Hà Nội ghi nhận ca bệnh mắc sán dây chuột
Vừa qua, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi nam (7 tuổi) được chẩn đoán mắc bệnh sán dây nhỏ Hymenolepiasis hay còn gọi sán dây lùn hoặc sán dây chuột.
Qua khai thác bệnh sử 1 tháng trở lại đây, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng ăn kém, rối loạn tiêu hóa không thường xuyên, gầy, sụt nhẹ cân. Khi tiến hành xét nghiệm phát hiện có trứng sán dây nhỏ Hemynolepis spp đặc hiệu trong mẫu phân.
Theo Ths. Bs chính. Văn Thị Thơ, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh & Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương, bệnh sán dây nhỏ Hymenolepiasis có từ lâu do 2 loài sán Hymenolepis nana (bệnh sán dây lùn) và Hymenolepis diminuta (bệnh sán dây chuột) gây nên, và bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm và mắc bệnh.
Hình ảnh trứng sán dây nhỏ Hymenolepiasis của bệnh nhân đến khám
Tại Việt Nam cũng đã phát hiện nhiều trường hợp trẻ em bị nhiễm sán. Cũng do bệnh diễn biến âm thầm nên thường bị bỏ qua. Trên thế giới có khoảng 20 triệu người mắc, nhưng thường phổ biến tại các quốc gia ôn đới, thường gặp nhất ở những người sống ở khu vực có điều kiện vệ sinh kém và những người sống trong môi trường tập trung.
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Tỷ lệ nhiễm dao động từ 1% ở phía nam của Mỹ đến 9% ở Argentina và 97,3% ở Nga. Bệnh phổ biến hơn ở các vùng nghèo đói và điều kiện vệ sinh kém.
Ths, bác sĩ Văn Thị Thơ cho biết, khi bị nhiễm nguồn lây, bệnh thường diễn tiến âm thầm, tuy nhiên có những trường hợp nhiễm số lượng sán nhiều. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, sút cân, đau đầu, ngứa vùng thân dưới…
Video đang HOT
Ths. Bs chính. Văn Thị Thơ, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh & Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương thăm khám cho bệnh nhân
“Khi người nuốt phải trứng sán, hoặc ăn phải thực phẩm như mọt cám nhiễm sán dây nhỏ, mầm bệnh sẽ vào dạ dày, khu trú và gây bệnh ở nhung mao của ruột non, hồi tràng phá vỡ nhung mao ruột gây các triệu chứng về đường tiêu hóa như đau bụng thượng vị, quanh rốn…chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân, ngứa vùng thân dưới… Đôi khi có các dấu hiệu thần kinh như mất ngủ, chống mặt, co giật” bác sĩ Văn Thị Thơ cho biết.
Để phòng tránh bệnh sán dây nhỏ Hymenolepiasis, người dân cần rửa tay bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh, thay tã và trước khi chuẩn bị thức ăn; Dạy trẻ tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn ngừa nhiễm trùng; Khi đi du lịch đến các quốc gia có nguy cơ ô nhiễm thực phẩm cao hơn, hãy rửa, gọt vỏ hoặc nấu tất cả rau và trái cây sống bằng nước an toàn (nước khử trùng, chẳng hạn như nước đóng chai, nước đun sôi hoặc nước lọc) trước khi ăn.
Ai không nên lạm dụng bột sắn dây?
Bột sắn dây không chỉ có giá trị về dinh dưỡng, chế biến được thành nhiều món ăn, nước uống có lợi cho sức khỏe nhất là vào những ngày hè oi nóng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được bột sắn dây.
Ngoài ra, nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai cách, bột sắn dây sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của bạn nhất là trẻ em và phụ nữ có thai.
Bột sắn dây không chỉ có giá trị về dinh dưỡng, chế biến được thành nhiều món thức ăn, nước uống có lợi cho sức khỏe nhất là vào những ngày hè oi nóng.
Thành phần dinh dưỡng của bột sắn dây
Sắn dây có hàm lượng carbohydrate tự nhiên cao, tinh bột sắn có thể được chiết xuất và làm thành bột làm bánh, nguyên liệu nấu chè, làm nước giải khát, nguyên liệu cho các món súp, cháo...
Theo y học cổ truyền, tinh bột sắn dây vị ngọt, tính mát, vào được các kinh tỳ, vị và phế. Bột sắn dây còn có công dụng tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí; thường được dùng để chữa chứng biểu nhiệt, làm cho ra mồ hôi, tiêu độc, chữa đau vai gáy, viêm họng, nhức đầu.
Bột sắn dây có khả năng giúp cải thiện các dấu hiệu trao đổi chất, chẳng hạn như lượng đường trong máu và mức cholesteron. làm giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ ngăn ngừa các căn bệnh do rối loạn trao đổi chất như béo phì, tiểu đường và các bệnh tim mạch.
Những người không nên dùng bột sắn dây
Bột sắn dây tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống được. Bất kể thứ gì cũng vậy, ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Những người dưới đây được khuyến cáo không nên dùng bột sắn dây:
- Người có cơ địa mệt mỏi, hay lạnh tay chân.
- Người đang sốt có cảm giác lạnh.
- Ở phụ nữ có thai cần được tham vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.
-Người mắc bệnh phong hàn, cảm lạnh, huyết áp thấp không nên uống bột sắn dây.
- Đối với trẻ em, bột sắn dây nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.
-Đối với phụ nữ trong thai kỳ, nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt, nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi hơn.
Trường hợp thai phụ có dấu hiệu bị động thai, mà do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn dây.
Bột sắn dây có khả năng giúp cải thiện các dấu hiệu trao đổi chất
Những điều cần lưu ý khi uống bột sắn dây
- Không nên sử dụng quá nhiều bột sắn dây hay lạm dụng bột sắn dây. Chỉ nên uống 1 lần/ngày hoặc nếu đắp mặt nạ thì 1 - 2 lần/tuần.
- Không sử dụng bột sắn dây khi còn sống hoặc lúc bụng đói.
- Khi uống bột sắn dây thì không nên cho quá nhiều đường.
- Lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua bột sắn dây nguyên chất, không trộn lẫn tạp chất.
- Không kết hợp bột sắn dây với hoa sen, hoa nhài, hoa bưởi và mật ong vì có thể gây chướng bụng, đầy hơi.
U máu trong gan có nguy hiểm? U máu trong gan là dị dạng mạch máu bẩm sinh và là khối u lành tính hay gặp nhất ở gan, với tỷ lệ 0,4 - 20% trên siêu âm và trên giải phẫu thực nghiệm. Chúng có nguồn gốc bẩm sinh và hiếm thấy có ung thư hóa. U máu trong gan là gì? U máu trong gan có nguy hiểm...