Hà Nội: Gieo mình xuống hồ sau khi phát tiền cho người đi đường
Theo nhiều người dân, ít phút trước khi bỏ lại bọc tiền mệnh giá 500 nghìn đồng tại quán nước và nhảy xuống hồ, người đàn ông này cầm tiền “dúi” vào tay nhiều người đi đường. Lực lượng chức năng phải dùng camera đêm dưới nước để tìm kiếm nạn nhân.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 3/9 tại hồ bên phố Hồ Đắc Di. Theo nhiều người dân, khoảng 15h nạn nhân tới uống nước tại một quán cà phê trong khu vực. Đến khoảng 20h, người đàn ông này bất ngờ cầm tiền “dúi” cho nhiều người dân rồi để lại trên bàn ngồi uống nước một bọc tiền mệnh giá 500.000 nghìn đồng, theo ước tính khoảng trên 30 triệu. Sau đó người này lao xuống hồ.
Lực lượng thuộc Phòng Cảnh sát PCCC số 2 Công an TP Hà Nội nhanh chóng điều động đội cứu nạn cứu hộ, kết hợp cùng Cảnh sát 113 quận Đống Đa, Công an phường Nam Đồng và Ban chỉ huy quân sự địa phương đến tìm kiếm nạn nhân.
Video đang HOT
Lực lượng chức năng đã phải dùng lưới quét và camera nhìn đêm dưới nước để tìm kiếm người đàn ông. Đến 23h30, người đàn ông vẫn chưa được tìm thấy.
Theo Dantri
Ngang nhiên lập gác chắn thu phí đường bộ trái phép
Suốt 3 năm qua, ông Kiên Văn Mừng (35 tuổi, người dân tộc Cơ Tu), trú ở thôn 1, xã Hương Hữu, huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã đứng ra lập gác chắn và ngang nhiên thu phí đường bộ trái phép đối với các loại xe tải với mức phí "cắt cổ". Đặc biệt, nhiều người có công với cách mạng ở thôn 1 đang được Nhà nước hỗ trợ xây nhà tình nghĩa... cũng phải "è cổ" đóng phí đường bộ cho ông Mừng.
Trong chuyến công tác lên huyện miền núi Nam Đông vào dịp cuối tháng 8 này, chúng tôi đã chứng kiến một sự việc "hy hữu" khi ông Kiên Văn Mừng (trú thôn 1, xã Hương Hữu) đã tự ý lập một gác chắn trên tuyến đường liên thôn qua địa bàn để thu phí của các loại xe tải chở hàng hóa, vật liệu xây dựng...
Ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng thôn 1 cho biết, do chiếc cầu bắc qua con suối dẫn vào thôn 1 quá nhỏ (chiều rộng chưa đầy 2m-PV) nên các loại xe tải không thể đi lọt qua cầu. "Muốn vào thôn, các tài xế buộc phải cho xe chạy qua đoạn đường độc đạo gần mép vườn nhà ông Mừng để vòng qua con suối. Lợi dụng điều này, ông Mừng đã lập một gác chắn ở phía đầu đường để thu phí trục lợi", ông Hiền cho hay. Qua tìm hiểu được biết, mỗi chuyến xe tải chở vật liệu xây dựng như cát, sạn, sắt, thép... được ông Mừng thu phí từ 70-100 nghìn đồng và 200 nghìn đồng/chuyến xe tải chở gỗ tràm.
Bà Trần Thị A Vin, một người có công với cách mạng, thuộc diện gia đình chính sách được UBND xã Hương Hữu tạo điều kiện xây nhà ở tình nghĩa bức xúc trình bày với chúng tôi: "2 vợ chồng mình đều là thương bệnh binh, nghèo lắm, chẳng có tiền để xây nhà ở. Được Nhà nước quan tâm xây tặng căn nhà tình nghĩa, nhưng muốn xe tải chở vật liệu vào nhà, vợ chồng mình phải chi tiền từ 50-100 nghìn đồng cho ông Mừng đấy! Từ khi khởi công vào cuối năm 2013 đến nay, gia đình đã mất hơn 3 triệu đồng vì cái khoản thu phí vô lý này rồi...".
Ông Kiên Văn Mừng, người tự ý lập gác chắn.
Ngoài trường hợp của bà A Vin, ở thôn 1 còn có thêm 20 hộ dân thuộc diện chính sách đang được hỗ trợ xây nhà tình nghĩa và nhiều hộ dân đang tiến hành sửa chữa nhà cửa trước mùa mưa bão cũng phải "cắn răng" chịu đựng đóng phí cho ông Mừng. Trong đó, ông Hồ Minh Cần đã chi 1,1 triệu đồng/11 xe chở cát sạn; ông Hồ Pả Ninh chi gần 2 triệu đồng cho 10 xe tải chở gỗ tràm. Trong số này, còn có ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Hữu cũng đã chi nhiều triệu đồng cho ông Mừng để "xin đường" cho xe chở vật liệu về sửa chữa nhà cửa.
Trong khi đó, nói về lý do thu phí đường bộ, ông Mừng cho rằng: "Chuyện tôi thu phí xe quá tải là rất đỗi bình thường, vì các xe chạy đã xâm lấn vào đất vườn nhà tôi" (?). Tuy nhiên, theo ông Trần Đình Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Hữu thì các xe tải khi chạy qua con đường độc đạo trên không hề ảnh hưởng đến vườn tược của ông Mừng. Ông Hồ Văn Xôi, Công viên xã Hương Hữu còn cho biết thêm: "Xã đã tổ chức rất nhiều cuộc họp và nhiều lần phối hợp cùng chính quyền thôn, già làng đến tuyên truyền, vận động ông Mừng dừng việc thu phí đường bộ trái phép; nhưng ông Mừng vẫn tiếp tục việc làm trái với quy định pháp luật. Sự việc đã kéo dài suốt nhiều năm, gây búc xúc cho người dân địa phương, ảnh hưởng đến ANTT địa bàn, song đến nay, vẫn chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm"
Theo CAND
Bác sĩ Trần Hữu Tước theo Bác Hồ về nước làm cách mạng Bác sĩ Trần Hữu Tước, một trí thức yêu nước đã từ bỏ cuộc sống giàu sang bên Pháp, theo Bác về nước năm 1946, cống hiến cả cuộc đời cho các cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ vĩ đại của dân tộc. Hồ Chủ tịch trò chuyện cùng GS. Trần Hữu Tước Giáo sư Trần Hữu Tước sinh ngày 13/10/1913 trong...