Hà Nội cử “đội đặc nhiệm” chi viện cho Bắc Giang dập dịch ở KCN Vân Trung
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh xảy ra ở Khu công nghiệp Vân Trung ( Bắc Giang) UBND TP Hà Nội đã lập tức cử “đội đặc nhiệm” chi viện cho địa phương này.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại buổi xuất quân hỗ trợ tỉnh Bắc Giang (Ảnh: Đỗ Linh).
Chiều 16/5, “đội đặc nhiệm” gồm 20 cán bộ ngành Y tế ở Hà Nội bắt đầu lên đường chi viện cho tỉnh Bắc Giang để khoanh vùng, dập dịch tại Khu công nghiệp (KCN) Vân Trung (huyện Việt Yên).
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, với tinh thần kêu gọi, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã thành lập đoàn công tác do Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung làm trưởng đoàn bắt đầu nhận nhiệm vụ chi viện cho tỉnh Bắc Giang.
“Với phương châm Hà Nội vì cả nước thì đây không chỉ là chi viện mà còn thể hiện tinh thần của Thủ tướng, vừa là phòng ngự vừa là tấn công. Giúp Bắc Giang chính là giúp Thủ đô chúng ta, ngăn chặn luôn nguy cơ lây lan dịch bệnh” – Chủ tịch Hà Nội khẳng định.
Tiếp đó, Chủ tịch Chu Ngọc Anh đề nghị “đội đặc nhiệm quan trọng của thành phố” phải vào cuộc thực chất, hiệu quả bởi đây là đoàn công tác có kinh nghiệm, đầy chí tuệ và sự quyết tâm của Thủ đô trong suốt chặng đường phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua.
“Một sứ mệnh trong chuyến đi lần này của đoàn công tác là tập trung ngay vào toàn bộ các khâu, từ vệ sinh, cách ly, khoanh vùng, dập dịch… tất cả các khâu cần hỗ trợ trong Khu công nghiệp Vân Trung với gần 100.000 công nhân lao động. Đây có thể gọi là tâm dịch.
Bên cạnh đó, đoàn công tác lần này là lực lượng đặc biệt, ưu tú của Thủ đô. Vì vậy, mọi người vừa giúp Bắc Giang nhưng lưu ý đảm bảo an toàn hàng đầu cho chính bản thân mình. Vì công tác phòng, chống dịch bệnh Thủ đô trong thời gian sắp tới vẫn rất cần đến mọi người” – Chủ tịch Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hình ảnh các thành viên “Đội đặc nhiệm” lên đường chi viện cho tỉnh Bắc Giang (Ảnh: Đỗ Linh).
Tiếp nhận ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, đơn vị đã rà soát, kiện toàn “đội đặc nhiệm” với 20 cán bộ, chiến sĩ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn để thực hiện chỉ đạo của thành phố, làm tốt công tác chống dịch cho Bắc Giang.
“Chúng tôi vinh dự khi được lên đường đến Bắc Giang. Hứa sẽ thực hiện tốt việc phối kết hợp với ngành y tế của tỉnh bạn với tinh thần “cứu bạn cũng như cứu mình”, nỗ lực hết sức mình với kinh nghiệm từ 4 đợt dịch vừa qua để triển khai giúp Bắc Giang phòng dịch hiệu quả” – ông Chung khẳng định.
Ngay trong chiều nay, Hà Nội đã hỗ trợ Bắc Giang xét nghiệm trên 10.000 mẫu; hỗ trợ điều tra truy vết khoanh vùng dập dịch toàn bộ khu công nghiệp Vân Trung gần 100.000 công nhân (nơi có 152 ca dương tính); đảm bảo vệ sinh môi trường: khử khuẩn toàn bộ khu công nghiệp…
Tính đến 17h chiều 16/5, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận tổng cộng 314 ca mắc Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng, xảy ra chủ yếu ở các Khu công nghiệp.
Hiện nay số ca F0 tại Công ty TNHH Hosiden Việt Nam (Khu công nghiệp Quang Châu) được phát hiện rất lớn, hơn 150 ca. Để hạn chế dịch bệnh lây lan trên diện rộng, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các huyện, thành phố khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm; đưa đi cách ly tập trung khoảng 6.000 người lao động làm việc tại Công ty Hosiden Việt Nam.
Còn ổ dịch tại Công ty TNHH Shin Young Việt Nam (Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên) sau khi bùng phát đã lây ra 6 doanh nghiệp nhỏ cùng thuê xưởng của Công ty SJ Tech và lây sang công ty lân cận do công nhân đi cùng xe chở công nhân và ở cùng nhà trọ.
Hiện ổ dịch này có 169 F0. Các F0 đến nay không phát hiện trong xưởng sản xuất mà chủ yếu là F1 đã cách ly tập trung. Dự báo, những ngày tới tiếp tục tăng F0 nhưng chủ yếu tăng trong khu cách ly.
Trước đó, ngày 15/5 và ngày 16/5, hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế và sinh viên, giảng viên tại tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Hải Dương đã lên đường đến Bắc Giang chi viện cho công tác phòng chống, dịch Covid-19.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cộng đồng đã có mầm bệnh, phải sẵn sàng 'trực chiến'
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, mặc dù các ổ dịch đang trong tầm kiểm soát nhưng trong cộng đồng đã có mầm bệnh, có thể bùng phát ở bất kỳ địa phương nào.
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 14/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, mặc dù các ổ dịch đang trong tầm kiểm soát nhưng trong cộng đồng đã có mầm bệnh. Với điều kiện giao lưu, thông thương hiện nay, dịch có thể bùng phát ở bất kỳ địa phương nào, lây nhiễm cho bất cứ ai. Cả hệ thống phải trong tình trạng "trực chiến", khi phát hiện ca chỉ điểm là "ra quân" nhanh nhất, khoanh vùng ngay lập tức.
Phó Thủ tướng hoan nghênh các lực lượng chức năng, các địa phương, đặc biệt những địa phương "nóng" trong thời gian qua như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng đã rất tích cực.
Đến nay các ổ dịch ở Hà Nam, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, tốc độ kiểm soát dịch bệnh của hai địa phương này chậm hơn dự kiến, mà một trong những nguyên nhân là tốc độ xét nghiệm chậm. Bộ Y tế phải tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ Bắc Ninh, Bắc Giang để trong 2 ngày, cùng lắm 3 ngày tới cơ bản kiểm soát được dịch bệnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp ngày 14/5.
Theo Phó Thủ tướng, thực tiễn vừa qua cho thấy những nơi không làm nghiêm việc thực hiện 5K đối với cá nhân, an toàn COVID đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp thì đã để xảy ra hậu quả. Tới đây, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, nơi nào thực hiện không nghiêm, để xảy ra lây nhiễm dịch bệnh, dứt khoát phải xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định.
Thay mặt Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi người dân thực hiện nghiêm 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, có thói quen sát khuẩn thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 qua giọt bắn và từ bề mặt như bàn, ghế; thực hiện an toàn COVID đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp ... Có như vậy mới kiểm soát được dịch bệnh, khống chế các ổ dịch, không để đến mức phải cách ly xã hội, không để người tử vong nhiều như các nước. Mỗi người an toàn thì cả nước mới an toàn.
Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Đặng Quang Tấn cho biết diễn biến các nguồn lây nhiễm liên quan đến Hà Nam, Vĩnh Phúc, Yên Bái, đã được kiểm soát, không có khả năng lây lan ra cộng đồng.
Tại Hà Nội đã ghi nhận 76 ca nhiễm đều xác định rõ nguồn lây và dự kiến tới đây có thể ghi nhận một số ca nhiễm. Tuy nhiên, với kinh nghiệm đã có, các lực lượng của TP. Hà Nội sẵn sàng truy vết kịp thời, kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Về chùm ca mắc trong tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, ngoài những trường hợp được cách ly từ trước thì các ca mắc có liên quan được ghi nhận chủ yếu tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) đã tiến hành cách ly toàn bộ và chỉ tiếp nhận những ca bệnh COVID-19 diễn biến nặng.
Tại Bắc Ninh, đa số các trường hợp bệnh tập trung tại chùm ca bệnh ở huyện Thuận Thành và bắt đầu ghi nhận một số ca bệnh tại khu công nghiệp. Bắc Ninh là địa phương có nhiều khu công nghiệp và đã có các trường hợp là F1 của các bệnh nhân trước đó tới làm việc. Do vậy, nguy cơ các khu công nghiệp có ca xâm nhập từ cộng đồng là rất lớn.
Còn tại Bắc Giang, hầu hết các ca bệnh liên quan đến Khu công nghiệp Vân Trung, từ 1 công ty đã lan sang nhiều công ty. Ngoài ra, những công nhân mắc bệnh đã làm lây nhiễm bệnh cho người dân ở khu vực xung quanh. Nếu không quản lý chặt chẽ ổ dịch tại khu công nghiệp thì nguy cơ xuất hiện các chùm ca bệnh lớn ngoài cộng đồng là rất cao.
"Một trong những khó khăn của Bắc Ninh, Bắc Giang là có lao động làm việc trong các khu công nghiệp sinh sống ở nhiều tỉnh, thành phố khác. Do đó, việc quản lý công nhân, đặc biệt là những trường hợp F2 tại nơi cư trú gặp nhiều khó khăn ", ông Đặng Quang Tấn cho biết.
Ngay sau đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương phải thực hiện rất nghiêm túc, nếu không, "chỉ 2 ngày cũng có thể thành ổ dịch mới". Vì vậy, Bộ Y tế phải tăng cường nhóm tình nguyện viên hỗ trợ thông tin quản lý các trường hợp F2, F3, ngoài công cụ nhắn tin bằng máy, qua mạng thì tiếp tục gọi điện thoại trực tiếp đã làm rất tốt từ năm 2020.
Thường trực ban Chỉ đạo, chuyên gia đã phân tích và cho rằng phải nhanh chóng kiện toàn và tái kích hoạt tổ thông tin đáp ứng nhanh của Ban Chỉ đạo quốc gia, làm nhiệm vụ giúp Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế phân tích thông tin, dữ liệu, ý kiến chuyên gia. Cùng với đó, thiết lập cơ chế giám sát các đối tượng nhập cảnh, đối tượng cách ly trong suốt quá trình từ khi nhập cảnh đến hết giai đoạn cách ly, theo dõi y tế sau cách ly, đồng thời xác minh những thông tin khó mà bằng phương pháp truy vết thông thường không giải quyết được.
Trưa 13/5, thêm 21 ca Covid-19 tại 7 địa phương, nhiều nhất là Bắc Giang Trong 6 giờ qua, Việt Nam phát hiện thêm 21 ca Covid-19 lây nhiễm trong nước, tại Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội, Huế, Hà Nam và Hòa Bình. Tính từ 6h đến 12h ngày 13/5, nước ta có 21 ca mắc mới Covid-19 ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (7), Hưng Yên (4), Thái Bình (4), Hà Nội (3),...