Hà Nội lập gần 600 đội bắt chó thả rông
TP Hà Nội yêu cầu 579 xã, phường, thị trấn quy định cụ thể việc bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng, thành lập đội bắt chó thả rông.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thủ đô giai đoạn 2022 – 2030. Trong đó, TP Hà Nội yêu cầu 579 xã, phường, thị trấn phối hợp cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện tổ chức tập huấn kỹ năng bắt chó thả rông, động vật mắc bệnh dại hoặc có dấu hiệu mắc bệnh dại cho các thành viên của đội bắt chó thả rông.
Kế hoạch này hướng đến mục tiêu kiểm soát được bệnh dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu không có người tử vong vì bệnh dại vào năm 2030 và các năm tiếp theo, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng.
Kế hoạch của Hà Nội đặt mục tiêu quản lý được trên 90% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022-2030. Duy trì tỷ lệ tiêm vắc-xin dại trên 90% tổng đàn chó, mèo nuôi hàng năm trong cả giai đoạn 2022-2030; 100% các quận, huyện, thị xã giám sát được chó, mèo mắc bệnh, nghi mắc bệnh dại trong giai đoạn 2022-2030; hoàn thành xây dựng vùng an toàn bệnh dại đối với các quận chưa được công nhận hiện nay trước năm 2025; duy trì tốt các điều kiện an toàn dịch bệnh đối với 100% các vùng an toàn dịch bệnh dại đã được công nhận trong giai đoạn 2017-2021…
Ảnh minh hoạ
Hà Nội cũng đặt ra một số nội dung cụ thể về quản lý chó, mèo nuôi. Cụ thể, đối với chủ nuôi chó, mèo, phải thực hiện đăng ký, khai báo việc nuôi chó, mèo với UBND cấp xã; cam kết xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh; khi đưa chó ra nơi công cộng phải đảm bảo an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm, xích chó và có người dắt.
Gia đình nuôi chó tập trung phải đảm bảo vệ sinh thú y, môi trường; chấp hành nghiêm việc tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định; chấp hành việc đánh dấu để nhận diện (đeo vòng cổ…) cho chó, mèo đã được tiêm vắc-xin dại theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Chủ nuôi phải chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định.
TP Hà Nội yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn (Hà Nội hiện có 579 xã, phường, thị trấn) lập sổ quản lý chó, mèo nuôi trên địa bàn theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; thống kê chính xác và báo cáo số hộ nuôi chó, mèo ở từng khu dân cư, thôn, xóm trên địa bàn cấp xã đảm bảo quản lý được trên 90% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trên địa bàn cấp xã.
Video đang HOT
Hàng năm, trước đợt tiêm phòng, các cơ quan liên quan tổ chức rà soát, thống kê, cập nhật thông tin về đàn chó, mèo nuôi và định kỳ tối thiểu 2 lần/năm, cập nhật, báo cáo số liệu các hộ nuôi chó, mèo và tổng đàn chó, mèo tại địa phương. Đồng thời cập nhật dữ liệu đàn chó, mèo tại địa phương trên hệ thống báo cáo trực tuyến quản lý chó, mèo theo quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
“Các phường, xã, thị trấn quy định cụ thể việc bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng thuộc địa bàn quản lý; thành lập đội bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh dại, có dấu hiệu mắc bệnh dại; bố trí khu vực nhốt giữ và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi vi phạm hành chính trong quản lý nuôi chó, mèo, không tiêm vaccine dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật; quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt giữ trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có thông báo mà không có người nhận” – kế hoạch nêu rõ.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng yêu cầu các xã, phường, thị trấn phối hợp cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện tổ chức tập huấn kỹ năng bắt chó thả rông, động vật mắc bệnh dại hoặc có dấu hiệu mắc bệnh dại cho các thành viên của đội bắt chó thả rông; phối hợp với cơ quan y tế tổ chức tiêm phòng vaccine phòng bệnh dại cho các thành viên đội bắt chó thả rông theo quy định của ngành y tế…
Hà Nội xây dựng kịch bản cung ứng hàng hóa thiết yếu ở mức cao nhất
Thời điểm hiện nay dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, gây tâm lý hoang mang khiến nhiều người đi mua hàng tích trữ.
Trước tình hình đó, Hà Nội đã chủ động thông báo để người dân biết hàng hóa thiết luôn đầy đủ, nên không có tình trạng mua hàng tích trữ, giá cả ổn định.
Tuy nhiên, để đảm bảo hàng hóa được lưu thông thuận lợi, không gây ùn tắc Hà Nội xây dựng phương án dài hơi, khi dịch bệnh bùng phát ở diện rộng hơn, tránh tình trạng bị động, gây xáo trộn trong nhân dân.
Hàng hóa tại Siêu thị Big C Thăng Long, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Đảm bảo phân luồng vận chuyển
Trước thời điểm thực hiện Công điện số 15 của UBND thành phố Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội ở một số nơi đã xuất hiện tình trạng thiếu hàng cục bộ do tâm lý của người dân hoang mang đổ xô đi mua hàng tích trữ. Hiện tượng này chỉ xảy ra vào tối ngày 18/7, nhưng sáng hôm sau (19/7), mọi việc trở lại bình thường và hàng hóa rất dồi dào, giá cả ổn định, thậm chí nhiều hệ thống phân phối còn bị ùn ứ, dư thừa cục bộ hàng hóa.
Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, vừa qua có xảy ra tình trạng ùn ứ hàng cục bộ gây khó khăn cho doanh nghiệp phân phối. Một trong những nguyên nhân đó là do chưa có kịch bản tính đến mức độ cao hơn do dịch bệnh gây ra. Cụ thể, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội chỉ mới tính đến các nguồn hàng hóa như như: gạo, mắm muối... có thể đáp ứng, nhưng chưa tính đến các mặt hàng tươi sống như rau củ quả, thịt lợn, tiêu dùng hàng ngày.
Đặc biệt là đối với vấn đề kho hàng, nếu dịch bệnh xảy ra mạnh như TP Hồ Chí Minh thì các doanh nghiệp phân phối tập kết hàng hóa từ các tỉnh về Hà Nội thì thành phố sẽ hỗ trợ ra sao. Về xe vận chuyển, nếu test nhanh COVID-19 xong mới được lái xe, lúc này doanh nghiệp phân phối và sản xuất sẽ gặp rất khó khăn.
Theo ông Chu Xuân Kiên đối với việc bốc xếp hàng hóa tại các siêu thị, khi dịch bệnh bùng phát mạnh hơn, sẽ không thể chia nhỏ các đơn hàng. Do đó, cần có phương án để các phường, quận tập kết hàng hóa, hoặc giao cho các khu chung cư... Như vậy, sẽ đưa hàng đến được người tiêu dùng cuối cùng và tránh bị cô lập.
Về phía các doanh nghiệp phân phối cũng đã chủ động xây dựng kịch bản, làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp để có kế hoạch sản xuất, lưu tại kho của các nhà sản xuất và các doanh nghiệp tại Hà Nội, từng điểm bán hàng cũng đang thực hiện trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân... Các doanh nghiệp khẳng định sẽ cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn trong mọi tình huống.
Đại diện các doanh nghiệp đề xuất thành phố Hà Nội kiến nghị với Chính phủ, Bộ Y tế ưu tiên cho những lực lượng phục vụ nhân dân như: nhân viên lái xe chở các mặt hàng thiết yếu, nhân viên phục vụ, bán hàng tại các cửa hàng được tiêm vaccine.
Bên cạnh đó, qua thực tiễn từ tình hình dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh hiện nay rau xanh và thực phẩm tươi sống đang thiếu, vì vậy, ngành nông nghiệp Thủ đô cần tập trung chú ý hơn đến việc khuyến khích các huyện ngoại thành chủ động chuyển đổi trồng những sản phẩm rau xanh, gia cầm, thịt cá để phục vụ nhân dân Thủ đô trước khi trông chờ từ các tỉnh thành khác chuyển về.
Kịch bản ở mức độ cao hơn
Hiện thành phố đang khống chế dịch tốt, dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát nên việc cung ứng hàng hóa đang thuận lợi. Tuy nhiên, Hà Nội cần xây dựng kịch bản dài hơi, khi dịch bệnh bùng phát ở diện rộng hơn, tránh tình trạng bị động, gây xáo trộn trong nhân dân.
Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng kịch bản dự kiến lượng hàng hóa thiết yếu chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn Hà Nội trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng. Hà Nội đã xây dựng kịch bản 3 cấp độ theo các mức độ lây lan của dịch với tổng trị giá lượng hàng hóa phục vụ nhân dân tại các khu vực cách ly, phong tỏa.
Cụ thể, cấp độ 1 từ 20 ca nhiễm đến dưới 1.000 trường hợp mắc bệnh tổng trị giá lượng hàng hóa là 313,78 tỷ đồng; cấp độ 2 từ 1.000 - 3.000 trường hợp mắc bệnh tổng trị giá lượng hàng hóa 1.048,71 tỷ đồng; cấp độ 3 từ 3.000 - 30.000 trường hợp mắc tổng trị giá lượng hàng hóa 5.359,05 tỷ đồng.
Video Player is loading.
Pause
Remaining Time 8:00
Unmute
Loaded: 8.64%
X
Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, Hà Nội cần xây dựng kịch bản dài hơi để tránh tình trạng hàng hóa ùn ứ cục bộ như vừa qua. Đó là nguồn hàng tại siêu thị chỉ đáp ứng 30% nhu cầu tiêu dùng, Hà Nội cần lên kịch bản về duy trì các chợ đầu mối cũng như luồng hàng hóa tập kết. Việc này cần có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, tránh sự thiếu hụt. Thông tin giá cả được công khai với người dân để tránh tình trạng tăng giá; đồng thời, đảm bảo sự quản lý của nhà nước.
Liên quan vấn đề vận tải hàng hóa sau Công điện 15 của UBND thành phố Hà Nội, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, ngành tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phương tiện chở thực phẩm lưu thông 24/24 giờ. Hiện, việc thực hiện "luồng xanh" cho xe vận tải hàng hóa ở vành đai ngoài sẽ do Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn, còn đối với vận tải nội đô sẽ do thành phố Hà Nội.
Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông cũng như hàng hóa lưu thông thông suốt, ông Ngô Mạnh Tuấn cũng đề xuất với Sở Công Thương và các ngành cần xây dựng luồng tuyến điểm đi và điểm đến cho phù hợp gửi về Sở.
Với tinh thần ưu tiên cho phòng, chống dịch COVID-19, phải bảo đảm sự an toàn cho người dân, cho xã hội, ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị các sở ngành, căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình để xây dựng phương án phù hợp với diễn biến tình hình chống dịch trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, đối với ngành nông nghiệp cần xây dựng phương án trong sản xuất để cân đối cung cầu, tăng sản lượng cao nhất trong tự cung tự cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội và tránh phụ thuộc vào nguồn cung cấp bên ngoài. Đối với ngành giao thông vận tải, từ những thông tin cung cấp của Sở Công Thương Hà Nội về tổng hợp các điểm bán hàng để phân phối, Sở cần xây dựng phương án "luồng xanh" từ vùng sản xuất đến các cửa hàng phân phối, bảo đảm thông suốt, không ách tắc.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền cũng yêu cầu Sở Công Thương Hà Nội rà soát lại toàn bộ hệ thống chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bình ổn, điểm bán hàng lưu động, lên danh sách cụ thể để khi hàng hóa về phân phối bảo đảm tiêu dùng. Cùng đó, tính toán từng loại sản phẩm để tiếp tục thực hiện liên kết chuỗi với các địa phương ở khu vực phía Bắc, đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân....
Sở tổ chức phân phối lại cách thức bán hàng giữa truyền thống và thương mại điện tử cũng như cách thức giao hàng, phân phối hàng trong điều kiện phù hợp với từng khu vực bị phong tỏa, cách ly. Huy động toàn bộ lực lượng trên địa bàn thành phố Hà Nội để tham gia hỗ trợ cho các hệ thống phân phối thực hiện tốt việc tổ chức triển khai phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Hà Nội: Phong tỏa nhiều khu vực, cách ly tập trung người về từ vùng dịch Ngày 22/7, Hà Nội có 50 ca mắc mới Covid-19. Nhiều khu vực đã được phong tỏa để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Cách ly tập trung người về từ 19 tỉnh thành phải giãn cách xã hội Từ 0h ngày 22/7, Hà Nội tổ chức cách ly tập trung đối với những người về từ các địa phương có...