Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử
Thời gian gần đây, Hà Nội có những thay đổi đáng ghi nhận trong việc ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), đặc biệt hệ thống máy bán hàng tự động mới triển khai đã tạo được sự thuận tiện cho người dân khi sử dụng, hạn chế được tình trạng biến nơi công cộng thành khu vực bán hàng rong…
Máy bán hàng tự động được lắp đặt trên địa bàn Thủ đô phục vụ người dân và khách du lịch
Theo bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, quy mô hoạt động thương mại – dịch vụ của Hà Nội trong thời gian qua đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong khu vực cũng như trên thế giới. Các loại hình thương mại hiện đại như thương mại điện tử (TMĐT), máy bán hàng tự động…có tốc độ phát triển nhanh là một trong hai địa phương có số lượng doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử nhiều nhất cả nước…
Tính đến nay, đã có trên 8.700 website/ứng dụng TMĐT của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động trên địa bàn thành phố, trong đó có 300 website sàn giao dịch TMĐT, chiếm khoảng 44% số lượng sàn giao dịch TMĐT trên cả nước. Hà Nội cũng đã vận hành website “Bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội” tại địa chỉ mạng http://bandomuasam.hanoi.gov.vn từ năm 2015. Đây là một công cụ trực tuyến – bản đồ số, sử dụng nền tảng công nghệ web – base để cung cấp giải pháp tìm kiếm trực tuyến các địa điểm mua sắm, tiêu dùng, ẩm thực…trên địa bàn Hà Nội.
Video đang HOT
Cùng với đó, Hà Nội tổ chức tuyên truyền ứng dụng thanh toán điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực điện tử và các biện pháp an toàn thông tin; triển khai các chương trình, giải pháp để xây dựng thương hiệu trực tuyến cho các sản phẩm, hàng hóa công nghiệp, dịch vụ chủ lực. Thành phố cũng chú trọng hỗ trợ ứng dụng các giải pháp bán hàng trực tuyến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề xuất khẩu, nâng cao năng lực doanh nghiệp xuất khẩu tham gia các sàn giao dịch TMĐT uy tín trong nước và quốc tế.
Theo Báo cáo Chỉ số TMĐT năm 2017 của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), xuất khẩu trực tuyến giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 30% thời gian so với cách làm truyền thống; đồng thời tiết kiệm nhân lực và giảm thiểu được sai sót. Tuy nhiên, vẫn còn các doanh nghiệp TMĐT gặp khó khăn ở khâu kết nối đơn vị giao nhận hàng hóa và khâu lựa chọn hình thức thanh toán tiền mua hàng. Các doanh nghiệp giao nhận logistics có xu hướng giữ tiền đã thu của khách hàng mà chưa thanh toán lại cho sàn giao dịch; người mua còn e ngại sử dụng các công cụ thanh toán trực tuyến…khiến cho các giao dịch TMĐT chưa hoàn chỉnh từ khâu đặt hàng trực tuyến đến thanh toán trực tuyến và nhận hàng.
Để khắc phục những khó khăn trên, Hà Nội đang hướng tăng cường hợp tác song phương, đa phương với các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong quản lý và phát triển TMĐT, tổ chức tọa đàm về lĩnh vực này với các doanh nghiệp; tăng cường tuyên truyền vận động người tiêu dùng thay đổi thói quen, hành vi mua sắm theo hướng văn minh, hiện đại: sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thanh toán điện tử.
Nhằm phục vụ khách du lịch và người dân, thời gian qua, TP. Hà Nội cũng lắp đặt một loạt hệ thống máy bán hàng tự động. Theo bà Trần thị Phương Lan, việc lắp đặt máy bán hàng tự động trên địa bàn thành phố, đặc biệt là xung quanh Hồ Gươm đã hạn chế được tình trạng người dân phải đi mua đồ uống từ những hàng rong với giá cao và tình trạng chèo kéo khách du lịch. Người dân cũng phản ánh, mua hàng trên máy bán hàng tự động rất tiện ích, dễ dàng, chỉ cần đưa tiền vào máy, nhấn nút chọn sẽ mua được sản phẩm ưng ý. Sau 2 năm Hà Nội lắp đặt, vận hành máy, hiện tượng hàng rong buôn bán mời chào khách tại phố đi bộ đã giảm hẳn.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ra Quyết định số 3672/QĐ-UBND phê duyệt Mạng lưới máy bán hàng tự động đặt tại địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố đến hết 2020. Theo đó, đến năm 2020, Hà Nội sẽ lắp đặt và đưa vào vận hành khoảng 1.000 máy bán hàng tự động tại các địa điểm công cộng như: công viên, bệnh viện, trường học, bến xe, nhà ga…/
Theo Báo Mới
Sở Công thương Hà Tĩnh chi gần 1 tỷ đồng phát triển thương mại điện tử
Sở Công thương Hà Tĩnh đang triển khai xây dựng nhiều phần mềm công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
Theo đó, Sở Công thương Hà Tĩnh đã triển khai nâng cấp cổng thông tin điện tử, đồng thời đưa hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp đội 3, 4 lên cổng thông tin điện tử của ngành.
Việc đưa hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 lên cổng thông tin điện tử là một trong những nỗ lực nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ, công khai, minh bạch và hiện đại.
Hệ thống dịch vụ công trực tuyến đưa lên Cổng thông tin điện tử ngành Công thương
Bên cạnh đó, Sở Công thương Hà Tĩnh cũng đang xây dựng website bán hàng của tỉnh với tên miền: www.dacsan.hatinh.vn. Dự kiến, đầu tháng 11 tới, website bán hàng này sẽ hoàn thành và bàn giao cho Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Hà Tĩnh đưa vào ứng dụng, quản lý, nhằm giới thiệu và quảng bá các sản phẩm chủ lực của tỉnh trên hệ thống điện tử.
Một trong những phần mềm cũng đang được Sở Công thương xây dựng là Bản đồ hệ thống trực tuyến phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một công cụ trực tuyến cung cấp các điểm phân phối, bán hàng trên địa bàn tỉnh và đề xuất các địa điểm theo yêu cầu của người mua, người tiêu dùng. Đây cũng là kênh giúp nhà sản xuất giới thiệu, quảng bá về hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh, năng lực, sở trường của mình. Dự kiến trong tháng 11, Bản đồ sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
Ngoài phát triển thương mại điện tử, năm 2018, Sở Công thương Hà Tĩnh cũng xây dựng chuỗi cửa hàng OCOP giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực của địa phương
Theo lãnh đạo Sở Công thương Hà Tĩnh, tổng kinh phí chi cho hoạt động ứng dụng thương mại điện tử năm 2018 là gần 1 tỷ đồng. Sau khi các phần mềm ứng dụng đưa vào hoạt động sẽ hỗ trợ đắc lực trong quản lý thương mại để hoạch định các kế hoạch phát triển, triển khai hoạt động chống hàng giả, hàng lậu và bình ổn thị trường.
Theo Báo Mới
Ứng dụng thanh toán điện tử mới sắp ra mắt tại Châu Á Ứng dụng Payasian bao gồm các chức năng E-Wallet: Ví điện tử thanh toán châu Á, chấp nhận các đồng tiền tệ khác nhau và cả tiền điện tử; Exchange: Trung tâm trao đổi tiền tệ quốc gia và ngược lại; Payment: Thanh toán Mobile - Internet; Social: Mạng xã hội chia sẻ. Tại sự kiện, ông Vũ Mạnh Hùng - Thành viên...