Hà Nội lấy ý kiến ở nhà thuê trên 15m2 mới được đăng ký thường trú
UBND TP Hà Nội dự kiến quy định người đi thuê nhà muốn đăng ký thường trú trong nội thành phải có diện tích ở tối thiểu 15m2, còn tại các huyện là 8m2.
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ.
Theo đó, Hà Nội dự kiến diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp đối với khu vực nội thành là 15m2 (gồm 12 quận); đối với khu vực ngoại thành là 8m2 (gồm 18 huyện, thị xã).
Dự thảo tờ trình của UBND TP Hà Nội cho biết, việc xây dựng dự thảo trên nhằm cụ thể hóa quy định của Luật Cư trú 2020, tạo cơ sở pháp lý để thành phố chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, trong đó có nội dung quản lý cư trú phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Theo đó, diện tích nhà ở tối thiểu là diện tích được tính theo mét vuông sàn nhà cho một người thuê, mượn, ở nhờ. TP Hà Nội kỳ vọng thông qua quy định này sẽ góp phần ổn định an ninh trật tự, đảm bảo đời sống an sinh xã hội của người dân.
Video đang HOT
Hà Nội đề xuất người ở nhà thuê có diện tích tối thiểu trên 15 m2 mới được đăng ký thường trú. (Ảnh: TP)
Theo UBND TP Hà Nội, ở một số tỉnh hoặc huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đang có áp lực gia tăng dân số cơ học rất lớn. Số người đăng ký cư trú ở những khu vực này tăng nhanh và biến động nhiều ở nhóm đối tượng có chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ.
Do đó, đối với trường hợp công dân đăng ký thường trú thuộc nhóm đối tượng này được Luật Cư trú 2020 quy định giao HĐND cấp tỉnh quyết định diện tích bình quân chỗ ở tối thiểu khi đăng ký thường trú nhằm đảm bảo điều kiện sống cần thiết cho người dân, phù hợp với yêu cầu quản lý về cư trú và tình hình, chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.
Trong dự thảo, UBND TP Hà Nội còn viện dẫn nhiều căn cứ pháp lý, ý kiến đóng góp của Cục nghiệp vụ Bộ Công an, các sở, ngành, người dân và khẳng định việc ban hành Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ là rất cần thiết, bảo đảm tính khả thi trong việc triển khai thực hiện.
Như PLO đã thông tin, vào tháng 11-2022, UBND TP Hà Nội đã trình HĐND TP để xem xét, thông qua dự thảo trên. Thời điểm đó, TP Hà Nội dự kiến quy định diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn đối với nhóm nhà ở cũ có nguồn gốc sở hữu Nhà nước thì hạn mức diện tích bình quân tối thiểu là 8m2.
Đối với nhóm nhà ở còn lại (không có nguồn gốc sở hữu Nhà nước), dự thảo quy định diện tích bình quân tối thiểu là 20m2.
Tuy nhiên, sau khi nhận được ý kiến trái chiều của dư luận, UBND TP Hà Nội có văn bản hỏa tốc xin lùi thời gian trình ban hành nghị quyết này để đảm bảo đầy đủ các bước theo quy định.
Hỗ trợ đoàn viên, người lao động Hà Nội gặp khó khăn dịp Tết
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội quyết định hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do thiếu việc, mất việc làm, bị nợ lương ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập dịp Tết Quý Mão 2023.
Người lao động đến làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Những tháng cuối năm 2022, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19, tình hình lạm phát kéo dài ở nhiều quốc gia, cùng với những diễn biến phức tạp của chính trị, kinh tế thế giới. Nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, dẫn đến người lao động bị thiếu việc làm, mất việc làm, thu nhập giảm sút, đời sống gặp rất nhiều khó khăn.
Nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn với đoàn viên, người lao động, nhất là dịp Tết đến, Xuân về, góp phần ổn định an sinh xã hội, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội quyết định hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do thiếu việc, mất việc làm, bị nợ lương ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập dịp Tết Quý Mão 2023.
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu việc hỗ trợ phải thực hiện khẩn trương, thiết thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng trên tinh thần linh hoạt, đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đoàn viên, người lao động sớm nhận được hỗ trợ của tổ chức Công đoàn.
Đối tượng áp dụng là đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tổ chức Công đoàn thuộc Liên đoàn Lao động quản lý hoặc doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn nhưng đã thực hiện trích nộp kinh phí Công đoàn. Cụ thể, đoàn viên, người lao động được hỗ trợ phải ký hợp đồng lao động trước ngày 1/10/2022, có đủ một trong những điều kiện như: Đang bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ sau ngày 1/10/2022 do doanh nghiệp gặp khó khăn (hỗ trợ 1 triệu đồng/người); bị nợ lương ít nhất 3 tháng do doanh nghiệp khó khăn hoặc chủ bỏ trốn (hỗ trợ 1 triệu đồng/người); đoàn viên, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp gặp khó khăn, người sử dụng lao động và Công đoàn cơ sở không bố trí được tiền thưởng năm, thưởng Tết cho người lao động (hỗ trợ 500.000 đồng/người); bị cắt giảm thời gian làm việc tiêu chuẩn, bị ngừng việc có thu nhập bình quân tháng 10 và tháng 11/2022 dưới mức lương tối thiểu vùng (hỗ trợ 500.000 đồng/người). Tuy nhiên, đoàn viên và người lao động được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội hỗ trợ Tết (bằng tiền) theo Kế hoạch 60/KH-LĐLĐ ngày 27/10/2022 sẽ không thuộc đối tượng được hỗ trợ này.
Để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người lao động; đồng thời, đảm bảo ổn định quan hệ lao động, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tập trung sản xuất, kinh doanh trong những tháng cuối năm và dịp Tết cổ truyền, các cấp Công đoàn khẩn trương chỉ đạo Công đoàn cơ sở nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của công nhân lao động. Theo đó, các cấp Công đoàn phối hợp với doanh nghiệp rà soát lại hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy chế thưởng... để thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động theo nội dung đã thỏa thuận; xây dựng phương án thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 theo Điều 104 Bộ luật Lao động và thông báo cho người lao động biết; không để xảy ra tình trạng nợ lương, nợ thưởng của người lao động dẫn đến nguy cơ tranh chấp, bất ổn trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
Cùng với đó, Công đoàn các cấp tổ chức tốt các hoạt động chăm lo Tết cho công nhân lao động; quan tâm, động viên kịp thời những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo; người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các cấp Công đoàn kịp thời theo dõi, nắm bắt tình hình quan hệ lao động từ cơ sở, khi có tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công tự phát cần chủ động phối hợp với UBND và các cơ quan chức năng kịp thời giải quyết, đảm bảo quyền lợi của người lao động, không để xảy ra điểm "nóng" về an ninh trật tự.
Nhấn mạnh đến công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động trong thời gian tới, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2023, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đề nghị các đơn vị nên có thêm những hoạt động sáng tạo, đổi mới tạo nên sự hấp dẫn riêng, không quá phụ thuộc vào những hoạt động mang tính lối mòn truyền thống với chủ trương chi đúng mục đích, đúng đối tượng, có đến đâu, chăm lo đến đó. Vì vậy, các cấp Công đoàn Thủ đô sử dụng tối đa nguồn kinh phí để chăm lo cho đoàn viên, người lao động; ưu tiên dành nguồn hỗ trợ để chăm lo cho những đơn vị nhỏ kể cả đơn vị chưa có tổ chức Công đoàn, lao động yếu thế để họ thấy được sự ấm áp, quan tâm của tổ chức Công đoàn, từ đó có thay đổi trong nhận thức về vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Thuê nhà dưới 20m2 không được đăng ký thường trú tại Hà Nội? Theo dự thảo của HĐND TP Hà Nội, diện tích bình quân tối thiểu là 20m2 thì công dân đi thuê, mượn, ở nhờ mới được giải quyết đăng ký thường trú. Một tòa chung cư và văn phòng ở quận Ba Đình - Ảnh: PHẠM TUẤN HĐND TP Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo nghị quyết quy...