Hà Nội: Đảm bảo chất lượng trong công tác hoàn thiện chính sách, pháp luật
Ngay từ đầu năm 2020, công tác xây dựng, kiểm tra văn bản đã được Sở Tư pháp Hà Nội tập trung triển khai thực hiện.
Sở chủ động đề xuất với UBND TP chỉ đạo nhiệm vụ, do vậy việc hoàn thiện chính sách, pháp luật trên địa bàn TP được đảm bảo về chất lượng, góp phần giúp thực hiện việc chỉ đạo, điều hành, quản lý mọi mặt kinh tế- xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Sở Tư pháp quan tâm thực hiện là công tác xây dựng, thẩm định, góp ý văn bản QPPL. Sở thường xuyên theo dõi, hướng dẫn các sở, ngành trong việc dự thảo, xây dựng văn bản QPPL của HĐND, UBND TP đảm bảo phù hợp các quy định mới của pháp luật, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định, nội dung văn bản phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn của địa phương.
Sở đã tham mưu xây dựng dự thảo Kế hoạch của Thành ủy về thực hiện kết luận số 83-KL/TW ngày 29-7-2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trình Ban cán sự Đảng UBND TP báo cáo, trình Ban Thường vụ Thành ủy ban hành.
Video đang HOT
Các Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên được Sở Tư pháp tổ chức. Ảnh: N.D
9 tháng đầu năm 2020, Sở Tư pháp đã tổ chức góp ý, thẩm định 154 văn bản theo yêu cầu do Bộ Tư pháp, UBND TP và các Sở, ngành, đơn vị, đoàn đại biểu Quốc hội gửi lấy ý kiến; các văn bản góp ý, thẩm định được đánh giá cao, góp phần vào việc hoàn thiện chính sách, pháp luật trên địa bàn TP. Sở cũng trình UBND TP nội dung đề xuất, kiến nghị của TP liên quan đến các dự án Luật, Nghị quyết sẽ được Quốc hội thảo luận, xem xét tại kỳ họp thứ 9 làm việc với đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.
Từ đầu năm đến hết 30-9-2020, văn bản QPPL do TP đã ban hành gồm: 7 Nghị quyết của HĐND TP và 22 Quyết định của UBND TP. Các văn bản QPPL đều được xây dựng, thẩm định, thẩm tra và thông qua đảm bảo về trình tự, thủ tục, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất với quy định của hệ thống pháp luật.
Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL được Sở Tư pháp thực hiện thường xuyên, theo các chuyên đề, kế hoạch của TW và TP. Ngay từ đầu năm, Sở đã trình UBND TP ban hành Quyết định công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND TP Hà Nội ban hành đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019; Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội năm 2019.
Sở cũng tự kiểm tra các Quyết định là văn bản QPPL của UBND TP và ghi nhận các văn bản của UBND TP ban hành đúng thẩm quyền, đảm bảo đúng thể thức, kĩ thuật trình bày, không phát hiện có nội dung trái pháp luật. Các văn bản QPPL của TP được cập nhật thường xuyên, liên tục vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật.
Thực hiện Kế hoạch 10/KH-UBND ngày 14-01-2020 của UBND TP về việc rà soát VBQPPL nhằm đảm bảo thực hiện Nghị quyết 97/2019/QH/QH14 Quốc hội khóa XIV về Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, Sở Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng và hướng dẫn về rà soát văn bản QPPL nhằm đảm bảo thực hiện Nghị quyết 97. Trên cơ sở tổng hợp kết quả rà soát của các Sở, ban, ngành đối với văn bản QPPL của TW, văn bản do UBND TP Hà Nội ban hành, Sở Tư pháp đã có Báo cáo số 165/BC-STP ngày 10-7-2020 về kết quả rà soát văn bản QPPL nhằm đảm bảo việc thực hiện Nghị quyết 97/2019/QH14.
Theo Kế hoạch 265/KH-UBND ngày 23-12-2019 của UBND TP Hà Nội về kiểm tra và rà soát văn bản QPPL trên địa bàn TP năm 2020 và tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, Sở Tư pháp đã chủ động thành lập đoàn kiểm tra liên ngành của TP và lùi thời gian kiểm tra sang quý III, IV việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác kiểm tra văn bản, ban hành văn bản QPPL trên địa bàn năm 2020 tại 6 quận, huyện và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác rà soát, tự kiểm tra văn bản và tổ chức rà soát, kiểm tra các văn bản hành chính có chứa QPPL tại 5 Sở. Dự kiến việc kiểm tra sẽ hoàn thành vào đầu tháng 11- 2020.
Xây dựng Đề án sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức của 177 phường thí điểm mô hình chính quyền đô thị
Ngày 12-5, Thành ủy Hà Nội ban hành Thông báo số 2587-TB/TU, kết luận của Thường trực Thành ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội và Kế hoạch số 171-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về "Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội".
Sau khi nghe Ban Cán sự đảng UBND thành phố trình bày Báo cáo số 193-BC/BCS ngày 28-4-2020, về tiến độ triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội và Kế hoạch số 171-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về "Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội", Thường trực Thành ủy thống nhất giao Ban Tổ chức Thành ủy tham mưu kiện toàn Trưởng ban Chỉ đạo Đề án "thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội".
Một góc thành phố Hà Nội. Ảnh: Zing.vn
Phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động phối hợp Đảng đoàn HĐND thành phố, Ban Cán sự đảng UBND thành phố, các quận, huyện, thị ủy xây dựng Đề án sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức của 177 phường thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị; kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các phường theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và tuân thủ đúng các quy định của Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội; chuẩn bị một bước cho công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 và công tác chuẩn bị nhân sự phục vụ bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Ban Tổ chức Thành ủy phối hợp với Ban Cán sự đảng UBND thành phố xây dựng các nội dung quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức phường. Chủ trì theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo kịp thời việc triển khai thực hiện Kế hoạch 171-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy.
Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố: Sớm làm việc với Bộ Tài chính để đề xuất ghép các nội dung về cơ chế phân cấp, phân quyền, ủy quyền về một số cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính đối với Hà Nội vào cùng một dự thảo Nghị định về cơ chế tài chính do Bộ Tài chính dự thảo, trình Quốc hội theo quy định. Phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy làm việc với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định phân cấp, phân quyền, ủy quyền về một số cơ chế, chính sách đặc thù về kinh tế, tài chính, ngân sách, đất đai... cho thành phố Hà Nội, sớm trình Chính phủ và Quốc hội theo quy định.
Bí thư Hà Nội: Đặt mục tiêu mỗi năm khám sức khỏe công dân một lần Chiều tối nay (13/10), ngay sau phiên bế mạc Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020-2025, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã chủ trì buổi họp báo thông tin kết quả của Đại hội. Bí thư Thành ủy chia sẻ, Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước, trung tâm...