Hà Nội giải tỏa 260 hộ dân để mở nút thắt trên ‘đường cong mềm mại’
Những ngôi nhà mặt tiền trên đường Trường Chinh bị quây kín tôn, nhà chức trách bắt đầu cho máy móc vào để giải phóng mặt bằng.
Nút thắt cuối cùng trên đường Trường Chinh sắp được giải tỏa. Ảnh: Giang Huy
Từ ngày 2/10, UBND quận Đống Đa đã lập hàng rào tôn cao 2 m chắn trước cửa các ngôi nhà mặt tiền thuộc diện giải phóng trên đường Trường Chinh, đoạn từ Tôn Thất Tùng đến Vương Thừa Vũ, dài khoảng 600 m.
Sau khi rào chắn, nhà chức trách đưa máy móc, thiết bị và huy động cả trăm người vào cưỡng chế phá dỡ để lấy mặt bằng thi công đường vành đai 2, vốn đình trệ và ùn tắc nhiều năm qua.
Theo ông Nguyên Hoang Thăng, Chu tich phương Khương Thương, quân Đông Đa, đợt này có hơn 260 hộ thuộc diện phải di dời, trong đó 30 hộ đã trả mặt bằng. Trước đó hơn 200 hộ nhận tiền đền bù và ký cam kết bàn giao mặt bằng, tuy nhiên đến nay chưa di dời.
Theo kế hoạch quận vừa phá dỡ nhà vừa động viên người dân bàn giao mặt bằng để đến hết tháng 11/2017 hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và thi công đến quý I/2018 thông xe toàn tuyến (lỗi hẹn 3 năm so với kế hoạch ban đầu).
Đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội cho rằng tình hình giao thông ở đoạn đường này đang đặt ra yêu cầu dự án phải khẩn trương hoàn thành, không thể lỗi hẹn thêm nữa. Các đơn vị cần phối hợp nhanh, nhất là quận Đống Đa cần quyết liệt hơn, tháo gỡ ngay những nút thắt để giải thoát cho phương tiện khi qua đây.
Máy móc, thiết bị được huy động giải phóng mặt đường cong mềm mại. Ảnh: Phương Sơn
Video đang HOT
Dự án đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở – Ngã Tư Vọng (đường Trường Chinh) được khởi công tháng 10/2013 với tổng mức đầu tư 2.560 tỷ đồng. Tuyến đường này từng thu hút sự chú ý của dư luận khi có tranh luận về việc con đường đang thẳng biến thành cong.
Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội thừa nhận đường Trường Chinh có cong, nhưng là “cong mềm mại” chứ không phải “cong hình ghi đông xe đạp” như phản ánh. Sở Quy hoạch đã thiết kế theo đúng quy hoạch, chỉ giới đỏ và không có chuyện tự điều chỉnh.
Dự án chia thành ba đoạn, tuy nhiên đến nay mới hoàn thiện được hai đoạn từ ngã tư Tôn Thất Tùng đến Ngã Tư Vọng (1,3 km).
Phương Sơn
Theo VNE
"Đường cong mềm mại" ngổn ngang sau 4 năm thi công
Khởi công từ năm 2013, từng khiến dư luận "dậy sóng" khi bị ví von là con đường "cong mềm mại", dự án mở rộng đường Trường Chinh (Hà Nội) đến nay vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng, các công trình chưa thể giải phóng mặt bằng, đường đi thu hẹp khiến thường xuyên ùn tắc, gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
Dự án mở rộng đường Trường Chinh được khởi công xây dựng từ năm 2013, có chiều dài gần 2km, tổng mức đầu tư là 2,560 tỷ đồng. Trong đó tính riêng chi phí giải phóng mặt bằng là hơn 2 nghìn tỷ đồng. Con đường này từng được Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội mô tả là "cong mềm mại" vào năm 2014.
Theo kế hoạch đề ra, dự án sẽ hoàn thành thu hồi đất của các hộ dân và doanh nghiệp trong năm 2013. Trong tháng 9/2013, các nhà thầu thi công đoạn đường từ nút giao Tôn Thất Tùng đến cầu sông Lừ dài 700m và cầu qua sông Lừ dài 99m. Các đoạn còn lại sẽ triển khai trong năm 2014 và hoàn thành tuyến đường vào năm 2015. Tuy nhiên do nhiều lý do, dự án phải lùi lại nhiều lần, đến nay đường Trường Chinh vẫn chưa hoàn thành.
Tại điểm giao với đường Giải Phóng đoạn cầu vượt Ngã Tư Vọng việc thi công còn khá ngổn ngang. Nhiều hộ dân chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng dẫn đến các hình thành các "nút thắt" gây ùn ứ giao thông nghiêm trọng vào giờ cao điểm
Lòng đường bị thu hẹp để thi công, tuy nhiên nhiều đoạn không có rào chắn ngăn cách khiến các phương tiện gặp nhiều khó khăn khi di chuyển
Vỉa hè đoạn từ Ngã tư vọng đến cầu Sông Lừ đang được thi công hệ thống thoát nước, điện ngầm. Nhiều hộ dân phải bắc cầu vào nhà. Theo phản ánh cuộc sống bị đảo lộn, việc kinh doanh của người dân gặp khó khăn do việc thi công kéo dài.
Chị Trịnh Thu Hiền (Trường Chinh - Hà Nội) bức xúc cho biết, đơn vị thi công tiến hành đào cống, cáp ngầm trước cửa nhà nhưng không có biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân. "Trời nắng thì bụi, mưa thì ô nhiễm. Chúng tôi phải tự bắc ván vào nhà. Nhiều người già, em nhỏ đã bị tai nạn bởi những hố cống không nắp đậy này", chị Hiền nói.
Vật liệu xây dựng ngổn ngang dưới lòng đường vô tình trở thành các "bẫy" giao thông nguy hiểm cho các phương tiện
Một ống cống chưa được thi công nằm giữa đường khiến nhiều phương tiện phải lách mình mỗi khi di chuyển qua đây
Đoạn đường từ sông Lừ đến ngã tư Vọng thường xuyên xuất hiện những "cơn bão bụi" mù mịt. Người tham gia giao thông đi qua đây nếu không dùng khẩu trang phải dùng tay bịt kín mũi vì bụi
Tại đoạn ngã tư Tôn Thất Tùng đến Ngã Tư Sở, nhiều ngôi nhà vẫn chưa được giải phóng mặt bằng nên cũng tạo ra thêm một "nút thắt cổ chai"
Đoạn đường này thường xuyên xảy ra ùn ứ kéo dài hàng trăm mét, đặc biệt là vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều. Nhiều người dân cho biết họ cảm thấy ám ảnh mỗi khi phải di chuyển qua đây
Trao đổi với báo chí ông Phạm Đình Tuấn - Phó Giám đốc Ban Quản lý các công trình trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội cho biết, đến nay tuyến đường Trường Chinh mở rộng đã hoàn thành đoạn đường dài khoảng 800m từ Tôn Thất Tùng đến sông Lừ. Hiện các nhà thầu đang tiếp tục thi công đoạn từ sông Lừ đến Ngã tư Vọng, dự kiến hoàn thành trong quý 3 năm nay. Việc thi công kéo dài theo ông Tuấn là do gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng. Khối lượng giải phóng liên quan 623 hộ dân, 29 cơ quan thuộc địa bàn quận Đống Đa và Thanh Xuân.
Hà Trang - Trần Văn - Toàn Vũ
Theo Dantri
Những công viên, khu dân cư từng là nghĩa trang ở TP HCM Không chỉ Bình Hưng Hòa, trước đây nhiều nghĩa trang lớn ở TP HCM đã được giải tỏa để làm công viên, khu dân cư. Công viên Lê Văn Tám (quận 1) trước năm 1975 là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Nơi này nguyên là nghĩa trang chôn các sĩ quan và binh lính người Pháp trong cuộc chiếm đóng Sài Gòn. Người...