biết, ngay sau khi sạt lở xảy ra, lãnh đạo UBND thành phố đã xuống hiện trường và phối hợp xử lý rốt ráo và tạm ổn.
"Sáng nay (22/4), tôi đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan để xử lý vụ việc", ông Long cho hay.
Trả lời Báo Giao thông về việc vướng mặt bằng thi công hệ thống thoát nước, ông Phạm Quốc Bảo - Phó chủ tịch UBND phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết) cho biết, sau khi xảy ra sạt lở, phường đã phối hợp các đơn vị liên quan làm việc ngày đêm để khắc phục sự cố.
"Vấn đề sạt lở cần được xử lý, những khó khăn vướng mắc còn lại sẽ được xử lý dứt điểm. Tôi đang đi kiểm tra dưới địa bàn sẽ nắm lại thông tin", ông Bảo nói.
Tháng 5/2020, cũng tại dự án bất động sản Goldsand Hill Villa (Công ty TNHH Lộc Tú) cũng xảy ra tình trạng sạt lở đất trên đồi cao làm cát bùn đỏ tràn vào nhà dân, làm ngập đường, gây ách tắc giao thông.
Nhiều công trình cản trở hệ thống thoát nước Nhằm hạn chế tình trạng ngập úng có thể xảy ra trong mùa mưa năm 2021, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và các đơn vị chức năng đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp tăng khả năng tiêu, thoát nước. Tuy nhiên, công tác thoát nước mùa mưa năm nay được dự báo gặp không ít khó khăn....