Hà Nội giảm hơn 1.000 cán bộ: “Có một, hai trường hợp tâm tư…”
Phó giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong quá trình sắp xếp, giảm hơn 1.000 cán bộ, viên chức “về thực chất có thể có một hai trường hợp tâm tư không thể tránh được, ví dụ như trưởng phải xuống phó, phó phải xuống chuyên viên”.
Liên quan đến việc kiện toàn, sắp xếp bộ máy các cơ quan, đơn vị của Hà Nội, trao đổi với PV, ông Phạm Tuấn Anh – Trưởng Phòng cải cách hành chính (Sở Nội vụ Hà Nội) cho rằng đây là đợt kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế lớn nhất từ trước tới nay của thành phố Hà Nội.
“Cải cách hành chính thực sự là khâu đột phá, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh và cho biết đến nay TP Hà Nội đã hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy 23 sở và tương đương, sau sắp xếp đã giảm từ 208 phòng xuống còn 159 phòng, giảm 29 trưởng phòng, 120 phó phòng.
Ông Phạm Tuấn Anh – Trưởng Phòng cải cách hành chính, Sở Nội vụ Hà Nội (Ảnh: T.A).
“TP Hà Nội đã kiện toàn, sắp xếp 102 ban chỉ đạo thuộc UBND thành phố còn 28 ban chỉ đạo, giảm 74 ban chỉ đạo. Cùng với việc sắp xếp các cơ quan hành chính, UBND TP đã thực hiện sắp xếp các đơn vị sự nghiệp tinh gọn, hiệu quả. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở giảm từ 401 xuống 280 đơn vị, giảm 121 đơn vị. Ngoài ra, TP cũng chuyển 125 đơn vị sang tự chủ chi thường xuyên, qua đó giảm 13.665 biên chế”, ông Tuấn Anh cho hay.
Trước câu hỏi, sau sắp xếp, TP Hà Nội giảm hàng trăm phòng, ban chỉ đạo như trên, vậy số cán bộ, biên chế có giảm? ông Nguyễn Chí Đoàn – Phó giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội khẳng định: “Sau sắp xếp Hà Nội giảm thực chứ không giảm hình thức”.
Video đang HOT
“TP Hà Nội đã có kinh nghiệm từ quá trình hợp nhất địa giới hành chính TP Hà Nội và tỉnh Hà Tây trước đây. Khi sáp nhập, bộ máy hành chính sự nghiệp của hai tỉnh, thành phố lớn đã thực hiện hiệu quả, đã sắp xếp bộ máy, các vị trí cấp trưởng, cấp phó, chuyên viên vào đúng vị trí việc làm… mà vừa qua tổng kết 10 năm cho thấy đã thành công”, ông Đoàn nhấn mạnh.
Về câu hỏi “cán bộ, viên chức có tâm tư hay không?”, ông Đoàn thừa nhận: “Về thực chất có thể có một đôi trường hợp tâm tư không thể tránh được. Ví dụ như trưởng phải xuống phó, phó phải xuống chuyên viên thì cũng có những tâm tư nhất định”.
Tuy nhiên, theo ông Đoàn cuối cùng về tư tưởng cán bộ, viên chức cũng hoàn toàn thông suốt. “Trong suốt quá trình thực hiện không có đơn thư, không có vấn đề phản ánh, khiếu nại trong việc sắp xếp bộ máy”, ông nói.
Ông Nguyễn Chí Đoàn – Phó giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội. (Ảnh: T.A)
Phó giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cũng cho biết, về số lượng cán bộ giảm sau sắp xếp, ban đầu sắp xếp chỉ là phép cộng các đơn vị lại với nhau. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập các đơn vị, các sở đã hướng dẫn, rà soát theo vị trí việc làm, từ đó từng bước tinh giảm, giảm biên chế.
Bốn năm qua, từ năm 2016 đến nay, sau khi sáp nhập các đơn vị, rà soát theo vị trí việc làm, đã giảm được hơn 1.000 cán bộ, tức là giảm hơn 1.000 biên chế.
“Hà Nội đã chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá cán bộ. Nhằm nâng cao ý thức, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội đã triển khai đánh giá cán bộ hằng tháng, gắn với thực hiện 2 Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng và trong các cơ quan, đơn vị. Kết quả cho thấy, ý thức, trách nhiệm và chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên; kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ được đảm bảo”, ông Đoàn thông tin thêm.
Theo danviet.vn
Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường
Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp về tăng cương đam bao môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chủ động, tích cực của ngành GD&ĐT, sự nỗ lực của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành, việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong ngành GD&ĐT đã đạt nhiều kết quả. Theo đó, nhiều trường đã xây dựng và tổ chức thực hiện khá tốt bộ quy tắc ứng xử trong trường học.
Mối quan hệ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò trở nên thân thiện, lành mạnh. Có thể nói, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần; không có tệ nạn xã hội, không bạo lực. Người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa. Ở đó, người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái, được tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực...
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường là nhiệm vụ rất quan trọng của ngành giáo dục
Tuy nhiên, theo Sở GD&ĐT, việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập. Cụ thể, một số trường, ngoài nhiệm vụ dạy văn hóa, chưa thật sự quan tâm đúng mức đến việc giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh. Tình trạng một số giáo viên thiếu gương mẫu trong lối sống, phát ngôn, giao tiếp. Vẫn còn một bộ phận học sinh chưa lễ phép, tôn trọng thầy cô, người lớn tuổi; cá biệt, một số học sinh vô lễ với thầy cô, chưa thân thiện với bạn bè. Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực học đường vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị. Biểu hiện dễ thấy nhất là việc giáo viên dùng đòn roi để "dạy dỗ" học sinh hoặc dùng những ngôn từ khiếm nhã chê bai học sinh. Ở học sinh, có em tỏ thái độ thiếu tôn trọng bạn bè, thiếu kiềm chế, thiếu kỹ năng giải quyết xung đột.
Thực hiện Kế hoạch số 820/KH-UBND ngày 24-12-2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh, Sở GD&ĐT vừa tiến hành Hội nghị "Tăng cường giải pháp thực hiện việc xây dựng môi trường lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường". Tại hội nghị, các đại biểu đã rà soát việc triển khai thực hiện Thông tư số 06/2019/TT-BGD&ĐT ngày 12-4-2019 của Bộ GD&ĐT quy định về việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên đối với các cơ sở giáo dục toàn ngành. Đồng thời thảo luận, thống nhất các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh...
Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Thới (TP. Long Xuyên) Phùng Thị Bằng An chia sẻ: "Thời gian qua, tại Trường THCS Mỹ Thới đã xảy ra vụ việc đánh bạn của học sinh trường. Khi vụ việc xảy ra, các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, nhà trường đến thăm hỏi, động viên học sinh ổn định tâm lý để tiếp tục đến trường. Về phía các em học sinh đánh bạn đã thấy việc làm sai trái và thành khẩn nhận lỗi và kết quả kỷ luật từ nhà trường. Qua vụ việc trên, nhà trường rút ra kinh nghiệm trong phòng chống bạo lực học đường như: không được chủ quan, tiếp nhận và xử lý thông tin cần phù hợp hơn... Vừa qua, UBND phường Mỹ Thới (TP. Long Xuyên) tổ chức lễ ra mắt mô hình "Phòng chống bạo lực học đường" Trường THCS Mỹ Thới. Ban điều hành mô hình, gồm: lãnh đạo phường, Công an phường, Ban Giám hiệu Trường THCS Mỹ Thới và giáo viên chủ nhiệm, cùng phụ huynh học sinh... sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động vận động, tuyên truyền, giám sát học sinh chấp hành nghiêm nội quy trường học; các quy định về an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường...".
Công tác giáo dục nói chung và việc xây dựng văn hóa ứng xử, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong trường học nói riêng được xác định là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm của ngành GD&ĐT, nhằm góp phần xây dựng xã hội học tập tốt đẹp.
PHƯƠNG LAN
Theo baoangiang
Ông Hoàng Trung Hải vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO 2. Từ ngày 4-6/12, tại Hà Nội, UB Kiểm tra TƯ đã họp kỳ 41. Chủ nhiệm UB Kiểm tra...