Hà Nội: Liên kết 4 nhà trong xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn
Đi kèm với sự phát triển nhanh của sản xuất làng nghề, việc ô nhiễm môi trường tại nông thôn Hà Nội ngày càng phức tạp.
Do đó, đòi hỏi phải có giải pháp thiết thực, hiệu quả, sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân; trong đó có vai trò quan trọng của 4 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.
Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối cung cầu qua thương mại điện tửHà Nội: 200 tỷ đồng thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021 – 2025
Sáng ngày 29/9, Ban Chỉ đạo Chương trình số 02- CTr/TU của thành ủy Hà Nội về “ Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020″ đã tổ chức hội thảo liên kết 4 nhà về xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn trên địa bàn TP. Hà Nội.
Vẫn đối mặt với ô nhiễm nước thải, rác thải rắn
Báo cáo tổng quan môi trường nông thôn ở Hà Nội, ông Chu Phú Mỹ – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – cho biết: Về nước thải, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, trong đó có 26 cụm công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải, 11 cụm công nghiệp đã được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP. Hà Nội đang tiến hành triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2020 và năm 2021; còn lại 33 cụm công nghiệp hiện nay do chưa hoàn thành hạ tầng, các đơn vị sản xuất trong cụm chưa lấp đầy nên chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Ông Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội phát biểu tại hội thảo
Còn tại các làng nghề, theo kết quả điều tra, khảo sát, lấy mẫu và phân tích nguồn nước tại 292 làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội từ năm 2017-2020 có 139 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng (chiếm 47,6%), có 95 làng nghề ô nhiễm (chiếm 32,5%), có 58 làng nghề không ô nhiễm về nguồn nước (chiếm 19,9%), tỷ lệ nước thải làng nghề được thu gom xử lý chỉ chiếm khoảng 5,2%.
Về nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư đô thị, ven đô và nông thôn đều chưa được xử lý đúng cách, nước thải từ các khu vệ sinh mới chỉ được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, chất lượng chưa đạt yêu cầu xả ra môi trường, là nguyên nhân gây ô nhiễm, lây lan bệnh tật.
Việc phân loại rác thải rắn nói chung và ở các làng nghề không được phân loại để tái sử dụng, mà được vận chuyển về khu xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) hoặc Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) để xử lý. Do giá thu gom rác thải công nghiệp nguy hại khá cao từ 2.000 – 4.000 đồng/kg, nên vẫn còn hiện tượng người dân đổ trộm hoặc tự ý đốt bỏ rác thải ở một số nơi, gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan khu vực nông thôn. Trong khi đó, chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình cũng chưa được phân loại xử lý tại nguồn, trong đó rác thải hữu cơ là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường; rác thải sinh hoạt chưa được xử lý chuyển đi chôn lấp tại các bãi rác tập trung nên đã chuyển từ điểm ô nhiễm nhỏ sang khu ô nhiễm lớn.
Cần sự chung sức của 4 nhà
Video đang HOT
Tính đến cuối năm 2020, Hà Nội có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 96,1%, hoàn thành trước hạn 2 năm mục tiêu đề ra, đứng đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới, với nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Về những làng quê, nông thôn Hà Nội hôm nay, không ai có thể phủ nhận sự thay đổi lớn trên tất cả các lĩnh vực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khu vực nông thôn Hà Nội được nâng lên rõ rệt, người dân vui mừng, phấn khởi vì những lợi ích thiết thực mà chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, làng nghề, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn còn nhiều vướng mắc, hạn chế.
Ông Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hà Nội – đánh giá, đi kèm với sự phát triển nhanh của sản xuất làng nghề, việc ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp; đòi hỏi phải có giải pháp thiết thực, hiệu quả, sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân; trong đó có vai trò quan trọng của 4 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng tham quan gian hàng trưng bày, giới thiệu thành tựu nghiên cứu khoa hoc và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường đã và đang được triển khai trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước
Phát biểu kết luận tại hội thảo, bà Ngô Thị Thanh Hằng – Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội – đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của các sở ban ngành, các quận, huyện, thị xã, các xã và đặc biệt là sự tham gia tích cực của nhân dân toàn thành phố trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần hoàn thành mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là nước thải và rác thải rắn đang là vấn đề tồn tại rất lớn, được cả xã hội quan tâm.
Để khắc phục những tồn tại hạn chế về nước thải và chất thải rắn ở khu vực nông thôn là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thời gian vừa qua, Ban chỉ đạo Chương trình 02 của thành ủy yêu cầu các ban, ngành chức năng, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể của thành phố, cũng như cấp uỷ, chính quyền, Ban chỉ đạo huyện, thị xã, các xã cần tiếp tục tập trung rà soát, nghiên cứu tham mưu thành phố ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường trong xử lý môi trường khu vực nông thôn.
Đối với các cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu xử lý nước thải tập trung; kiểm tra, rà soát, nâng cấp các hệ thống xử lý cũ không đáp ứng yêu cầu thay thế bằng hệ thống xử lý công nghệ mới thân thiện với môi trường. Đối với các làng nghề, tập trung đánh giá tác động môi trường của các làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó đưa ra giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm; nghiên cứu, quy hoạch, mở rộng cụm công nghiệp làng nghề để đưa các hộ sản xuất ra khỏi khu dân cư…
Đối với chăn nuôi, cần áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới để thu gom cơ bản chất thải rắn trước khi đưa vào hệ thống hầm khí sinh học (biogas), sau đó tiếp tục qua một hệ thống hồ lắng, hồ sinh học để lọc sạch nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra môi trường. Đối với rác thải sinh hoạt phải được phân loại từ đầu nguồn và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra cần xây dựng các khu, cụm dân cư nông thôn sinh thái (sáng – xanh – sạch – đep – văn minh), tăng tỷ lệ cây xanh trên một đơn vị diện tích khu dân cư nông thôn; tăng mật độ và đa dạng hóa các mô hình trồng cây xanh ven đường, trồng hoa tại các khu vực công cộng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng các mô hình thí điểm về ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới đối với làng nghề để giảm thải chất thải gây ô nhiễm môi trường từ đầu nguồn sản xuất và nâng cao giá trị và hiệu quả cho đơn vị sản xuất.
Hà Nội tăng chất xám làm nông thôn mới
"Chương trình số 02-CTr/TU vẫn là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2020-2025 nhưng đòi hỏi cao hơn.
Hà Nội hướng tới mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) ở 100% xã, huyện; 40% xã NTM nâng cao; 20% xã NTM kiểu mẫu; 5 huyện phát triển thành quận".
Bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020" nhấn mạnh như vậy khi chủ trì Hội nghị giao ban quý III của Ban chỉ đạo, tổ chức mới đây.
Hộ nghèo giảm mạnh
Sau gần 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM và Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, Hà Nội đã có 6 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM, 355 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 92,9% số xã), 13 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Thu nhập của người dân khu vực nông thôn ngày càng tăng, năm 2019 đạt bình quân 51,5 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn đến tháng 6/2020 giảm còn 0,46%.
Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình 02 kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại huyện Đan Phượng. Ảnh: Đ.C
Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội
355 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 92,9% số xã).
13 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
51,5 triệu đồng/người là thu nhập bình quân khu vực nông thôn 2019.
0,46% là tỉ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn đến tháng 6/2020.
Đáng chú ý, đến nay Hà Nội đã có 3 huyện không còn hộ nghèo, gồm: Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức.
Ông Nguyễn Tiến Minh - Bí thư Huyện ủy Thường Tín cho biết, đến nay thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn của huyện đã đạt 56 triệu đồng/năm.
Huyện đang có 4 xã Văn Bình, Nhị Khê, Hà Hồi, Tử Tiên triển khai xây dựng NTM nâng cao và phấn đấu trong năm nay, Thường Tín sẽ có 100 sản phẩm OCOP tham gia đánh giá phân hạng.
"Cùng với việc đẩy mạnh xây dựng xã Hồng Vân đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, huyện đang tích cực mời gọi đầu tư, tăng cường cải cách hành chính nhằm tăng thu ngân sách, tiến tới cân bằng thu - chi và đạt mức thu nhập bình quân đầu người 82 triệu đồng/năm vào năm 2025" - ông Minh nói.
GS-TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, tiến độ triển khai đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội giai đoạn 2020-2025, đến nay học viên đã xây dựng kế hoạch, tập trung vào phân tích thực trạng, xây dựng chiến lược nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, thể chế và chính sách... cho nông nghiệp và nông thôn Thủ đô.
Bà Lan cho rằng: "Để đáp ứng quá trình đô thị hóa, tỷ trọng nông nghiệp của Thủ đô sẽ ngày càng giảm đi, nhưng hiện nay mức đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đã hợp lý hay chưa? Quan trọng nhất vẫn là con người, tăng đưa chất xám, khoa học công nghệ vào áp dụng trong giai đoạn tới" - bà Lan nói.
Tăng hàm lượng chất xám cho NTM
Về đề án thí điểm xã NTM kiểu mẫu Thủ đô đang thực hiện tại xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng) và xã Hồng Vân (huyện Thường Tín), PGS-TS Bùi Thị An - Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội rằng: "Nếu chỉ công nhận về mặt tiêu chí, hình thức thì chưa đủ, quan trọng là chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, bộ mặt các làng quê sạch đẹp hơn, không có tệ nạn xã hội, người dân làm giàu được từ nông nghiệp, để bà con không còn phải ly nông, ly hương...".
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định, trong giai đoạn 2016-2020, Chương trình 02 của Thành ủy đã nhận được sự chỉ đạo quyết liệt của thành phố, sự đóng góp to lớn và nỗ lực của toàn thể nhân dân. Nhờ đó Hà Nội đã về đích sớm 2 năm các mục tiêu đề ra.
Về đề tài xây dựng thí điểm mô hình xã NTM kiểu mẫu của Thủ đô do Hội Nữ trí thức Hà Nội triển khai, bà Hằng đề nghị hoàn thiện sớm đề án trình UBND thành phố phê duyệt vì đây là đề án cấp thiết, đúng với mục tiêu của Ban chỉ đạo quốc gia.
"Hoàn thành NTM rồi không có nghĩa là dừng lại, mà phải tiếp tục nâng cao, trong nâng cao có kiểu mẫu. Các xã Hồng Vân, Đan Phượng thành công rồi thì nhân rộng cho các xã khác cùng học tập, đầu tiên là ngay tại địa bàn huyện Đan Phượng, Thường Tín, nhưng phải căn cứ theo đặc thù địa phương, làm có sáng tạo, tăng hàm lượng chất xám chứ không phải là sao chép" - bà Hằng nói.
Đối với đề tài khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bà Hằng đề nghị Sở NNPTNT Hà Nội đồng chủ trì theo hướng giảm bớt phân tích thực trạng, tập trung vào xây dựng chiến lược, giải pháp, nhiệm vụ giai đoạn tới.
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thủ đô phải mang tính đặc thù, sử dụng đất có hiệu quả gắn với mục tiêu đô thị hoá 62% và đưa 5 huyện lên quận vào năm 2025.
Hà Nội: Sức dân giúp Phúc Thọ đổi thay Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân đầu người 52 triệu đồng/năm. Thành công từ huy động "sức dân" Trong giai đoạn 2010 - 2020, kinh tế huyện...