Hà Nội chưa có kế hoạch chặt 4.000 cây xà cừ
Vì xà cừ thuộc danh mục không khuyến khích trồng nên lãnh đạo thành phố đã chọn 18 loại cây thay thế nếu có xà cừ bị chết.
Trao đổi với báo chí chiều 6/6, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, Hà Nội chưa có kế hoạch chặt 4.000 cây xà cừ. Theo ông, do cây xà cừ vẫn nằm trong hệ thống cây xanh Hà Nội, lại hay gãy đổ khi mưa bão nên vài ngày trước đó Sở đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia để quản lý tốt hơn.
Trong quy định của Bộ Xây dựng, xà cừ không được khuyến khích trồng ở đô thị. Vì đô thị có mạch nước ngầm cao, rễ cây dễ bị ảnh hưởng khi thi công kết cấu hạ tầng dễ. Thành phố đã chọn 18 cây phù hợp với thổ nhưỡng Thủ đô để trồng thay thế khi có cây xà cừ bị chết.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục trao đổi với báo chí chiều 6/6. Ảnh: Võ Hải.
Cũng tại cuộc họp, Phó giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong thông tin thêm về việc chặt hạ hơn 1.000 cây xanh để mở rộng đường Phạm Văn Đồng. Theo lãnh đạo Sở, đây mới là đề xuất của chủ đầu tư. Đơn vị tư vấn đề xuất giữ nguyên vị trí 142 cây, dịch chuyển 158 cây và giải tỏa, chặt hạ hơn 1.000 cây trong đó đa số là xà cừ.
Thành phố đang lấy ý kiến nhân dân, các nhà khoa học theo hướng bảo tồn tối đa số cây. “Nhu cầu và số liệu dịch chuyển, giải tỏa cây xanh đến nay mới là theo đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư”, ông Phong nói.
Video đang HOT
Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cũng khẳng định, chặt hạ không phải là phương án ưu tiên với số cây trên, thành phố sẽ dịch chuyển hoặc giữ nguyên vị trí, trường hợp bất khả kháng mới chặt hạ để thi công.
“Thành phố không quyết chặt hạ 1.000 cây. Các sở, ngành khi chặt hạ một cây thì phải xem xét hết sức kỹ càng”, ông Dục nói.
Sở Xây dựng TP Hà Nội cho biết, thành phố đang lấy ý kiến nhân dân và chuyên gia đối với hơn 1.300 cây xanh ảnh hưởng đến thi công đường vành đai 3 đoạn Phạm Văn Đồng. Ảnh: Phương Sơn.
Hà Nội đang phấn đấu đến năm 2020 trồng mới một triệu cây xanh, đưa tỷ lệ cây xanh bình quân đầu người lên 10 m2 (so với hơn 7m2/người năm 2015).
Trong năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017, thành phố đã trồng gần 300.000 cây xanh, với trên 35.000 cây xanh đường kính lớn, cắt tỉa để đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống mưa bão được trên 50.000 cây.
Cây xanh Hà Nội được trồng trên 500 tuyến phố với hơn 100 loài, trong đó 25 loài có số lượng cá thể lớn. Tổng số cây trồng khoảng 50.000, với các loại chủ yếu như: xà cừ, muồng, bằng lăng, phượng, sấu…
Năm 2015, thành phố thực hiện đề án thay thế 6.700 cây xanh trên nhiều tuyến phố. Việc chặt hạ, thay thế cây gặp phản ứng của nhiều người dân. Lãnh đạo thành phố đã yêu cầu dừng thực hiện đề án để thanh kiểm tra. Kết quả thanh tra chỉ ra nhiều sai sót, những cá nhân, tổ chức liên quan đã bị kỷ luật.
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội có thể chặt hạ, thay thế toàn bộ cây xà cừ
Cây xà cừ không thuộc nhóm cây trồng đô thị, giá trị kinh tế thấp, lại dễ gãy đổ trong mùa mưa nên thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến việc thay thế.
Để có cơ sở xây dựng phương án chặt hạ, thay thế toàn bộ cây xà cừ trên địa bàn các quận, Sở Xây dựng Hà Nội vừa đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu đầy đủ về cây xà cừ, từ đó đưa ra giải pháp.
Trước mắt, với những cây xà cừ sâu mục, cong nghiêng, u biếu có nguy cơ gây mất an toàn, Sở đề nghị chặt hạ, trồng thay thế bằng các loại cây phù hợp với đô thị. Về lâu dài, toàn bộ xà cừ sẽ được thay thế bằng hệ thống cây xanh có nhiều tính năng, tạo môi trường xanh, không gian sạch cho thành phố.
Thành phố Hà Nội có trên 4.000 cây xà cừ già cỗi. Ảnh: Bá Đô.
Xà cừ được trồng ở Hà Nội chủ yếu từ thời Pháp, từ năm 1960 đến nay thành phố không trồng loại này. Thuộc giống cây gỗ lớn, có bóng mát, màu xanh quanh năm và tuổi thọ hơn 100, hàng cây xà cừ ở Hà Nội là nơi che nắng, che mưa cho học sinh, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người.
Tuy nhiên, xà cừ không phải là cây trồng đô thị, không có khả năng chống chịu tốt trong mùa mưa bão, giá trị kinh tế thấp. Thống kê từ Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, từ năm 2014 đến 2016 có 132 cây xà cừ bị đổ trong mùa mưa bão, chiếm tỷ trọng lớn lượng cây gãy đổ, gây thiệt hại với người và tài sản. Để đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão, đơn vị liên quan đã phải cắt các cành to, tán xòa rộng, mất cân đối, gây nguy hiểm. Vì vậy nhiều cây xà cừ không còn tán che mát, không đảm bảo cảnh quan.
Thống kê chưa đầy đủ, hiện Hà Nội có hơn 4.000 cây xà cừ già cỗi (các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông chưa thống kê), được trồng ở đường phố Hoàng Diệu, Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Hoa Thám, La Thành, đường Láng, Trần Thánh Tông, Yên Phụ...
Cây xanh Hà Nội được trồng trên 500 tuyến phố với hơn 100 loài, trong đó 25 loài có số lượng cá thể lớn. Tổng số cây trồng khoảng 50.000, với các loại chủ yếu như: xà cừ, muồng, bằng lăng, phượng, sấu...
Năm 2015, thành phố thực hiện đề án thay thế 6.700 cây xanh trên nhiều tuyến phố. Tuy nhiên, việc chặt hạ thay thế cây gặp phản ứng của nhiều người dân. Lãnh đạo thành phố đã yêu cầu tạm dừng thực hiện đề án để thanh kiểm tra. Kết quả thanh tra chỉ ra nhiều sai sót, những cá nhân tổ chức liên quan đã bị kỷ luật.
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội trồng hàng trăm cây xanh dưới gầm đường sắt trên cao Hà Nội đã từng chặt hạ, đánh chuyển hàng trăm cây xanh cổ thụ khi triển khai xây dựng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Gần đây thành phố lại triển khai trồng hàng loạt cây xanh ngay dưới gầm công trình đường sắt này, khiến nhiều người thắc mắc... Nhiều người băn khoăn những cây xanh mới trồng này khi...