Hà Nội có thể “biến hạ thành đông” thì sao không đổi gió với món lẩu tokbokki nóng hổi này nhỉ?
Giữa mùa hạ mà Hà Nội lại ùa về một cơn gió lạnh khiến nhiệt độ giảm hẳn xuống 23 – 24 độ. Tranh thủ khi trời còn đang se lạnh như này, tội gì không tụ tập hội bạn thân đi oanh tạc một loạt địa chỉ lẩu tokbokki hấp dẫn ngay nào!
Thời tiết Hà Nội trở mặt nhanh quá khiến câu hát: “Em không thể biến mùa hạ thành đông” bị phản bác mạnh mẽ trong ngày hôm nay. Biết là Hà Nội có đủ cả mùa nóng lẫn mùa lạnh, nhưng chuyện giữa ngày đầu hè tháng 5 mà thời tiết không khác gì chớm thu tháng 10 lại thấy có gì đó rất sai.
Kể ra mà nói, Hà Nội se lạnh cũng có cái hay vì những lúc này thấy món gì ăn cũng ngon cũng “vào” miệng lắm! Đặc biệt là mấy món nóng hổi ngập tràn trong phô mai hay vị cay tê của ớt. Đúng thời điểm này, ở Hà Nội lại dậy sóng với những hình ảnh check-in món lẩu tokbokki. Nếu mấy ngày trước còn ngại ngần chuyện ăn lẩu tokbokki giữa trời nóng thì hôm nay đã có lý do để đi ăn món này rồi đó.
Note ngay một loạt địa chỉ bán món lẩu tokbokki ở Hà Nội để rủ các chiến hữu đi ăn dần nào!
Don Chicken thì chẳng còn xa lạ gì với hội mê gà rán nhưng mới đây, quán còn update thêm buffet lẩu tokbokki vào trong menu khiến nhiều người không nén nổi sự tò mò, thích thú. Đúng với tên gọi là buffet nên bạn sẽ phải ra quầy tự lấy đồ nhúng lẩu và tự pha sốt chấm cho riêng mình. Đồ nhúng lẩu tokbokki ở Don cũng có đa dạng sự lựa chọn cho bạn thỏa sức chế biến là các loại viên, chả cá, xúc xích, tôm, trứng, phô mai, bánh gạo, rau, nấm…
@normaltus, @linhchimm
Đặc biệt hơn, ở đây có tận 5 loại nước sốt lẩu là sốt tokbokki truyền thống, sốt cà ri, sốt cà chua, sốt tương đen và sốt kem. Do đó, bạn có thể mix những loại sốt này với nhau để cho ra một nồi lẩu tokbokki hợp với khẩu vị của mình nhất. Phần nước sốt trông vậy chứ không bị cay quá, khi sôi cho ra vị đậm đà, sền sệt rất vừa miệng.
@normaltus
Nếu dùng buffet lẩu tokbokki ở Don Chicken thì còn được hưởng ưu đãi gọi gà nửa con chỉ với giá 100k cho một số loại gà như gà nướng ngô, gà rán teriyaki, gà nướng teriyaki… Tính ra đi đông thì cũng rất kinh tế và tiết kiệm đó nhé! Điểm trừ duy nhất là buffet lẩu tokbokki ở Don chỉ bán vào buổi trưa ở cơ sở Hàng Bông nên bạn cần chú ý khi đặt bàn.
@fuongsfood
Dookki
Mới đây thôi, Hà Nội lại xôn xao thông tin khai trương của nhà hàng lẩu tokbokki Dookki. Một suất buffet lẩu tokbokki ở đây có giá từ 139k/người (chưa VAT), nhưng những ngày đầu quán luôn trong tình trạng đông kín khách vì nhiều người tò mò muốn ghé ăn thử.
Video đang HOT
Tham khảo thêm Trải nghiệm buffet 90 phút: xếp hàng 1 tiếng là chuyện bình thường, bên ngoài muốn vào còn trong thì chỉ muốn ra nhanh
Sở dĩ hot như vậy là vì ngoài lẩu tokbokki, bạn còn có thể thử thêm một số món ăn kèm khác như gà rán, cua sữa chiên giòn, chả cá xiên, cơm nắm kiểu Hàn, khoai chiên… Đa phần là có rất nhiều sự lựa chọn, chất lượng cũng ổn nhưng hơi nhiều tinh bột và không quá nhiều thịt. Thứ “thịt” nhất chắc có lẽ là thịt gà, nhưng trái ngang lại là phần thịt gà trắng nên ăn hơi khô.
Đáng chú ý hơn, nếu bạn yêu thích phần phô mai nóng trong set lẩu tokbokki này thì sẽ thấy hụt hẫng đôi chút vì nó không nằm trong giá buffet, bạn sẽ phải trả 69k cho một lần gọi nên đừng mất cảnh giác mà refill liên tục nhé! Điểm cộng là quán ra đồ rất nhanh, nhân viên phục vụ nhiệt tình, thân thiện. Nhưng bạn sẽ phải chạy đua với thời gian khi ăn chứ không thể ngâm nga ngồi lâu được.
Theo quy định, khách không được ngồi ăn quá 90 phút. Khi gần hết giờ, nhân viên sẽ ra nhắc bạn và nếu để thừa nhiều đồ trên bàn sẽ phải tính thêm phí môi trường là 40k/bàn. Nếu may mắn đi ăn hôm nào quán vãn khách thì có thể sẽ được du di khoảng thời gian 90 phút hơn đó.
Nghe chừng trải nghiệm ăn lẩu tokbokki ở Dookki có quá nhiều điều cần lưu ý đó nhỉ? Dù vậy, hãy cứ thử một lần cho biết và tự đánh giá theo cảm nhận của mình bạn nhé!
Teokkie
Một trải nghiệm đáng thử khác về lẩu tokbokki ở Hà Nội phải kể đến Teokkie. Ở đây có 2 sự lựa chọn cho bạn là set tiêu chuẩn 95k và set cao cấp 155k. Theo kinh nghiệm từ nhiều bạn chia sẻ thì bạn nên gọi hẳn set buffet 155k. Vì set 95k được đánh giá không cao, đồ nhúng lẩu thiếu đa dạng và không hấp dẫn bằng.
@tastydarling_
Tất nhiên, đã là buffet thì sẽ có quầy tự chọn và ở đây có hẳn 30 loại topping nhúng lẩu cho bạn lựa chọn, từ bò, gà, đồ viên, xúc xích, chả cá… đến các loại rau, khoai môn. Một điều cần lưu ý là ở đây cũng tính thêm giá cho viền phô mai bao quanh nồi lẩu là 70k nên bạn hãy cân nhắc trước khi gọi. Nhiều người chia sẻ là cũng không cần thiết lắm đâu.
Quán có không gian ngoài trời nên mấy ngày Hà Nội se lạnh như này cứ mạnh dạn ngồi ở đây để cảm nhận thời tiết “biến từ hạ thành đông” nhé!
Teokkie.vn
27 MARU
Nếu muốn tìm một không gian ăn lẩu tokbokki “bánh bèo” hơn một chút thì 27 MARU chính là sự lựa chọn mà bạn nên thử. Ở đây không bán buffet nhưng một nồi lẩu tokbokki vẫn đủ sức hấp dẫn với ba chỉ bò, bánh gạo, chả cá, bắp cải, cà rốt… Theo cảm nhận của nhiều người thì lượng đồ ăn ở đây không nhiều lắm và ăn xong sẽ rất nhanh đói.
@eatwithmynoreo, @ninheating
Điểm lưu ý là nếu bạn không phải người ăn được cay thì nồi lẩu tokbokki ở 27 MARU sẽ khiến bạn ái ngại đôi chút. Ăn kèm với nồi lẩu tokbokki này cũng có đa dạng các món Hàn gọi thêm như mì lạnh, gà viên chiên, kimbab, miến xào, mì đen…
Vì phục vụ chủ yếu dành cho học sinh, sinh viên nên bạn sẽ thấy không gian ở đây mang màu hường phấn rất xinh. Ngồi trên tầng 2 hay tầng 3 cũng có thể ngắm đường phố bên dưới nữa đó.
27 MARU
Theo TTVN
Làm thế nào mà phô mai phương Tây tìm được đường thâm nhập vào ẩm thực truyền thống Hàn Quốc?
Từ mì cay, bánh gạo cho đến cơm chiên kim chi, các món súp... tầm hơn một thập kỷ trước, chẳng người Hàn nào nghĩ đến việc cho phô mai vào những món này cả.
Hiện tại, khi ghé những quán ăn Hàn Quốc, ta sẽ thấy trong vô vàn những lựa chọn truyền thống như bánh gạo cay, mì cay, cơm chiên kim chi hay các món lẩu... sẽ mang theo một biến tấu nho nhỏ: ấy là phô mai. Trong khi việc sử dụng phô mai trong những món ăn quen thuộc thường ngày không biết bắt nguồn từ đâu thì ở Hàn Quốc, điều này lại vô cùng phổ biến và có xu hướng phát triển lâu dài, chứ không chỉ là một "hiện tượng".
Người Hàn có thể cho phô mai vào gần như mọi thứ, từ thịt nướng, tteokbokki, gà rán, mì ăn liền...
Người Hàn thích phô mai đến mức nhập khẩu tăng gấp 3 lần
Theo như tờ Wall Street Journal, vào năm 2014, giá tiền phô mai Mỹ xuất khẩu sang Hàn đã "tăng lên một cách kỷ lục" nhờ vào sự tiêu thụ ngày càng tăng của người Hàn, và sự yêu thích của họ với các món như pizza. Vào cuối năm 2015, tiêu thụ phô mai ở Hàn Quốc đã tăng lên gấp ba so với năm 2010 và lượng nhập khẩu phô mai hằng năm có giá trị lên đến gần 500 nghìn USD, theo trang thông tin CNBC. Trang này cũng cho hay, lượng phô mai nhập khẩu trong năm 2015 này là 97.000 tấn, hơn 60% so với hồi năm 2010 (và đây mới chỉ lấy từ số liệu nhập khẩu của Mỹ, chứ chưa tính những nước có xuất khẩu phô mai sang Hàn Quốc như New Zealand chẳng hạn).
Trong thời gian này, những công ty thực phẩm ở Hàn cố gắng "nâng cấp" sản phẩm của họ bằng một cách là thêm phô mai. Từ gà cay cho đến mì ăn liền, hobbang (bánh bao hấp) hay thậm chí là các món cháo, súp, phô mai đã bằng một cách diệu kì xuất hiện trong hàng loạt những món ăn quen thuộc với người Hàn (theo trang Koreaherald). Thậm chí, xu hướng này còn được nắm bắt bởi các thương hiệu nước ngoài. KFC đã từng "nâng cấp" món gà truyền thống của họ ở Hàn Quốc bằng cách cho ra mắt "Fall in Cheese Chicken" bao gồm gà cay ăn kèm sốt phô mai Gouda và Emmental.
Phô mai trong ẩm thực Hàn Quốc phát triển đến mức các hãng phải "nâng cấp" theo nhu cầu.
Nhiều người cho rằng hiện tượng này là do sự phổ biến lan toả của ẩm thực phương Tây như pizza, mì ý, các món phô mai đút lò. Song bên cạnh đó, nhu cầu phô mai tăng cao cũng nhờ vào ứng dụng của nó vào các món ăn truyền thống thường ngày của người Hàn Quốc. Một trong số những ví dụ điển hình có lẽ là món mì ramyeon phủ phô mai. Người Hàn tiêu thụ lượng lớn mì ramyeon mỗi năm, và nếu họ thêm phô mai vào mì thì việc nhu cầu phô mai tăng vọt là chuyện dễ hiểu. Nhiều người Hàn khi được phỏng vấn đã cho hay, họ cố rắc phô mai lên cả những món ăn Hàn truyền thống. Thế là sau gần nửa thập kỷ, điều này đã trở thành một chuyện hết sức bình thường trong ẩm thực Hàn Quốc.
Món cơm chiên kim chi của giới trẻ thời nay gần như luôn phủ thêm phô mai (ảnh từ show thực tế RUN BTS! tập 36).
Vì sao người Hàn thích rắc phô mai lên các món ăn đến thế?
Nhìn thấy sự yêu thích của người Hàn với phô mai, hiếm ai biết được rằng phần lớn dân số Hàn Quốc mắc chứng không dung nạp lactose (một loại đường có trong các chế phẩm từ sữa), theo như trang CNBC. Tuy nhiên, phô mai là một chế phẩm lên men từ sữa, có lượng lactose ít hơn rất nhiều nên được người Hàn ưa chuộng hơn cả vì nó không gây ra các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu khi uống sữa bình thường.
Ông Sejun Kim, người phát ngôn của công ty Maeil Dairies Hàn Quốc đã cho hay: "phô mai làm giảm vị cay trong rất nhiều những món ăn Hàn. Nhiều học sinh, sinh viên thường cho phô mai que vào ramen."
Phô mai có thể làm giảm vị cay trong nhiều món ăn.
Bên cạnh đó, giáo sư Hwang Keumtaek chuyên về dinh dưỡng học của Đại học quốc gia Seoul cũng lý giải rằng: "Người Hàn đã quen thuộc với những món ăn lên men như kim chi, đậu tương và tương ớt. Phô mai cũng là một thực phẩm lên men. Tôi nghĩ đó là lý do vì sao phô mai lại trở nên hợp khẩu vị với người Hàn nhanh đến thế."
Theo TTVN
Nắng chang chang nóng 40 độ, chỉ cần tô sữa đá bào là mát tỉnh cả người! Trời nóng mà được giải nhiệt cơ thể bởi một bát sữa đá bào mát lạnh thì còn gì bằng phải không các mẹ? Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm sữa đá bào: 500g đậu đỏ 1 lít sữa tươi 90ml sữa đặc 80g đường Một ít muối 2,5 lít nước lọc Một ít bánh gạo Cách làm: Đổ...