Hà Nội chưa phát hiện tiêu cực chạy công chức
Liên quan vụ chạy thi công chức 100 triệu đồng, Thanh tra TP Hà Nội vừa báo cáo không phát hiện trường hợp nào đưa và nhận tiền.
Ông Lê Trọng Dực, người công khai thông tin chạy công chức 100 triệu
Sáng 11/1, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã ký ban hành báo cáo Kết quả thanh tra, kiểm tra, rà soát công tác tuyển dụng công chức, viên chức các quận, huyện, thị xã năm 2011-2012.
Theo đó, Báo cáo khẳng định, tính đến ngày 4/1 chưa phát hiện trường hợp nào đưa tiền và cán bộ nhận tiền để “chạy” vào công chức, viên chức.
Đoàn thanh tra cũng đưa ra nhận định việc tuyển dụng của ngành giáo dục các quận, huyện, thị xã năm 2012 đã đảm bảo tính công khai, dân chủ, đúng quy định.
Các hội đồng tuyển dụng thực hiện tốt công tác coi thi, chấm thi, hạn chế phát sinh tiêu cực như: Công khai đề mở, bốc thăm chọn đề, bốc thăm thứ tự vào phòng thi, bốc thăm giám thị coi thi, bốc thăm giám khảo chấm theo từng buổi. Sau khi công bố kết quả tuyển dụng, hầu hết các hội đồng đều không nhận được đơn thư phản ánh và thắc mắc.
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra và tự kiểm tra, đoàn thanh tra đã nhận định khâu dễ xảy ra sai sót là khi lên điểm vào điểm; khâu dễ xảy ra tiêu cực là khi thực hành giảng bài, theo quy định không thực hiện phúc khảo nên cần đặt camera, ghi âm để giám sát; vẫn còn một số ít cán bộ, công chức, viên chức thiếu ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương và đạo đức nghề nghiệp, nể nang trong thực thi công vụ…
Video đang HOT
Đặc biệt, nhiều trường hợp thí sinh dùng bằng trung học phổ thông giả để đi học chuyên nghiệp hoặc dùng bằng chuyên nghiệp giả để tham gia tuyển dụng như tại huyện Mỹ Đức, Thanh Oai, Sơn Tây…
Qua đơn tố cáo, một số hội đồng tuyển dụng đã đề nghị công an quận, huyện xác minh tổng số 536 trường hợp, trong đó huyện Mỹ Đức đã tiến hành xác minh tất cả các bằng trung học phổ thông của thí sinh. Kết quả đã phát hiện 43 trường hợp giả mạo bằng cấp 3 để đi học trung cấp chuyên nghiệp. Riêng huyện Mỹ Đức có 30 trường hợp. Thị xã Sơn Tây, Hoài Đức, mỗi địa phương xác minh phát hiện có 3 trường hợp sử dụng bằng giả để dự tuyển.
Kết quả kiểm tra cũng xác định có hiện tượng thí sinh và gia đình tìm gặp người thân quen để nhờ vả và giúp đỡ. Đặc biệt, có người đã cả tin bị đối tượng xấu lợi dụng mạo danh lừa đảo, hứa hẹn “chạy giúp vào công chức, viên chức” để chiếm đoạt tiền như trường hợp của chị Phạm Thị Thơ thường trú tại quận Hoàng Mai bị đối tượng Nguyễn Thu Hằng ở xã Dương Hà, huyện Gia Lâm lợi dụng, mạo danh là cán bộ Sở Nội vụ nhận 280 triệu đồng của chị Thơ và một số người khác để “chạy quyết định vào làm giáo viên trường Trung học cơ sở Nguyễn Gia Thiều.”
Đối tượng Hằng đã có tiền án về lừa đảo đang bị Công an Hà Nội hoàn thiện hồ sơ để đưa ra xét xử. Đây là trường hợp điển hình, nhưng cũng phần nào đã làm cho dư luận đồn đại hiểu sai lệch về công tác tuyển dụng.
Theo kết quả tuyển dụng viên chức ngành giáo dục toàn thành phố năm 2012, chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên là 6.456 người, trong đó xét đặc cách giáo viên Mầm non là 3.945; xét tuyển là 2.511 trung học cơ sở và tiểu học. Tổng số thí sinh dự xét tuyển là 6.748 hồ sơ/2.511 chỉ tiêu. Số trúng tuyển là 6.315, trong đó trung học cơ sở trúng tuyển 1.861, tiểu học 1.739 và mầm non 7.103 chỉ tiêu.
Chiều cùng ngày, PV đã tìm mọi cách nhưng đều không liên lạc với ông Lê Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, người công khai thông tin “chạy công chức 100 triệu đồng”.
Theo xahoi
Bí thư Hà Nội: 'Ai phát hiện tiêu cực hãy mạnh dạn tố cáo'
Khẳng định Thành ủy Hà Nội đã giao một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong thi tuyển công chức là phải ngăn không để xảy ra tiêu cực, tuy nhiên Bí thư Phạm Quang Nghị thừa nhận "vẫn có thể tìm cách lách được".
- Hà Nội đã làm gì sau khi Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Trần Trọng Dực phát biểu trước HĐND thành phố về tiêu cực trong thi tuyển công chức, thưa ông?
- Việc thi tuyển công chức, viên chức của Hà Nội, thành phố đã yêu cầu các cơ quan chức năng phải làm rất nghiêm túc. Khi thành lập các hội đồng cấp thành phố, thường trực Thành ủy giao một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phải ngăn không để xảy ra tiêu cực ở tất cả khâu, từ tuyển nhận hồ sơ, ra đề thi, coi thi, chấm bài. Có điều tiêu cực hay không đều do con người mà ra cả thôi. Chỉ đạo là vậy, quy định chặt vậy, nhưng nếu từng con người cụ thể mà không nghiêm túc thì họ vẫn có thể tìm cách lách cho bằng được.
Sau khi có ý kiến phát biểu của đại biểu HĐND, thành phố yêu cầu kiểm tra, phải rà soát, phải xem lại các bài đã chấm xem đánh giá khách quan cho điểm như vậy đã công bằng, chính xác chưa? Trước hết là tiến hành kiểm tra ở những mục có thể giám sát được. Nếu bài chất lượng kém mà lại cho điểm cao lên là có vấn đề cần xem xét lại.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. Ảnh: Hoàng Hà.
- Hiện đã phát hiện được vụ việc nào về việc đưa, nhận tiền trong thi tuyển công chức?
- Thành phố rất khuyến khích ai phát hiện, biết được người này người kia đưa tiền và mạnh dạn tố cáo, cung cấp tư liệu. Tôi khẳng định, trường hợp đó sẽ xem xét có thể không xử lý người đưa tiền mà chỉ xử lý người nhận tiền. Nhưng theo thông tin tôi biết là cho đến nay vẫn không có ai thừa nhận.
Như vậy có hai trường hợp, một là nhờ nhau theo kiểu tình cảm quen thân như cô, dì, chú bác, anh em trong cơ quan nhờ nhau. Hai là có thể có ai đó đưa tiền nhưng bây giờ không dám khai. Còn người đã nhận tiền rồi thì hiếm khi dám nói.
- Thưa ông, với cơ chế thi tuyển như hiện nay, nhiều người lo ngại tiêu cực không chỉ xảy ra tại Ứng Hòa?
- Trong cái sai của thi tuyển, tổng hợp lại xuất phát từ một trong hai phía. Một là phía người đi thi có ý định gian lận, có ý định tranh thủ, đem bài vào phòng thi. Thứ hai là từ phía người trông coi giám sát. Nếu chỉ cần một trong hai phía ấy có biểu hiện tiêu cực thì tiêu cực rất dễ xảy ra. Xét về tổng thể, dù quy định chặt chẽ nhưng không thể nói là tuyệt đối không xảy ra tiêu cực.
Có những hạn chế thuộc về cơ chế nếu bản thân những người trong guồng máy này phát hiện ra thì rất dễ bị lợi dụng, sinh ra tiêu cực. Ví dụ quy định thi vấn đáp chỉ có hai thầy một trò, nếu thầy muốn cho ai đỗ thì rất có thể sẽ gợi ý hoặc thông báo trước "lát nữa tôi hỏi câu này, câu kia".
Ngược lại nếu người thầy muốn thải loại ai đó thì có thể hỏi những câu mà người thi không có khả năng trả lời được điểm cao.
- Quan điểm chỉ đạo của thành phố về xử lý tiêu cực trong thi tuyển công chức là gì?
- Thành phố yêu cầu phải làm nghiêm, phải rà soát từng quy trình thủ tục. Trong chỉ đạo của thành phố nếu cần thì phải đề nghị lên bộ ngành trung ương điều chỉnh về quy trình thi vấn đáp đang bất hợp lý và là một khe hở.
Thứ hai là phải có cơ chế công khai minh bạch, cho phép người dân được quyền tố cáo, phát hiện. Trong việc kiểm tra rà soát, nếu có đủ căn cứ, thành phố sẽ xử lý rất nghiêm.
Theo VNE
Chạy công chức 100 triệu: Lộ diện 12 cán bộ Cơ quan chức năng của huyện Ứng Hòa đã hoàn tất kết luận về vụ việc "gian lận" trong kỳ thi tuyển công chức của huyện vào tháng 9/2012. Ông Nguyễn Văn Xuyên, bí thư Huyện ủy Ứng Hòa, Hà Nội Ngày 8/1, bên lề hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, ông Nguyễn Văn Xuyên, bí thư Huyện ủy...