Hà Nội: Giải trình tự gen 36 mẫu bệnh COVID-19, biến thể XBB.1.5 chiếm ưu thế
Theo CDC Hà Nội, kết quả giải trình tự gen của 36 mẫu bệnh phẩm COVID-19 cho thấy, 100% mẫu thuộc chủng Omicron, trong đó biến thể XBB.1.5 chiếm ưu thế (44,8%).
Ngày 5/5, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ 29/4 đến 5/5, kết quả giải trình tự gen của 36 mẫu bệnh phẩm nhiễm virus SARS-CoV-2 cho thấy, 100% mẫu thuộc chủng Omicron.
Cộng dồn từ đầu tháng 4/2023 cho đến nay, thành phố đã lấy 58 mẫu bệnh phẩm nhiễm virus SARS-CoV-2 (gồm: 40 mẫu bệnh nhân điều trị tại bệnh viện, 18 mẫu cộng đồng) để tiến hành giải trình tự gen.
Kết quả cho thấy, 100% mẫu thuộc chủng Omicron. Trong đó có 26 mẫu XBB.1.5 (chiếm tỷ lệ 44,8%), 11 mẫu XBB.1.9.1 (chiếm 19%), 10 mẫu XBB.1.11.1 (chiếm 17,2%), 4 mẫu XBL (chiếm 6,9%), 3 mẫu XBB.1.9.2 (chiếm 5,2%), 1 mẫu XBB.1.16 (chiếm 1,7%), 1 mẫu XBB.1.16 (chiếm 1,7%), 1 mẫu XBB.2.3 (chiếm 1,7%), 1 mẫu XBB.1.3.5 (chiếm 1,7%).
Trong tuần từ 29/4 đến 5/5, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.695 ca mắc COVID-19.
Kết quả giải trình tự gen của 36 mẫu bệnh phẩm nhiễm virus SARS-CoV-2 cho thấy, 100% mẫu thuộc chủng Omicron.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đánh giá, các biến chủng qua giải trình tự gen tại Hà Nội cũng tương đồng như thế giới. Hiện chưa có bằng chứng về sự gia tăng độc lực của các biến chủng mới. Các triệu chứng bệnh đa số là nhẹ hoặc không triệu chứng nhưng khả năng lây nhiễm cao hơn các biến chủng cũ.
Theo CDC Hà Nội, trong thời gian tới, thành phố tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát biến chủng của virus SARS-CoV-2. Tiếp tục phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai để thực hiện xét nghiệm giải trình tự gen.
CDC Hà Nội sẽ tăng cường giám sát người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà, quản lý chặt chẽ đối tượng nguy cơ cao khi mắc COVID-19 để chuyển viện kịp thời, tránh để bệnh nặng mới chuyển viện. Đồng thời, tiếp tục triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm chủng theo hướng dẫn và triển khai tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi khi có phân bổ vaccine của Bộ Y tế.
Theo GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong giai đoạn hiện nay cần tập trung bảo vệ tối đa đối tượng nguy cơ cao như: Người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch… Từ đó, tránh sự quá tải hệ thống y tế.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 mới nhất tại TP.HCM ngày 25.4
Tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM đang có xu hướng gia tăng khi xuất hiện nhiều biến thể mới của chủng Omicron.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ 16 giờ ngày 23.4 đến 16 giờ ngày 24.4, TP.HCM ghi nhận 81 ca mắc mới Covid-19, trong đó có 77 ca nhập viện. Có 19 ca xuất viện. Hiện các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM đang điều trị 233 ca, có 62 ca cần hỗ trợ hô hấp.
Như vậy, số ca mắc Covid-19 gia tăng cả về số mắc và số nhập viện.
Để phòng bệnh, HCDC khuyến cáo người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc thông điệp V2K (khử khuẩn, khẩu trang và tiêm vắc xin Covid-19) đầy đủ, đặc biệt là người thuộc nhóm nguy cơ).
TP.HCM khởi động lại chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ trước xu hướng số ca mắc Covid-19 tăng. Ảnh DUY TÍNH
Dự kiến trong ngày 25.4, TP.HCM triển khai 181 điểm tiêm vắc xin Covid-19 trên địa bàn quận, huyện và TP.Thủ Đức.
Trong sáng 25.4, Sở Y tế TP.HCM thông báo, số ca nhập viện bắt đầu tăng cao trở lại, trong đó, hầu hết là người thuộc nhóm nguy cơ và những người chưa tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.
TP.HCM sẽ tổ chức 59 điểm tiêm vắc xin Covid-19 dành cho người từ 18 tuổi trở lên xuyên những ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5 sắp đến.
Covid-19 ngày 24.4: Thêm 1.907 ca mắc mới
Theo Sở Y tế, việc tuân thủ và triển khai hiệu quả "chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ" vừa được UBND TP.HCM ban hành mang ý nghĩa quyết định. Trong đó, việc tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế vẫn luôn là biện pháp tốt nhất giúp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch bệnh Covid-19.
Công bố sản phẩm thuốc y học cổ truyền điều trị Covid-19
Cũng trong ngày 25.4, tại Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM sẽ diễn ra hội thảo khoa học năm 2023, chủ đề: "Hiệu quả của sản phẩm y dược cổ truyền trong phòng ngừa, điều trị Covid-19 và các bệnh cúm mùa". Tại hội thảo này, Viện Y Dược học dân tộc sẽ công bố sản phẩm thuốc y học cổ truyền điều trị Covid-19 mà viện này nghiên cứu thành công và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Tuần lễ tiêm chủng thế giới 2023
Theo HCDC, từ ngày 24 đến ngày 30.4 là tuần lễ tiêm chủng thế giới 2023. Chủ đề tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2023 là "Bắt kịp"(The Big Catch-Up). Mục tiêu của tuần lễ tiêm chủng thế giới 2023 là kêu gọi trẻ em, người lớn hay cả cộng đồng tiêm chủng đầy đủ để được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin, giúp họ có cuộc sống hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn.
Mặc dù tiêm chủng là một trong những biện pháp can thiệp y tế công cộng thành công nhất, nhưng tỷ lệ bao phủ tiêm chủng đã giảm trong thập kỷ qua. Đại dịch Covid-19 và những gián đoạn liên quan đã gây căng thẳng cho các hệ thống y tế với 25 triệu trẻ em không được tiêm vắc xin vào năm 2021, nhiều hơn 5,9 triệu so với năm 2019 và là con số cao nhất kể từ năm 2009.
Phòng ngừa biến thể mới XBB.1.16 lây lan Theo các chuyên gia, chưa có bằng chứng cho thấy biến thể mới của Omicron XBB.1.16 gây bệnh nặng và tử vong cao hơn nhưng chúng có tốc độ lây lan nhanh hơn, do đó cần nâng cao các biện pháp phòng ngừa. Tốc độ lây lan nhanh hơn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang theo dõi biến thể XBB.1.16 của...