Hà Nội: Dùng xe bồn tưới cây giữa trời mưa tầm tã
Giữa cơn mưa kéo dài từ đêm qua, khoảng 6h30 sáng nay (24/6), một chiếc xe bồn chở nước vẫn “nhiệt tình” tưới cây trên đường Nguyễn Trãi (đoạn qua quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Theo ghi nhận của bạn đọc CAND Online, khoảng 6h30 sáng nay, khi cơn mưa tầm tã kéo dài từ đêm qua chưa ngớt, nhiều người đi trên đường Nguyễn Trãi, đoạn qua hầm Thanh Xuân hướng từ Hà Đông đi Ngã Tư Sở ngạc nhiên và bức xúc khi thấy công nhân trên một chiếc xe bồn vẫn thản nhiên phun nước tưới cây.
Công nhân trên chiếc xe bồn “nhiệt tình” tưới cây giữa trời mưa.
Trong bức ảnh được bạn đọc gửi tới toà soạn, chiếc xe bồn mang biển số 29H-491.24. Phía sau xe, một công nhân đội nón, dùng vòi từ bồn xe phun nước xối xả xuống các luống cây nằm giữa dải phân cách, bên dưới tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông; trong lúc trời vẫn mưa tầm tã.
Nhiều người đi đường ngạc nhiên và bức xúc với hành động tưới cây giữa trời mưa.
Đây là việc làm hết sức lãng phí về nhân lực và tiền của, đồng thời gây ức chế, bức xúc đối với người dân. Đề nghị cơ quan chức năng TP Hà Nội có biện pháp chấm dứt tình trạng này.
Nhân viên đường sắt bảo kê khách lậu, thu 'vé chui': Chiêu trò 'phù phép'
Sau tuyến Hà Nội - Sài Gòn, chúng tôi tiếp tục lần tìm các đầu mối bán "vé chui" trên các chặng khác.
Khi len lỏi sâu vào đường dây này đã phát hiện nhiều nhân viên từ soát vé, kiểm tra, giám sát móc nối với nhau, đảo toa, đổi ghế trên tàu; đưa khách qua cổng lên tàu, thu tiền... rất tinh vi.
"Khách chui" chạm mặt "khách xịn"
Video đang HOT
Khi ngỏ ý muốn mua vé chuyến Hà Nội - Huế để đi du lịch, chủ tài khoản trên fanpage "Hội vé tàu hỏa" có tên Hải Nguyễn, tự xưng là nhân viên soát vé trên tàu, ngay lập tức vồ vập và mời chào chúng tôi với mức giá 700.000 đồng/vé (giường nằm khoang 4). Cũng mức giá này, chủ tài khoản khác là Đức Tài Tàu (Nguyễn Văn Đức) đảm bảo sẽ sắp xếp được vị trí giường, mác tàu hành khách muốn.
Trong khi đó, trên website chính thức của ngành đường sắt, giá vé chuyến Hà Nội - Huế với tàu SE3 ngày 30.9 giường nằm khoang 4 với mức giá 1,09 triệu đồng (tầng 1), 1,084 triệu đồng (tầng 2). Còn với chuyến Huế - Hà Nội tàu SE4 ngày 3.10, giường nằm khoang 4 là 984.000 đồng (tầng 1) và 921.000 đồng (tầng 2), nhưng chúng tôi chỉ mất khoảng 750.000 đồng/vé khứ hồi chặng Hà Nội - Huế nếu mua qua "cò"...
Vé giả đưa cho khách, nội dung vé khác thông tin hành khách nhưng chung mã đặt chỗ, mã vé và mã tra cứu hóa đơn. Đáng chú ý, vé in ngày 2.5.2022 trong khi khách đi ngày 3.10.2022
Chúng tôi nói sợ không qua được cổng kiểm soát, vé chui lại phải chạy hết toa này sang toa kia, thậm chí bị đuổi xuống, thì Đức trấn an: "2 người nằm chung một buồng nhân viên nhé. Phòng nhân viên rộng lắm, 2 người lớn và 1 em bé vẫn đủ". Để chắc chắn, Đức gửi chúng tôi ảnh phòng nhân viên trên tàu SE3. Căn phòng rộng khoảng chừng vài mét vuông, vừa đủ kê một ván gỗ để nhân viên nghỉ ngơi theo đúng giờ quy định.
Đức yêu cầu chúng tôi đặt cọc trước 200.000 đồng để lấy vé qua cổng và có mặt trước giờ tàu chạy 1 tiếng. Tuy nhiên, đến gần giờ lên tàu, Đức liên lạc và xin thêm mỗi vé 50.000 đồng với lý do: "Chiều lên thêm anh 100.000 đồng nữa nhé, vé nó lên cao với phí qua cổng cao nữa".
18 giờ ngày 30.9 như đã hẹn với Đức, chúng tôi có mặt ở ga Hà Nội, liên lạc để lấy vé thì nhận được thông tin vì tình hình bão nên Đức phải chuyển sang đi chuyến tàu khác, Đức dặn dò chỉ cần dùng "vé nhân viên" đã được gửi qua Zalo để qua cổng, lên đúng vị trí ghi trên vé (toa 4, tàu SE3) sẽ có nhân viên Cao Vĩnh Yên (bạn của Đức) đón và sắp xếp chỗ nằm. Tuy nhiên, thông tin in trên vé Đức gửi là chặng ngắn Hà Nội - Nam Định chứ không phải Hà Nội - Huế.
Theo lời dặn của Đức, chúng tôi gặp Yên và được nhân viên này hướng dẫn từ ga Hà Nội đến Nam Định cứ nằm ở giường theo đúng thông tin in trên vé qua cổng (buồng 1, giường nằm số 5, 6 tầng 3, toa 4). Tuy nhiên, đến ga Nam Định, rắc rối bắt đầu xảy ra.
Tại Nam Định có 2 hành khách lên tàu và nằm tại vị trí của chúng tôi. Do đó, Yên sắp xếp chúng tôi di chuyển vị trí nằm sang buồng bên cạnh. Yên dặn chúng tôi sau khi 2 hành khách xuống tại ga Ninh Bình thì chúng tôi sẽ nằm tại 2 giường số 7, 8 (tầng 1, buồng 2, toa 4). Yên động viên: "Sẽ không bị chuyển chỗ nằm từ Ninh Bình đến Huế, nếu có "xui" thì chỉ di chuyển giữa các giường trong cùng một buồng thôi".
Trịnh Thị Hoàng Minh đảm bảo rằng "chặng Huế - Hà Nội chỉ phải di chuyển trong toa 4, buồng số 4"
Qua 2 lần đảo giường, thì mọi sự cũng ổn. Vừa ngả lưng để định chợp mắt thì Yên thò đầu vào gọi chúng tôi rồi vào giường ngồi, quan sát xung quanh một vòng rồi yêu cầu thanh toán nốt tiền vé.
Móc nối, bảo kê trên tàu
Do đã đặt vé khứ hồi nên gần ngày về, Đức chủ động nhắn tin và báo chỗ nằm, toa cho chúng tôi. 14 giờ 30 chiều ngày 3.10, chúng tôi có mặt tại ga Huế và liên hệ với nhân viên Võ Minh Tùng như Đức đã giới thiệu để được hướng dẫn qua cổng. Tại đây, chúng tôi không cần bất cứ loại vé nào, nhưng vẫn vượt qua được "mắt thần" do đọc mật mã "toa 4" với nhân viên soát vé.
Khi tàu đến ga Huế, Võ Minh Tùng và Trịnh Thị Hoàng Minh (thuộc Đoàn tiếp viên đường sắt Phương Nam) đón và bố trí chỗ cho chúng tôi tại giường số 20, 22 (toa 4, buồng số 4) và dặn: sau khi hành khách ở giường số 19 xuống ga Đồng Hới thì chuyển xuống giường đó nằm. Bọn em không phải di chuyển nữa vì chỗ trống rất nhiều.
Tàu chạy, Minh bất ngờ xuất hiện, vẫy chúng tôi đi về phía nhà vệ sinh. Ngó trước sau một vòng, chắc chắn rằng không ai nhìn theo, Minh dẫn chúng tôi vào căn phòng trống nơi Minh nằm nghỉ để thanh toán nốt số tiền là 1,2 triệu đồng cho 2 vé khứ hồi chuyến Huế - Hà Nội (trước đó đã đặt cọc cho Đức 200.000 đồng để lấy vé qua cổng). Đảo mắt cảnh giới, Minh nhanh chóng đếm và nhét tiền vào túi quần.
Nhân viên Cao Vĩnh Yên kiểm tra số lượng hành khách lên xuống tàu tại các ga và hướng dẫn nhiệt tình lịch trình "luân chuyển" chỗ nghỉ
THẢO VÂN - NGUYỆT QUỲNH
Sáng 4.10, tàu đến ga Hà Nội, Tùng gửi qua Zalo 2 vé điện tử chặng Huế - Hà Nội tàu SE4 và nhắn vé này để phòng khi ra cửa có người kiểm tra. Thông tin trên vé không phải tên chúng tôi mà là của hành khách Nguyễn Thị Hằng và Trần Thu Hà. Còn ngày in trên vé cách đây từ 4 tháng trước là 2.5.2022, trong khi chúng tôi đi ngày 3.10.2022.
Lạ hơn, khi quét mã QR trên vé, thì lại xuất hiện cái tên Lê Trọng Tài và tàu SE7 thay vì tàu SE4 mà chúng tôi đã đi. Khi thấy chúng tôi tải ảnh vé về máy thì ngay lập tức Tùng gỡ ảnh trên Zalo. Để xác thực lại thông tin, chúng tôi thử ra in vé tại cây tự động trong sảnh ga tàu thì phần mềm liên tục báo: "Không tìm thấy thông tin theo mã đặt chỗ, mã vé"; và chúng tôi cũng phát hiện 2 tấm vé này khác thông tin hành khách nhưng chung mã đặt chỗ, mã vé và mã tra cứu hóa đơn.
Mới đây, trên chuyến tàu SNT2 xuất phát tại ga Sài Gòn, trong quá trình kiểm tra soát vé, tổ tiếp viên trên tàu phát hiện 7 hành khách sử dụng thẻ lên tàu giả có mã QR không trùng khớp với thông tin trên hệ thống bán vé điện tử và buộc các hành khách này phải xuống tàu.
Đình chỉ, kỷ luật một loạt cán bộ đường sắt vi phạm
Ngay sau khi Báo Thanh Niên đăng tải phóng sự điều tra: Nhân viên đường sắt bảo kê khách lậu, thu vé "chui" vào sáng 24.10, chiều cùng ngày, Chi nhánh Đoàn tiếp viên đường sắt Hà Nội (ĐTVHN) thuộc CTCP vận tải đường sắt Hà Nội đã có công văn phúc đáp thông tin về vụ việc. Theo đó, Chi nhánh ĐTVHN tiếp thu toàn bộ nội dung bài báo đã nêu và đã ngay lập tức yêu cầu các đơn vị, bộ phận, cá nhân liên quan làm báo cáo kiểm điểm và tổ chức phân tích, xử lý các vi phạm.
Cụ thể, Chi nhánh ĐTVHN ra quyết định đình chỉ tổ tiếp viên trên tàu SE1 xuất phát tại Hà Nội ngày 23.9 để phân tích xử lý. Đối với tiếp viên Nguyễn Bảo Hưng, xác định vi phạm các quy định của ngành, của đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hình thức kỷ luật khiển trách; không bố trí làm tiếp viên phục vụ trên tàu. Đối với trưởng tàu khách (Tổ trưởng Tổ sản xuất TN21) Nguyễn Trường Thọ, thiếu sâu sát trong công tác quản lý, để nhân viên dưới quyền vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hình thức xử lý hạ chất lượng công tác tháng xuống loại C; không bố trí làm tổ trưởng tổ sản xuất.
Đối với ông Đào Việt Thắng, Trạm trưởng Trạm tiếp viên đường sắt Hà Nội, liên đới trách nhiệm trong công tác tuyên truyền giáo dục và quản lý cán bộ. Hình thức xử lý là hạ chất lượng công tác tháng xuống loại C. Đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh, Trưởng phòng An toàn vận tải ĐTVHN, liên đới trách nhiệm trong việc tham mưu công tác kiểm tra. Hình thức xử lý là hạ chất lượng công tác tháng xuống loại B. Đối với ông Lê Tiến Dũng, Phó giám đốc, liên đới trách nhiệm, tự nhận hạ chất lượng công tác tháng xuống loại B.
Chi nhánh ĐTVHN khẳng định sẽ triển khai giải pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực, những thiếu sót, sai phạm để uốn nắn, khắc phục và xử lý nghiêm khi có vi phạm; rà soát xây dựng sửa đổi, bổ sung các quy định quy chế để phù hợp với tình hình thực tế.
Đấu giá xe Rolls-Royce của ông Trịnh Văn Quyết thất bại Do sau thời gian đặt cọc ngày 21/10 không có người nộp tiền cọc 2 tỷ đồng nên công ty đấu giá tiếp tục thông báo đấu giá xe Rolls-Royce Ghost lần 2 với giá khởi điểm 9,7 tỷ đồng. Chiếc Rolls-royce Ghost từng thuộc sở hữu của ông Trịnh Văn Quyết sẽ được tổ chức đấu giá công khai lần 2 tại...