Hà Nội: Gần Rằm tháng Giêng, người dân tấp nập đốt vàng mã tại đền, chùa
Mặc dù Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có đề nghị các Phật tử và bà con loại bỏ tập tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo, nhưng theo ghi nhận của phóng viên Dân trí vào chiều nay (1/3), tại một số đền, chùa ở Hà Nội người dân vẫn tấp nập đến đây đốt vàng mã.
Tại Đền Quán Thánh người dân vẫn thực hiện việc đốt vàng mã.
Vàng mã được bày bán nhiều ở cổng Đền Quán Thánh.
Chùa Trấn Quốc người dân tấp nập đốt vàng mã.
Video đang HOT
Khu vực đốt vàng mã ở Phủ Tây Hồ luôn trong tình trạng đỏ rực lửa.
Người đàn ông này cho biết, những ngày qua, ở Phủ Tây Hồ trung bình mỗi ngày có khoảng 10 bao tro ướt từ việc đốt vàng mã được chuyển đi nơi khác.
Ngoài ra, người dân cũng thực hiện đốt vàng mã tại khu vực nhà riêng của mình nhân ngày Rằm tháng Giêng đến gần.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Đốt 100kg vàng mã để châm lửa 'lấy đỏ'
Hàng trăm người dân ở một làng ngoại thành Hà Nội đổ ra sân đình xin lửa từ khối vàng mã đang cháy ngùn ngụt rồi mang về nhà với hy vọng cả gia đình sẽ có lộc trong năm mới.
Tối 11 tháng Giêng (26.2 Dương lịch), các cụ cao niên ở đình làng An Định (Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) làm lễ hoá vàng tại sân đình cho người dân "lấy đỏ" (xin lửa) về nhà.
Lễ hội truyền thống của làng kéo dài từ ngày mùng 7 Tết đến 11 tháng Giêng. 21h ngày cuối cùng của lễ hội, BTC mang toàn bộ vàng hương ra làm lễ trước Thành hoàng làng rồi tổ chức hoá tại sân đình.
Ngay từ chập tối, đông đảo người dân trong làng cùng du khách thập phương đã đợi sẵn đón chờ xem lễ tế. Theo truyền thống của làng, vàng hương dâng cúng là lộc của nhà thánh, truyền lại cho nhân dân và du khách thập phương qua ngọn lửa hồng khi hoá. Người dân tự mang hương theo hoặc nhận miễn phí tại cửa đình để châm lửa.
Ngoài bộ mũ mão cúng Thành hoàng làng, số lượng vàng mã năm nay hoá trong khoảng gần 100kg, sau khi tế lễ được thanh niên khiêng ra trước cổng đình.
Một bô lão trong làng xin lửa từ trên điện thờ. Sau khi mang vàng hương đổ ra giữa sân, cụ châm lửa Thánh từ cây sào lớn để hoá.
Để nhanh bén lửa, một bô lão khác trong làng dùng dầu đã chuẩn bị từ trước, đơm cho ngọn lửa.
Ngay sau khi vàng mã bén lửa, người dân trong làng với những bó hương chuẩn bị trước, chụm vào "lấy đỏ". Ai cũng muốn châm được lửa trước vì cho rằng gia đình họ sẽ gặp được nhiều may mắn hơn.
Một số người dùng nón lá, bìa carton, áo khoác che sức nóng của lửa để "lấy đỏ".
Dân làng truyền nhau rằng ai xin được lửa vẫn còn cháy, chạy kịp về nhà thắp hương trên bàn thờ nhà mình kịp thì sẽ được may mắn cả năm.
Do vậy nhiều người cuống cuồng chạy về nhà, thậm chí còn hai tay giữ hai bó hương để giữ được ngọn lửa.
Dọc các ngõ phố của làng An Định rộn rã tiếng cười vui, "chạy lửa", nhiều người còn dùng xe đạp cho nhanh.
Cậu bé Dương Trọng Anh Quân (bên phải) cùng chú họ của mình vội vã trở về nhà sau khi xin được lửa tại sân đình. Cậu bé 10 tuổi đã bàn trước với chú mình chạy xe đạp cho nhanh mặc dù quãng đường về nhà chỉ khoảng hơn 200m. Đây đã là lần thứ 2 Anh Quân được tự tay đi lấy đỏ tại đình làng.
Sau khi về tới nhà, cậu bé dành 3 nén hương thắp lên ban thờ tổ tiên của gia đình. Những năm trước đây khi còn nhỏ, Anh Quân thường được theo ông và bố đi lấy đỏ.
Trong lúc đó tại cổng đình làng, người dân vẫn tập nập xin lửa về nhà, nhiều người còn chạy xe máy cho nhanh.
Ngọn lửa tại sân đình dần tắt sau gần 30 phút bùng cháy. Cụ Nguyễn Văn Phú là một trong những người cuối cùng "lấy đỏ" về nhà sau khi cùng các bô lão đảm bảo nghi lễ tổ chức nghiêm trang, an toàn và vui vẻ cho toàn bộ dân làng An Định.
Theo Tiến Tuấn (Zing)
Kinh hãi đốt vàng mã đốt luôn cả cây xăng, gây chết người Đốt vàng mã để xin "các ngài" phù hộ độ trì, nhiều người đã gây đại họa cho cả mình lẫn người khác. Mới đây, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề nghị Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Theo quan điểm của Phật giáo, việc đốt vàng mã không...