Hà Nội ghi nhận thêm 16 ca mắc sốt xuất huyết
Trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 170 trường hợp mắc tay chân miệng.
Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ (ngày 19 đến 26/4)ghi nhận 16 ca mắc sốt xuất huyết, không ghi nhận ca tử vong; tăng 9 ca so với tuần trước đó. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 592 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong tuần không ghi nhận thêm ổ dịch mới, các ca mắc đều là ca tản phát, cộng dồn từ đầu năm đến nay ghi nhận 5 ổ dịch, hiện tại tất cả các ổ dịch đã kết thúc.
Nhân viên y tế hướng dẫn người dân diệt loăng quăng phòng bệnh sốt xuất huyết (Ảnh: Hùng Sơn).
Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết hiện nay đã chuyển sang mùa hè, nắng nóng kèm theo mưa rào là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh. Các địa phương cần tăng cường thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy để phòng chống sốt xuất huyết gia tăng trong thời gian tới.
Trong tuần, Thành phố ghi nhận 170 ca mắc tay chân miệng, giảm 25 ca mắc so với tuần trước đó. Bệnh nhân phân bố tại 26 quận, huyện, thị xã; một số địa phương có nhiều bệnh nhân, gồm: Hoàng Mai (24 ca); Đông anh (17 ca); Cầu Giấy, Mê Linh (14 ca); Chương Mỹ (10 ca). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 948 ca mắc, tăng 104% số ca mắc so với cùng kỳ năm 2023.
Video đang HOT
Tuần qua, ghi nhận 8 ổ dịch tay chân miệng mới tại các quận, huyện: Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Ba Vì, Chương Mỹ, Thanh Oai. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, ghi nhận 26 ổ dịch, trong đó còn 14 ổ dịch đang hoạt động tại các quận, huyện: Thanh Oai, Hoàng Mai, Ba Vì, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Hai Bà Trưng.
Trong tuần ghi nhận 15 ca mắc ho gà, rải rác tại 11 quận, huyện; tăng 14 ca mắc so với tuần trước đó. Như vậy, trong năm 2024 đã ghi nhận 60 ca mắc ho gà tại 21 quận, huyện, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Phần lới ca mắc là trẻ em dưới 2 tháng tuổi (chiếm 60%), tỷ lệ trẻ chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ chiếm 72% số ca mắc.
Thủy đậu ghi nhận 44 ca mắc, không ghi nhận ca tử vong, tăng 1 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 478 ca mắc, giảm so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra, các dịch bệnh sởi, rubella, uốn ván, viêm não Nhật Bản, dại không ghi nhận trong tuần.
Trong tuần tới, Hà Nội tiếp tục tổ chức các hoạt động xử lý triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng, chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non, mẫu giáo khi có ca bệnh, ổ dịch. Đồng thời, giám sát công tác phòng chống tay chân miệng tại Lam Điền, Chương Mỹ.
Cùng với đó, Thành phố cũng tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Tập trung giám sát các ổ dịch cũ năm 2023 tại các quận, huyện, thị xã: Sơn Tây, Mê Linh, Thạch Thất, Tây Hồ.
Ngành Y tế Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học; tuyên truyền cho phụ huynh học sinh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin theo quy định.
Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ngành thú y để theo dõi sát tình hình dịch trên động vật, đặc biệt là cúm gia cầm và dại; triển khai thực hiện các hoạt động liên ngành về phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Yên Bái tăng 270 ca sốt xuất huyết so với cùng kỳ
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 393 trường hợp sốt xuất huyết, tăng 270 ca so với cùng kỳ năm 2022.
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại thôn Thanh Niên, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.
Địa bàn có số ca mắc nhiều nhất là thành phố Yên Bái: 120 ca; Văn Chấn 62 ca, Yên Bình 53 ca, Trấn Yên 52 ca...
307 ca mắc sốt xuất huyết xâm nhập điều trị tại tỉnh, 86 ca không xác định yếu tố dịch tễ. Cao điểm tháng 10 và tháng 11, toàn tỉnh ghi nhận gần 230 ca mắc.
Hiện nay, các ca bệnh sốt xuất huyết tại Yên Bái không xác định yếu tố dịch tễ do đi lại giao thương kinh tế, học tập, làm việc của người dân.
Dịp cuối năm, người dân từ Hà Nội và các tỉnh đang có dịch bệnh lưu hành trở về địa phương rất nhiều nên các ca bệnh xâm nhập có thể tiếp tục tăng.
Chính vì vậy, để việc quản lý nguồn lây rất cần người bệnh khai báo dịch tễ trung thực; các cơ sở y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở điều trị cần tăng cường giám sát phát hiện ca bệnh, khai thác kỹ yếu tố dịch tễ để loại trừ các ca bệnh sốt xuất huyết xâm nhập, xác định chính xác ca bệnh lây truyền tại chỗ để có kế hoạch phòng, chống kịp thời, hiệu quả.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh cũng khuyến cáo: bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và cộng đồng, mỗi người dân hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hàng tuần diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Bên cạnh đó, người dân cũng cần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... ; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
TP Hồ Chí Minh: 23 người tử vong do sốt xuất huyết Tính đến ngày 18/9, Thành phố Hồ Chí Minh đã có 23 người tử do sốt xuất huyết, tăng 19 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, số ca bệnh tay chân miệng trên địa bàn đang có xu hướng tăng lên. Đây là những thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh...