Hà Nội đưa tam nông vượt “bão” dịch: Thời của chợ nông sản di động
Dù dịch Covid-19 đã và đang để lại những khó khăn chưa từng có cho ngành nông nghiệp Thủ đô, nhưng ở một góc nhìn khác, đây cũng là cơ hội để ngành này đẩy mạnh tái cơ cấu, khẳng định được chỗ đứng.
Đặc biệt, mảng kinh tế tập thể, hợp tác xã của Thủ đô đang cho thấy những thời cơ mới có thể khai thác, đem lại hiệu quả cao.
Thời của chợ nông sản di động
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo NTNN, thời gian qua, để giảm thiểu tác động xấu của tình hình dịch bệnh đến sản xuất, kinh doanh, một số hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã chủ động tìm tòi các giải pháp, sáng kiến độc đáo thích ứng với bối cảnh mới.
Điều này thể hiện ngay khi nhiều nhà hàng, bếp ăn tập thể, chuỗi cung ứng thực phẩm tươi sống ở các đô thị lớn bị ảnh hưởng, các HTX đã thay đổi phương thức cung ứng bằng cách: Cùng lúc nhiều HTX sản xuất các mặt hàng thực phẩm khác nhau liên kết lại với nhau tạo nên một nhóm các HTX cùng đi bán hàng, chuyển hàng đến tận các toà nhà chung cư, khu đô thị, cơ quan doanh nghiệp lớn.
Đây thực chất là các chợ nông sản, thực phẩm di động. Đồng thời, các HTX cũng chủ động giảm giá bán sản phẩm khoảng 20% để kích thích tiêu dùng, tạm thời chấp nhận kinh doanh không lấy lãi với mục đích chính là tiêu thụ được hàng cho nông dân, xây dựng uy tín, thương hiệu và tạo một lượng khách hàng quen thuộc, lâu dài cho HTX.
Công nhân sản xuất nấm tại một HTX dịch vụ nông nghiệp ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội). (ảnh: Hải Đăng)
Đi đầu trong việc triển khai các chợ nông sản thực phẩm di động này có thể kể tới HTX Tâm Anh (Phú Xuyên); HTX Vân Nội (Đông Anh); HTX Rau quả sạch Chúc Sơn (Chương Mỹ)… Ông Hoàng Văn Khải – Giám đốc HTX Rau quả sạch Chúc Sơn cho hay: Trước đây, trung bình mỗi ngày, HTX cung ứng cho thị trường Hà Nội 7 – 9 tạ rau các loại. Từ khi xảy ra dịch Covid-19, thay vì cung cấp trực tiếp cho các trường học, doanh nghiệp, HTX đã chuyển sang tiêu thụ tại các điểm bán hàng bình ổn giá ở các khu chung cư.
Còn bà Phạm Thị Lý – Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương (huyện Đông Anh) cho hay: Hiện, 100% sản phẩm rau của HTX đều được dán tem QR code truy xuất nguồn gốc. Để ứng phó với những khó khăn bởi dịch bệnh, HTX đã đẩy mạnh liên kết với các chuỗi cung ứng nông sản, các công ty phân phối, như: Chuỗi cửa hàng Công ty Thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam, siêu thị Big C, các cửa hàng tiện ích trên địa bàn Thủ đô… nên mức tiêu thụ vẫn được duy trì.
Video đang HOT
Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể
Là một trong những đơn vị phân phối các mặt hàng nông sản số lượng lớn của Hà Nội, bà Nguyễn Thanh Thủy – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Thương mại tổng hợp Vincommerce (đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị Vinmart) chia sẻ: Công ty đã liên kết với các HTX nông nghiệp của huyện Mê Linh, Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Oai… để nhập hàng, vừa bảo đảm nông sản thực phẩm đạt chất lượng bán cho người dân, vừa góp phần giúp nông dân, các HTX duy trì sản xuất.
Hà Nội hiện là địa phương có số lượng HTX nhiều nhất cả nước với 1.942 HTX, 13 liên hiệp HTX và 1.493 tổ hợp tác. Ông Chu Phú Mỹ – Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, đến nay, thành phố đã đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khu vực kinh tế tập thể ứng phó dịch Covid-19 và khôi phục sản xuất. Đồng thời, phát triển đa dạng các loại hình kinh tế tập thể – nòng cốt là HTX, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm và các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
Theo ông Mỹ, để thực hiện được các giải pháp nêu trên, thành phố yêu cầu sở, ban, ngành và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về các chủ trương, chính sách; nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình hoạt động hiệu quả.
Các đơn vị cũng phải nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, tiếp tục rà soát, bố trí đủ biên chế theo vị trí việc làm và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế HTX.
Giống gà quý chân có vệt màu đỏ, dùng tiến vua đạt hạng 3 sao OCOP
Nhiều năm nay, giống gà Mía Sơn Tây (Hà Nội) đã được nhiều người biết tới bởi chất lượng thịt thơm ngon, mã đẹp.
Đặc biệt, gà trống khi trưởng thành ở phía ngoài chân gà có vệt màu đỏ từ trên xuống đến ngón chân, trông giống như sợi chỉ nên xưa kia được xem là giống gà quý, dùng để tiến vua, dân thần thánh... Gà Mía rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao khi giá bán thường dao động từ 80.000-90.000 đồng/kg.
Sản phẩm gà mía Sơn Tây tham gia chấm điểm Chương trình OCOP của TP.Hà Nội và được công nhận hạng 3 sao. Ảnh: T.L
Hiện nay, trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) có khoảng 45 sản phẩm có lợi thế phát triển sản xuất thành hàng hóa kinh doanh, đưa vào để triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nổi bật phải kể đến một số sản phẩm đã được đông đảo người tiêu dùng cả nước biết đến như gà Mía Sơn Tây, bánh tẻ Phú Nhi, chả cá Thuần Việt, mật ong Kim Sơn, kẹo dồi phủ vừng Quý Thảo...
Năm 2019, ngân sách thị xã Sơn Tây bố trí trên 652 triệu đồng để triển khai Chương trình OCOP và hiện đã có 5 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao, gồm: chả cá Thuần Việt, gà Mía Sơn Tây, kẹo dồi phủ vừng Quý Thảo, kẹo lạc Cao Quý Thảo và giò lợn Phùng Thị Quế.
Trong năm 2020, thị xã dự kiến lựa chọn 25 sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP như: Bánh tẻ Phú Nhi, mật ong Kim Sơn, trà hoa cúc Sơn Đông, miến dong Cổ Đông...
Giống gà Mía rất thích hợp với phương thức chăn nuôi thả vườn, chúng có khả năng tự kiếm ăn tốt, sức đề kháng cao. Ảnh: H.B
Trong đó, gà Mía là giống gà đặc sản có nguồn gốc ở xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) gắn liền với những địa danh tiêu biểu của xứ Đoài như chợ Mía, chùa Mía. Xưa kia, giống gà này ngoài dùng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày còn cung cấp cho tất cả các ngày lễ trọng trong năm, thậm chí thời phong kiến, các lão làng còn chọn những con gà Mía đẹp nhất, tốt nhất để tiến vua hay cúng ở đình dâng thánh thần. Do đó, gà Mía còn được gọi là gà tiến vua.
Để duy trì và phát triển thương hiệu gà Mía Sơn Tây, các ban, ngành địa phương đã xây dựng chuỗi sản xuất khép kín từ chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm nhằm kiểm soát chất lượng từ con giống đến sản phẩm cuối cùng.
Ngoại hình chuẩn của gà Mía con trống có lông màu mận chín, con mái có lông màu lá chuối khô. Ảnh: N.T.Long
Trong nhóm các giống gà thân to của Việt Nam như Đông Tảo, Mía, Hồ, chọi, Móng... thì gà Mía được đánh giá có thân thịt đẹp và chất lượng thơm ngon, trọng lượng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của các gia đình. Trung bình mỗi con gà trưởng thành nặng từ 2 - 2,2kg.
Nếu như 10-15 năm trước đây người ta chuộng gà Mía lai vì tăng trọng nhanh nhưng giờ lại thích gà Mía thuần vì chất lượng thịt tốt hơn. Có nhiều hình thức nuôi giống gia cầm đặc sản này nhưng phổ biến hơn cả là chăn thả và bán chăn thả.
Thành viên Hợp tác xã Chăn nuôi thương mại và đầu tư Đoài Phương chăm sóc đàn gà Mía theo mô hình bán chăn thả với quy mô chăn nuôi từ 8.000 - 10.000 con. Ảnh: An Như
Ông Hà Văn Chiến, một hộ chăn nuôi gà Mía tại thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm chia sẻ: "Hiện gia đình tôi đang nuôi khoảng 5.000 con gà Mía với nhiều độ tuổi khác nhau. Đây là giống gà tương đối dễ nuôi, chỉ cần cho ăn đầy đủ bằng các loại thức ăn có sẵn như thóc, ngô, khoai, sắn, rau, cỏ... Nếu chăm sóc tốt thì hiệu quả kinh tế từ việc nuôi gà Mía sẽ cao gấp 2-3 lần so với nuôi các giống gà khác, nhất là giá bán trên thị trường luôn duy trì mức cao, hiện đạt trung bình trên 90.000 đồng/kg".
Gà Mía con trống khi trưởng thành ở phía ngoài chân gà có vệt màu đỏ từ trên xuống đến ngón chân, trông giống như sợi chỉ nên xưa kia được xem là giống gà quý, dùng để tiến vua. Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể cho gà Mía từ năm 2016.
Theo bà con chăn nuôi, gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, có vị ngọt, đậm đà dai mềm thơm thịt, thịt chắc, màu trắng, da vàng ăn rất giòn, đậm ngọt. Ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitaminA, B1, B2, C, E, a-xít, can-xi, phốt pho, sắt. Hàm lượng protein và phức hợp của amino a-xít trong thịt gà có ảnh hưởng tích cực đến não bộ có tác dụng cải thiện huyết áp và nhịp tim.
Do có giá trị kinh tế cao nên hiện nay, giống gà Mía không chỉ được nuôi rộng rãi ở các xã thuộc Sơn Tây mà còn được bà con nhân rộng ra nhiều địa phương khác, đồng thời lai tạo với một số giống gà nội địa khác để nâng cao giá trị thương phẩm, thích nghi với điều kiện thời tiết mỗi vùng.
Bám sát Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân, việc triển khai xây dựng NTM trong 10 năm qua của Sơn Tây đã đạt được những kết quả quan trọng.
Theo đó, từ năm 2016 đến tháng 3/2020, thị xã huy động trên 1.331 tỷ đồng để triển khai xây dựng NTM, đến nay thị xã không còn nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM.
Trước đó, cuối năm năm 2018, thị xã đã có 6/6 xã được UBND TP công nhận đạt chuẩn NTM và hiện đang tiếp tục triển khai Đề án hoàn thành xã NTM nâng cao năm 2020 tại xã Kim Sơn. Theo UBND thị xã Sơn Tây, hiện tỉ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn đạt 50,5%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,3%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 97%, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,1%.
Bộ Y tế đề xuất số lượng máy thở cần phải bổ sung thêm Xét đề nghị của Bộ Y tế về kế hoạch, phương án sản xuất máy thở phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Y tế căn cứ nhu cầu máy thở cho các kịch bản, đề xuất số lượng máy thở cần phải bổ sung thêm, làm việc với các đơn vị tài...