Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng
Tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, khoảng 30% các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, tổn thương phổi, phải can thiệp thở oxy hoặc thở máy.
Hơn 90% trẻ nhập viện chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ
Tiếng ho khàn đặc không dứt của bé V.A.K (7 tháng tuổ.i, ở Hoàng Mai, Hà Nội) khiến chị Vũ Thị Phượng (mẹ bé) càng thêm sốt ruột. Vỗ nhẹ lưng con từng nhịp, chị cố gắng giúp con dễ chịu hơn trong lúc chờ bác sĩ.
Theo chia sẻ của chị Phượng, cách đây một tuần, bé nhà chị đã được điều trị viêm phổi tại bệnh viện gần nhà. Nhưng sau khi xuất viện vài ngày, con lại xuất hiện các triệu chứng sốt cao, ho và khó thở. Đưa con vào Bệnh viện Nhi Hà Nội khám, các bác sĩ kết luận con bị viêm phổi tái phát do biến chứng từ sởi.
Trẻ mắc sởi được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Hà Nội.
Một trường hợp khác là bệnh nhi V.L.H.T (3 tháng tuổ.i, Thanh Trì, Hà Nội) được đưa đến Bệnh viện Nhi Hà Nội để thăm khám sau khi sốt, ho, phát ban. Trước đó, bé đã điều trị tại bệnh viện khác vì phát hiện hạch ở nách nhưng không ngờ bị lây nhiễm sởi.
Lo lắng cho con, chị Lê Thị Hòa cho biết do con chưa đủ tuổ.i để tiêm vaccine sởi nên rất dễ nhiễm bệnh. Khi thấy con phát ban và sốt, gia đình lập tức đưa con vào viện. Bệnh tiến triển rất nhanh, chỉ sau vài ngày con đã bị viêm phổi.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, trong khoảng 3 tháng trở lại đây, số ca mắc sởi đã gia tăng đáng kể trên cả nước. Tại Hà Nội đã ghi nhận hơn 200 ca mắc sởi, trong đó Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận hơn 40 ca kể từ khi chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 10/2024.
TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, khoảng 30% các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, tổn thương phổi, phải can thiệp thở oxy hoặc thở máy. Đặc biệt, nhóm trẻ dưới 1 tuổ.i chiếm hơn 40% các ca mắc, nhiều trường hợp chưa đến độ tuổ.i tiêm phòng. Ngoài ra, bệnh viện cũng ghi nhận một số ca ở trẻ lớn trên 5 tuổ.i, tuy nhiên số lượng này không đáng kể.
” Hơn 90% trẻ nhập viện chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ. Giai đoạn cách ly xã hội trong dịch COVID-19 khiến nhiều trẻ bị bỏ lỡ các mũi tiêm quan trọng, đồng thời phụ huynh thiếu cảnh giác với lịch tiêm nhắc lại. Điều này dẫn đến sự gia tăng các ca mắc, đặc biệt trong nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổ.i – nhóm chưa đến độ tuổ.i tiêm vaccine“, TS.BS Thúy Nga cho hay.
Làm gì để bảo vệ trẻ khi sởi “vào mùa”?
Theo BS Nga, sởi là bệnh truyền nhiễm có tính chất chu kỳ. Thời gian mắc thường cũng vào giai đoạn đông xuân. Dịch sởi năm 2024 là hệ quả của chu kỳ bệnh dịch tự nhiên kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Người mắc bệnh sởi có khả năng t.ử von.g thấp nhưng lại có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm kết mạc…
TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga thăm khám cho bệnh nhi mắc sởi.
Biểu hiện của bệnh sởi khá giống với các bệnh lý của đường hô hấp nói chung. Trẻ có biểu hiện sốt, hắt hơi, sổ mũi, nhưng với sởi cũng có đặc trưng riêng. Đó là dấu hiệu 3C, tức là có chảy mũi – ho – viêm kết mạc giai đoạn đầu. Nếu gia đình đưa đi khám sớm trong 1 – 2 ngày đầu, các bác sĩ sẽ phát hiện sớm khi trẻ chưa có dấu hiệu phát ban.
Tuy nhiên, đa phần các gia đình thường chỉ phát hiện khi trẻ đã phát ban ra, sợ con có vấn đề đặc biệt mới đưa đi khám. Trong giai đoạn này, tình trạng bệnh có thể tiến triển khá nhanh.
Để kiểm soát dịch bệnh, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ lịch tiêm vaccine sởi. Tiêm phòng đầy đủ không chỉ bảo vệ cá nhân trẻ mà còn giúp giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Theo lịch, trẻ từ 9 tháng tuổ.i cần tiêm mũi đầu tiên, nhắc lại mũi hai ở 15-18 tháng và mũi thứ ba khi trẻ 4-6 tuổ.i. Đối với trẻ có nguy cơ cao hoặc sống trong vùng dịch, bác sĩ có thể cân nhắc tiêm sớm từ 6 tháng tuổ.i.
Ngoài ra, các gia đình cần chú ý đến những biện pháp phòng ngừa như: Đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch, giữ vệ sinh cá nhân giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc đông người. Tại các trường học, cơ sở tập trung, khi trẻ ốm không nên cho trẻ đến trường để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị, thời điểm giao mùa không chỉ khiến số ca mắc sởi gia tăng mà còn phản ánh nguy cơ bùng phát của nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, cúm, thủy đậu… và nhiều các bệnh lý liên quan đường hô hấp; bệnh lý tiêu chảy mùa đông do Rotavirus…
Chính vì vậy, người dân nên chủ động chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao kéo dài, phát ban hoặc khó thở, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Gia tăng bệnh sởi ở người lớn
Chiều 10/12, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng tăng tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.
Thời tiết ở miền Bắc chuyển mùa cũng là nguyên nhân khiến các ca mắc sởi gia tăng. Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều ca mắc sởi là người lớn với những biến chứng nguy hiểm.
Đó là bệnh nhân nữ T.H.B (37 tuổ.i, ở Nam Định), sốt ở nhà 3 ngày kèm theo phát ban đỏ mọc từ mặt, cổ sau lan ra toàn thân, kèm đau rát họng, đau bụng, tiêu chảy, khó thở. Bệnh nhân được chẩn đoán sốt phát ban/giảm bạch cầu, tăng men gan, viêm phổi ở bệnh viện địa phương, sau điều trị kháng sinh không đỡ đã chuyển Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, sau khi xét nghiệm bệnh nhân được chẩn đoán sởi có biến chứng viêm phổi. Hiện tại, sau 3 ngày điều trị bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.
Bệnh nhân nam N.V.A (38 tuổ.i), tiề.n sử khỏe mạnh sống ở thành phố Thanh Hóa bị sốt nóng liên tục 5 ngày, kèm theo đau họng, viêm đường hô hấp trên. Sau 3 ngày bệnh nhân nổi ban, lúc đầu ban mọc ở mặt sau lan ra toàn thân kèm ngứa ngáy khó chịu, những ngày sau đau bụng, đi ngoài phân lỏng 4-5 lần/ngày. Sau khi nhập bệnh viện tỉnh với chẩn đoán sốt phát ban, điều trị không thấy đỡ, bệnh nhân ho nhiều nên được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai. Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, các bác sĩ sau khi thăm khám phát hiện bệnh nhân có hội chứng phát ban nghi sởi, kèm hội chứng viêm long đường hô hấp trên, khám họng thấy có hạt Koplik là những chấm trắng vùng niêm mạc má phải, thêm các dấu hiệu mắt đỏ cộm, sưng nề mi mắt. Bệnh nhân được xét nghiệm khẳng định là nhiễm virus sởi. Sau 5 ngày được điều trị tích cực tại đây, bệnh nhân đã khỏi và được xuất viện không có biến chứng.
Một bệnh nhân khác vừa nhập viện tên V.T.T (21 tuổ.i) là sinh viên ở Đống Đa, Hà Nội. Cách vào viện 3 ngày bệnh nhân xuất hiện sốt, kèm theo nổi ban đầu tiên ở mặt, sau gáy, sau đó lan ra toàn thân, kèm theo ho, chảy nước mắt, nước mũi. Bệnh nhân đi khám được chẩn đoán là dị ứng, sau khi được xét nghiệm sởi dương tính thì được chuyển về Trung tâm Bệnh Nhiệt đới.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm, lây qua đường hô hấp do virus họ Paramyxoviridae gây nên.
Virus sởi rất dễ lây theo đường không khí hoặc giọt bắ.n, đối tượng cảm thụ là tr.ẻ e.m chưa được tiêm phòng hoặc người lớn khi lượng kháng thể trong má.u suy giảm. Sởi ở người lớn hay tr.ẻ e.m đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm đường phổi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, bội nhiễm gây viêm tai giữa, viêm ruột và các loại nhiễ.m trùn.g khác ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Có không ít người lớn chủ quan cho rằng bệnh sởi chỉ có ở tr.ẻ e.m, nên không đi khám và điều trị. Với phụ nữ có thai, bệnh sởi cũng có tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và có ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN
Ngày 27/8 vừa qua, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số 3547/QĐ-UBND về công bố dịch sởi - bệnh truyền nhiễm nhóm B và Kế hoạch số 4959/KH-UBND về Chủ động ứng phó dịch bệnh Sởi trên địa bàn Thành phố năm 2024. Nhiều địa phương trong cả nước cũng có những ca bệnh sởi trong cộng đồng. Bộ Y tế đã có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi, các nhân viên y tế cần chú ý đến các đặc điểm của bệnh sởi để xét nghiệm chẩn đoán và cách ly, điều trị kịp thời, tránh bỏ sót và phát hiện muộn, từ đó nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Bệnh sởi cũng như một số bệnh truyền nhiễm khác như bạch hầu, ho gà, uốn ván... có thể phòng ngừa an toàn bằng biện pháp tiêm chủng. Vaccine sởi hiện nay dành cho người lớn là vaccine 3 trong 1 MMR (sởi - quai bị - rubella) sẽ giúp phòng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng. Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, nâng cao sức khỏe để tăng sức đề kháng và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
Một b.é tra.i 3 tuổ.i tử vong nghi do bệnh sởi biến chứng Sở Y tế tỉnh Đồng Nai xác nhận vừa ghi nhận trường hợp b.é tra.i 3 tuổ.i tên T.M.T.N, ngụ xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom t.ử von.g nghi do sởi biến chứng. Trước đó, ngày 23/11, bé T.M.T.N bị sốt, không đau ngực, đau bụng, ho ít, nên gia đình đưa cháu đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thì...