Hà Nội không lấy tên danh nhân đặt cho ngõ, ngách
Lãnh đạo UBND Hà Nội vừa quyết định không chọn tên địa danh, danh nhân để đặt tên cho ngõ, ngách. Tên ngõ được đặt theo số nhà mặt đường, phố và có số nhà nhỏ hơn nằm kề ngay trước đầu ngõ.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 207/2006/QĐ-UBND, ngày 27/11/2006, của UBND thành phố ban hành kèm theo Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố.
Theo đó, đổi tên gọi “Sở Văn hóa và Thông tin” thành “Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch”, Sở Giao thông Công chính” thành “Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất” thành “Sở Tài nguyên và Môi trường”.
Tại quyết định mới này, lãnh đạo UBND TP Hà Nội thống nhất không chọn tên địa danh, danh nhân để đặt tên cho ngõ, ngách. Tên ngõ được đặt theo số nhà mặt đường, phố và có số nhà nhỏ hơn nằm kề ngay trước đầu ngõ. Tên ngách được đặt tên số nhà trong ngõ và có số nhà nhỏ hơn nằm kề ngay trước đầu ngách. Trường hợp những ngõ gắn với địa danh có ý nghĩa lịch sử, văn hóa đặc biệt thì xem xét đặc cách riêng.
Video đang HOT
Phố Quang Trung, Hà Nội. Ảnh minh họa
Theo quyết định trên, tên địa danh được chọn để đặt tên đường, phố và công trình công cộng phải là những địa danh nổi tiếng có ý nghĩa và giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa của đất nước hoặc của Hà Nội, địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân, tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.
Đối với các tuyến đường, phố nội bộ trong khu đô thị và các làng, xã cũ đã chuyển thành phường, tên đặt có thể gồm 2 bộ phận: Sử dụng địa danh của khu vực đó và số thứ tự (số Ả rập) theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc; số lẻ tính từ đầu tuyến bên trái và số chẵn tính từ đầu tuyến bên phải.
Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài được chọn đặt tên đường, phố và công trình công cộng ở Hà Nội phải là người tiêu biểu trong những người nổi tiếng, có đức, có tài, có nhiều thành tựu và đóng góp lớn trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc và thành phố được nhân dân suy tôn và thừa nhận. Danh nhân thuộc lĩnh vực này được chọn đặt tên phải là người đã mất trước thời điểm xét đặt tên đường, phố ít nhất 10 năm (trừ những trường hợp rất đặc biệt).
Những danh nhân còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng. Không đặt tên cho đường, phố hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn thành phố.
Trường hợp tên trùng nhau của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn do lịch sử để lại thì được giữ nguyên tên gọi đường, phố đã có và được viết kèm thêm tên quận, huyện, thị xã.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
UBND Hà Nội: Người dân ủng hộ thay thế cây
Lãnh đạo thành phố cho hay, việc thay thế 6.700 cây xanh được thực hiện trong 3 năm. Nhiều doanh nghiệp đã ủng hộ kinh phí và đa số nhân dân tại khu vực thay thế cây đồng thuận.
Chiều 18/3, UBND thành phố Hà Nội đã có công văn gửi các cơ quan báo chí thông tin về việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên địa bàn. Theo văn bản này, từ kết quả rà soát để triển khai quy hoạch cây xanh, Sở Xây dựng đã kiến nghị thay thế 6.700 cây trong thời gian 3 năm (2015-2017), kinh phí 60 tỷ đồng.
Ngoài việc thay thế 6.700 cây xanh, thành phố Hà Nội cũng chặt hạ hàng trăm cây xanh để thi công các tuyến đường sắt đô thị. Ảnh: Phương Sơn.
Tuy nhiên, trong năm 2015 thành phố chưa bố trí kinh phí cho việc cải tạo, thay thế cây xanh. Tranh thủ thời tiết mùa xuân thuận lợi cho việc trồng cây và tránh mùa mưa bão, thành phố đã kêu gọi xã hội hóa. Một số doanh nghiệp đã hưởng ứng tham gia thay thế cây xanh trên 17 tuyến phố.
"Hầu hết nhân dân khu vực thay thế cây đồng thuận, ủng hộ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số ý kiến khác nhau, thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Xây dựng tiếp thu, làm rõ và vận động để nhân dân hiểu, đồng thuận", công văn nêu.
Cũng theo UBND Hà Nội, hiện toàn thành phố có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát, với khoảng 70 loài được trồng trên gần 3.000 km đường đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ. Các cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc đã xuất hiện hiện tượng sâu mục, dễ đổ gãy trong mùa mưa bão. Trên một số tuyến đường tồn tại cây lâm nghiệp không phải cây đô thị (như cây keo)... Đây là cơ sở để Sở Xây dựng đề xuất chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh.
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội muốn nghiêm cấm việc đu dây vượt sông Trước tình trạng tại một số xã của thành phố người dân phải đu dây qua sông, lãnh đạo UBND Hà Nội vừa yêu cầu Sở Giao thông xử lý việc vượt sông bằng dây treo, kiên quyết cấm lưu thông nếu nguy cơ mất an toàn... Những kiểu vượt sông nguy hiểm giữa lòng Hà Nội Thời gian gần đây, báo chí...