Hà Nội: Giám đốc Sở Tài chính làm Bí thư quận Đống Đa
Ngày 30/8, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao quyết định điều động, phân công ông Hà Minh Hải, Giám đốc Sở Tài chính về công tác tại Quận ủy Đống Đa, giữ chức vụ Bí thư Quận ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
Ngày 30/8, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng chủ trì lễ công bố và trao các quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ tại Quận ủy Đống Đa.
Tại buổi lễ, Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội đã công bố hai quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao quyết định cho ông Hà Minh Hải
Cụ thể, theo Quyết định số 7441-QĐ/TU ngày 30/8/2019, Ban Thường vụ Thành ủy điều động, phân công ông Lê Tiến Nhật, sinh năm 1963, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Đống Đa về công tác tại Huyện ủy Thanh Trì; chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy, giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Thanh Trì nhiệm kỳ 2015-2020. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/9/2019.
Video đang HOT
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao quyết định cho ông Lê Tiến Nhật
Theo Quyết định số 7442-QĐ/TU ngày 30/8/2019, Ban Thường vụ Thành ủy điều động, phân công ông Hà Minh Hải, sinh năm 1969, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính thành phố về công tác tại Quận ủy Đống Đa; chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Quận ủy, giữ chức vụ Bí thư Quận ủy nhiệm kỳ 2015-2020. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/9/2019.
Trước đó, ông Trần Văn Khương, Bí thư Huyện ủy Thanh Trì đã nhận quyết định nghỉ hưu theo chế độ.
HOÀNG PHONG
Theo TPO
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội: Làm nông thôn mới phải kiên trì, bền bỉ
Các cơ quan, đơn vị cần quán triệt tinh thần xây dựng nông thôn mới (NTM) phải kiên trì, bền bỉ và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh như vậy về nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm của Chương trình 02.
3 xã đạt NTM nâng cao
Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 02 tại hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 tổ chức mới đây, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, hiện thành phố đã hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ xuân và đang tập trung cho vụ mùa.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019, diễn biến tình hình rất phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển của các hộ chăn nuôi, làm mắc bệnh và phải tiêu hủy 481.649 con lợn (chiếm 25,7% tổng đàn) với trọng lượng 33.151 tấn. Đến nay, có 68 xã, phường thuộc 17 quận, huyện, dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh.
Bà Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình nông nghiệp ở huyện Quốc Oai (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng
Về kết quả xây dựng NTM, toàn thành phố đã có 325/386 xã (chiếm 84,2%) và 4 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức) được công nhận đạt chuẩn NTM; 3 xã: Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung (huyện Đan Phượng) đạt chuẩn NTM nâng cao.
Theo ông Mỹ, thành phố đang chỉ đạo 2 huyện Gia Lâm, Quốc Oai hoàn thiện hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2018; chỉ đạo huyện Thạch Thất và thị xã Sơn Tây hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM...
Tại hội nghị, 12 ý kiến tham luận của các huyện, thị xã, sở, ngành đã chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai, thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy, đồng thời đề xuất, kiến nghị thành phố tháo gỡ khó khăn trong thực hiện.
Nhiều cách làm hay
Kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nhận xét, 6 tháng đầu năm 2019, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Thành phố đã phải chi hơn 1.000 tỷ đồng cho công tác hỗ trợ ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi, chưa kể thiệt hại của người chăn nuôi và công sức của lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh...
Với sự vào cuộc quyết liệt từ thành phố đến cơ sở, đặc biệt là sự tham gia tích cực của nhân dân, Chương trình 02 đã đạt được những kết quả tích cực.
"Trong xây dựng NTM, nhiều địa phương đã có cách làm hay như: Phát triển NTM gắn với tiêu chí trở thành quận ở huyện Đông Anh; đưa nước sạch về nông thôn ở các huyện. Hay trong sản xuất, Hà Nội đã có 133 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; 134 mô hình liên kết..." - bà Hằng dẫn chứng.
Trong 6 tháng cuối năm, bà Hằng yêu cầu các địa phương tập trung quyết liệt công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tiếp tục duy trì và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng nhãn hiệu hàng nông sản...
Về việc kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố phấn đấu tổ chức đánh giá xếp hạng từ 300 sản phẩm trở lên. 100% cán bộ quản lý chương trình OCOP cấp thành phố, huyện, xã được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành.
Trong xây dựng NTM, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị các sở, ngành, các huyện, thị xã tập trung tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy; tăng cường tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân về xây dựng NTM. Thành phố phấn đấu năm 2019 có thêm 30 xã đạt chuẩn NTM, 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Theo Danviet
Chương Mỹ dồn lực làm hạ tầng, cuối năm 2019 thành huyện NTM Đến nay, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã có 25/30 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm 83,3% tổng số xã của huyện. Chương Mỹ đang tập trung mọi nguồn lực để phấn đấu 100% số xã và huyện đạt chuẩn NTM năm 2019. Nhiều khó khăn Trong năm nay, huyện Chương Mỹ phấn đấu 5 xã còn lại hoàn thành xây...