Hà Nội có thể tổ chức khu vực riêng cho hàng rong
Người dân có thu nhập chính từ việc chiếm dụng vỉa hè để bán hàng có thể được định hướng chuyển nghề hoặc kinh doanh trong khu vực dành riêng.
Tại cuộc giao ban trực tuyến giữa lãnh đạo UBND TP Hà Nội với các quận, huyện, thị xã sáng 30/3, thay mặt Ban chỉ đạo 197 đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, văn minh đô thị), Giám đốc Công an thành phố Đoàn Duy Khương đã đưa ra kiến nghị nghiên cứu khu vực kinh doanh cho người bán hàng rong.
Một số quận của Hà Nội đã lên kế hoạch giúp những gia đình khó khăn bán hàng trên vỉa hè. Ảnh minh hoạ: Ngọc Thành.
“Các ban ngành liên quan nghiên cứu tổ chức khu vực riêng cho bán hàng rong hoặc nghiên cứu định hướng nghề nghiệp cho người dân đang có thu nhập chính từ việc chiếm dụng vỉa hè phố để kinh doanh”, ông Khương kiến nghị.
Theo Giám đốc Công an Hà Nội, sau 20 ngày từ thời điểm thành phố ra quân lập lại trật tự đô thị, tình trạng chiếm dụng lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện đã giảm rõ rệt. Việc sắp xếp phương tiện đã gọn gàng đúng quy định, các cửa hàng không còn bày hàng hóa ra hè phố, lòng đường, chỉ bán trong khuôn viên cửa hàng.
Các bục bệ, mái che vi phạm hành lang giao thông, gây mất mỹ quan đô thị đã được người dân và các lực lượng chức năng tháo dỡ, đảm bảo “đường thông hè thoáng”. Lực lương chức năng triển khai quyết liệt với phương châm “giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ”.
Tuy nhiên, ông Khương cho rằng, một số đơn vị thực hiện chưa đúng với chủ trương của thành phố, cứng nhắc gây dư luận không tốt như việc phá dỡ bậc tam cấp không căn cứ vào lịch sử tồn tại điểm vi phạm, thực tế tại địa bàn; phá bậc tam cấp gây khó khăn trong sinh hoạt người dân do nhà quá cao so với mặt hè.
Việc phá bậc tam cấp ở những nơi nền nhà quá cao so với hè gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Ảnh: Phạm Dự.
Video đang HOT
Tương tự, một số địa phương đã chặt hạ cây xanh hay kẻ vạch vôi cả trên những hè phố không đảm bảo chiều rộng để đỗ xe hoặc đủ phần đường cho người đi bộ, thậm chí có nơi kẻ zích zắc gây mất mỹ quan…
Theo lãnh đạo Ban 197, nhu cầu để phương tiện rất lớn nhưng cơ sở hạ tầng thành phố chưa đáp ứng, trong quá trình xử lý có nhiều ý kiến dân phản ánh đề xuất thành phố, quận, huyện nghiên cứu nơi để xe. Ban kiến nghị thành phố chỉ đạo các quận, huyện, thị xã, Sở Giao thông rà soát, bố trí các điểm phù hợp để phương tiện.
Bên cạnh đó, Ban 197 kiến nghị thành phố chỉ đạo các Sở, ngành phải gương mẫu thực hiện, đảm bảo an ninh trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, bố trí người sắp xếp xe ra vào cơ quan, không để xe đỗ sai quy định.
Ngày 4/3, tại hội nghị về đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã giao quận Đống Đa khảo sát các hàng nước trên vỉa hè và đưa ra chính sách hỗ trợ với những gia đình khó khăn.
Sau rà soát, lãnh đạo quận Đống Đa cho biết trên địa bàn có trên 600 hàng bán nước, quà vặt vỉa hè. Quận đã giao công an phối hợp các phường lên kế hoạch hỗ trợ những hộ khó khăn.
Quận Hoàn Kiếm cũng thống kê được 33 hộ gia đình khó khăn bị ảnh hưởng khi chính quyền lập lại trật tự vỉa hè. Quận đề xuất những hộ này được tồn tại với diện tích không quá 2m2 hoặc vào bán hàng trong không gian đi bộ phố cổ.
Võ Hải
Theo VNE
Muôn kiểu mưu sinh thời dẹp vỉa hè ở Hà Nội
Hàng ăn thu vào ngõ, dưa muối treo trên cành cây, đẩy xe đạp đi bán gà... là những kiểu mưu sinh ở Hà Nội khi các lực lượng chức năng đẩy mạnh việc lập lại trật tự đô thị.
Hơn 10 ngày qua (từ 10/3), các lực lượng chức năng nhiều quận huyện ở Hà Nội đồng loạt ra quân lập lại trật tự đô thị. Theo đó, những hộ dân kinh doanh hàng quán trên vỉa hè, lòng đường và người bán hàng rong phải xoay sở tìm nhiều cách để mưu sinh hơn so với trước đây.
Trên phố Giảng Võ, các gánh hàng rong bán cơm nắm trước kia ngồi sát mép đường, nay đã chuyển hẳn vào sau vạch sơn để nhường đường cho người đi bộ.
Xe đẩy bán bánh mỳ và quán nước "ẩn mình" sau nhà chờ xe buýt ở gần cổng trường Đại học giao thông vận tải.
Người thợ sửa khóa trước đây ngồi thoải mái trên vỉa hè, nay phải ép sát phía trong để làm khóa.
Chợ tạm trên vỉa hè đường Nguyễn Thiện Thuật trước đây cảnh mua bán tấp nập từ sáng đến chiều tối, nay đã được thu gọn hơn.
Người đàn ông dắt chiếc xe đạp rao bán gà khắp các ngõ nhỏ của phường Nguyễn Trung Trực. Trước đây ông vẫn thường ngồi bán hàng tại vỉa hè chợ Châu Long.
Dưới khu nhà N6 khu Yên Hòa-Nhân Chính, người dân treo dưa muối lên cây để khách tiện mua bán.
Dẹp bớt bàn ghế, phông bạt, người phụ nữ bán hàng khô bày đồ trên bậc tam cấp của ngồi nhà ở đường Ngô Thì Nhậm.
Chiếc chai nhựa đặt trên vỉa hè để bán xăng.
Một quán nước lùi vào ngõ ở phố Cát Linh và người dân tận dựng bức tường để treo đồ.
Hàng ăn sáng trong một ngõ nhỏ trên đường Hàng Bông, con ngõ này có chiều rộng khoảng 80 cm, chỉ đủ kê một hàng ghế và dành phần còn lại cho các phương tiện giao thông.
Ngọc Thành
Theo VNE
Lần đầu tiên Sài Gòn có Phố hàng rong hợp pháp Vỉa hè đường Nguyễn Văn Chiêm (cạnh Nhà văn hóa Thanh niên) và Công viên Bách Tùng Diệp được thí điểm mô hình Phố bán hàng rong, có quản lý. Chiều 20/3, báo cáo với UBND TP HCM về đề án kinh doanh vỉa hè, Chủ tịch UBND quận 1 Trần Thế Thuận cho biết, sau 2 tháng triển khai chiến dịch lập...