Hà Nội gia tăng ca mắc sởi
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 101 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện, thị xã, tăng 25 trường hợp so với tuần trước.
Đa số các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho và sổ mũi. Nhiều trẻ có biến chứng nặng.
Một bệnh nhân nhi 19 tháng tuổ.i đã điều trị một tuần tại Khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn do bị mắc sởi biến chứng viêm phổi nặng.
Hiện tại, Khoa hồi sức tích cực của bệnh viện đang điều trị cho bốn bệnh nhân mắc sởi nặng từ 10 tháng đến 4 tuổ.i. Theo bác sĩ điều trị, hầu hết các ca mắc sởi đều chưa đến tuổ.i tiêm phòng sởi và tiêm phòng chưa đầy đủ.
Chị Nguyễn Thị Hà, phường Định Công, quận Hoàng Mai, chia sẻ: “Con nhà tôi chưa được tiêm phòng sởi vì cứ đến đợt tiêm là cháu lại ốm. Tôi sẽ có các biện pháp để không lây bệnh sởi cho các thành viên khác trong gia đình”.
Video đang HOT
Hai tháng nay, Khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Hà Nội đã điều trị cho 63 bệnh nhân nhi mắc sởi. Hiện tại, Khoa vẫn đang điều trị cho 11 bệnh nhân từ 3 tháng đến 14 tuổ.i. Đáng chú ý, 50% trẻ nhỏ mắc sởi điều trị tại đây đều chưa tiêm phòng sởi.
Bác sĩ nội trú Nguyễn Sĩ Đức, Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Hà Nội,, cho hay: “Khi bị mắc sởi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch viêm phổi, viêm não. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nguy hại đến tính mạng”.
Số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng nhanh, dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục có thêm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 1 tuổ.i và trên 5 tuổ.i. Vì vậy, CDC Hà Nội tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát phát hiện bệnh nhân tại cơ sở y tế được phân cấp và tại cộng đồng để kịp thời điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng.
Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần
Trong năm 2024, số ca sốt phát ban nghi sởi đã lên đến 38.364 ca, tăng hơn 94 lần so với năm 2023, và số ca dương tính với sởi ghi nhận được là 6.725 ca, tăng hơn 130 lần so với năm 2023.
Các địa phương có số ca mắc cao như Đồng Nai (6.360 ca), TP.HCM (4.758 ca), Bình Dương (4.745 ca), và Cà Mau (2.405 ca). Đến nay, cả nước đã ghi nhận 13 ca t.ử von.g do sởi, phần lớn là tr.ẻ e.m và người già có bệnh nền.
Tiêm vắc-xin là biện pháp duy nhất để bảo vệ cộng đồng khỏi bệnh sởi. Ảnh minh họa
Là một trong những địa phương đã công bố dịch sởi vào tháng 8/2024, TP.HCM đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, bà Lê Hồng Nga cho biết đến ngày 22/12, thành phố đã triển khai tiêm vắc-xin cho hơn 50.000 trẻ từ 1 đến 5 tuổ.i, hơn 122.000 trẻ từ 6 đến 10 tuổ.i, và hơn 10.200 trẻ từ 6-9 tháng tuổ.i.
Việc công bố dịch đã tạo cơ sở pháp lý để triển khai các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả hơn, đặc biệt là việc nhanh chóng cung cấp vắc-xin từ ngân sách địa phương.
Tuy nhiên, dù tỷ lệ tiêm chủng đã đạt trên 98%, TP.HCM vẫn ghi nhận ca bệnh. Bà Nga cho biết trong cuộc khảo sát tiêm chủng, có một số vấn đề như địa chỉ khai báo không chính xác hoặc không khớp với hệ thống tiêm chủng quốc gia, dẫn đến việc bỏ sót đối tượng và lỗ hổng trong công tác tiêm chủng.
Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, ông Nguyễn Lương Tâm, cho rằng một trong những nguyên nhân chính khiến dịch sởi gia tăng là miễn dịch cộng đồng không đạt yêu cầu, do công tác tiêm chủng bị gián đoạn trong đại dịch Covid-19.
Ngoài ra, ý thức phòng bệnh của người dân còn hạn chế, và thiếu hụt thuố.c, vật tư y tế ở một số địa phương cũng góp phần làm tăng nguy cơ dịch bùng phát.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải, hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec, nhấn mạnh rằng tiêm vắc-xin là biện pháp duy nhất để bảo vệ cộng đồng khỏi bệnh sởi. Các quốc gia trên thế giới đều yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đạt và duy trì trên 95% đối với hai liều vắc-xin sởi. Vắc-xin này có hiệu quả phòng ngừa lên đến 98%.
Ngành Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là tr.ẻ e.m và người lớn, cần chủ động tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng lịch để giúp cơ thể sản sinh kháng thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng nghiêm trọng. Các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước sát khuẩn mỗi ngày.
Hạn chế tụ tập đông người và tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh sởi. Không dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh sởi. Giữ vệ sinh không gian sống và bổ sung thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Nếu phát hiện có triệu chứng của bệnh sởi như sốt, chảy nước mũi, ho khan, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng và phát ban, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Để ngăn chặn dịch sởi, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi tại 18 tỉnh, thành có nguy cơ cao. Tính đến nay, hơn 1,2 triệu liều vắc-xin đã được tiêm cho trẻ từ 1-10 tuổ.i, phần lớn trong số đó là nhờ sự viện trợ từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khoảng 27,2% ca mắc sởi ở trẻ dưới 9 tháng tuổ.i, độ tuổ.i chưa đủ để tiêm chủng. Do đó, Bộ Y tế dự kiến sẽ mở rộng độ tuổ.i tiêm vắc-xin từ 6-9 tháng trong thời gian tới.
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng Tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, khoảng 30% các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, tổn thương phổi, phải can thiệp thở oxy hoặc thở máy. Hơn 90% trẻ nhập viện chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ Tiếng ho khàn đặc không dứt của bé V.A.K (7 tháng tuổ.i, ở Hoàng Mai, Hà Nội) khiến chị Vũ...