Hà Nội: Điểm check-in đa sắc màu mới trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật
Công trình tô điểm cho cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật hứa hẹn là địa điểm check-in, tham quan mới cho các bạn trẻ Thủ đô thích khám phá những trải nghiệm mới.
Cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật khoác lên mình diện mạo mới
Cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật là cây cầu dành cho người đi bộ nối khu vực phố cổ với khu vực Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội). Những người thường xuyên sử dụng cây cầu này là học sinh, người bán hàng rong, du khách hay người dân sinh sống trong khu vực này.
Người dân rất thích thú với những sáng tạo mới trên cây cầu này
Với ý tưởng làm cho cây cầu trở nên đặc sắc, nhiều ánh sáng hơn vào buổi tối để tạo nên không gian sinh động, thu hút hơn cho những người qua đường, được sự cho phép của chính quyền địa phương, nhóm nghệ sĩ đã thực hiện dự án cải tạo cầu đi bộ Trần Nhật Duật với chủ đề “Nước”. Theo đó, các tác giả đã mang đến cho cây cầu này những tác phẩm về sinh vật từ đại dương đầy phong phú, sinh động.
Video đang HOT
Người thực hiện tác phẩm “ Thủy Cung” – họa sĩ Vũ Xuân Đông đã sắp đặt những loài sinh vật biển như các loài cá, sứa,… bằng các vật liệu tái chế như vỏ chai nhựa, màng bọc. Cách chọn lựa, sơ chế phức tạp, công phu trên vòm mái xanh của cây cầu gợi cho người đi bộ cảm giác như đang đi qua một đường hầm thủy cung đầy sinh động. Kì vọng đây sẽ là địa điểm check-in mới cho giới trẻ Hà Nội.
Bức tranh 3D vẽ những đợt sóng trải dài dọc cây cầu đi bộ
Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn – một trong những người thực hiện dự án này chia sẻ thêm: “Dọc trên cây cầu là những bức tranh sóng thời nhà Lý và thời nhà Trần, xen kẽ đó là nhiều hình ảnh mô tả tư thế, động tác của người An Nam đang thực hiện công việc lao động hàng ngày theo tư liệu của nhà nghiên cứu Henri Oger”.
Bức tranh với những hoạt động của nhiều ngành nghề khác nhau như tái hiện cảnh buôn bán, lao động đời thường của con người trong khu phố cổ cũng như khu vực ngoài đê xen giữa những đợt sóng,
Rảo bước trên cây cầu Trần Nhật Duật vừa được khoác lên mình tấm áo mới, bạn Nguyễn Minh Hòa (quận Hoàn Kiếm) phấn khởi chia sẻ: “Tôi cảm thấy bất ngờ trước sự sắp đặt nghệ thuật độc đáo như thế này. Bình thường tôi sẽ thường lướt qua, tuy nhiên những thiết kế với ánh đèn nổi bật làm tôi cảm thấy rất hào hứng. Các loài sinh vật với ánh đèn khiến tôi như lạc bước vào một thủy cung giữa lòng thành phố”.
Hấp dẫn du lịch ngoại thành Hà Nội
Hà Nội là thành phố có bề dày văn hóa, lịch sử, hệ thống di sản, làng nghề ở cả khu vực nội thành, ngoại thành, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Để khai thác hết tiềm năng vốn có, ngành du lịch thủ đô đang từng bước khai thác tiềm năng du lịch ngoại thành nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
Du lịch làng nghề
Huyện Phú Xuyên được mệnh danh là "đất trăm nghề", với 154/154 có nghề, trong đó 43 làng nghề được TP. Hà Nội công nhận. Phú Xuyên nổi tiếng với nhiều làng nghề thủ công truyền thống, trong đó có những làng nghề có lịch sử lâu đời như khảm trai Chuyên Mỹ, đồ mộc mỹ nghệ Đại Nghiệp, đan cỏ tế Phú Túc... Nhiều làng nghề mang nét đặc trưng cao như làng nghề đan cỏ tế, khảm trai sơn mài, làng nghề may mặc, thêu, cào bông, làng nghề sản xuất hương, làng nghề nặn tò he... Không chỉ tiêu thụ khắp trong Nam, ngoài Bắc mà sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Phú Xuyên còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Với tài nguyên du lịch văn hoá phong phú, Phú Xuyện hiện có 2 điểm du lịch đã được UBND TP. Hà Nội công nhận theo quy định của Luật Du lịch 2017 là điểm du lịch làng nghề khảm trai, sơn mài Chuyên Mỹ và điểm du lịch làng nghề may Vân Từ.
Làng hương Quảng Phú Cầu thuộc xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà đã trở thành địa điểm check-in nổi tiếng.
Cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km về phía nam thành phố, làng hương Quảng Phú Cầu thuộc xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà đã trở thành địa điểm check-in nổi tiếng. Đây là làng nghề có lịch sử làm tăm hương truyền thống suốt hơn 1 thế kỷ. Đến nay làng tăm hương Quảng Phú Cầu vẫn tồn tại theo năm tháng và trở thành một trong những điểm du lịch khắc hoạ rõ nét văn hoá của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Khi đến đây, du khách cần trả một chi phí nhỏ để được thoải mái vào chụp ảnh, check-in.
Điểm đến tâm linh
Chùa Thầy nổi tiếng bởi nét đẹp cổ kính và sự huyền bí trong bố trí phong thuỷ. Chùa Thầy hay còn gọi là Thiên Phúc Tự nằm tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Xây dựng dưới thời vua Lý Nhân Tông (1066-1128), chùa Thầy được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2015. Ngôi chùa này gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.
Chùa Thầy là di tích mang lối kiến trúc độc đáo với nghệ thuật chạm khắc và hệ thống tượng pháp tiêu biểu. Chùa là một quần thể di tích và danh thắng với nhiều điểm tham quan thu hút khách du lịch.
Chùa Thầy là di tích mang lối kiến trúc độc đáo với nghệ thuật chạm khắc và hệ thống tượng pháp tiêu biểu. Chùa là một quần thể di tích và danh thắng với nhiều điểm tham quan thu hút khách du lịch.
Không chỉ là một di tích, danh thắng nổi tiếng, chùa Thầy còn là di tích lịch sử cách mạng, cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Sơn Tây (cũ), nơi lưu dấu những kỷ niệm thiêng liêng về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lịch sử Đảng bộ địa phương ghi lại, vào tối ngày 3/2/1947, Bác Hồ về nghỉ và làm việc tại ngôi nhà Tổ dưới chân chùa Một Mái nằm trong quần thể di tích chùa Thầy. Từ đó đến đầu tháng 3/1947, khu vực chùa Một Mái trở thành sở chỉ huy của Trung ương để Bác Hồ lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược.
Hiện nay, trong Nhà lưu niệm Bác Hồ tại chùa Một Mái còn lưu lại nhiều kỷ vật của Người. Nhiều du khách trong và ngoài nước khi về tham quan thắng cảnh Chùa Thầy đã tới Nhà lưu niệm Bác Hồ để tìm hiểu lịch sử, cùng ôn lại truyền thống cách mạng bên các kỷ vật của Người.
Cánh đồng dứa lớn nhất miền Bắc đẹp mê ly, chỉ cách Hà Nội 100km Cánh đồng dứa xanh bạt ngàn, điểm tô sắc vàng của những trái dứa đang ngả chín, hòa cùng màu xanh mây trời, tạo khung cảnh yên bình, thơ mộng hút khách check-in những ngày đầu năm khi ghé thăm Ninh Bình. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 100km, đồi dứa Tam Điệp (thuộc nông trại Đồng Giao, thành phố Tam...