Hà Nội cho phép quận Hoàn Kiếm sử dụng vỉa hè để kinh doanh tạm thời
TP Hà Nội đã đồng ý cho quận Hoàn Kiếm sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh, phục vụ du khách trên địa bàn.
Phí sử dụng tạm thời hè phố là 45.000 đồng/1 mét vuông/1 tháng.
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 14233/VP-ĐT, do ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBDN TP Hà Nội ký và đồng ý với đề xuất của Sở Tài chính về việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh, phục vụ du khách trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Cụ thể, TP Hà Nội chấp thuận cho Công ty TNHH Bất động sản Mặt trời Thủ đô, Công ty cổ phần Prodigi Pacific Việt Nam và Công ty CP tư vấn đầu tư Tài chính Toàn cầu sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh.
Vị trí sử dụng được quy định rõ: Là hè phố sát tường nhà và nằm trong phạm vi mặt tiền của tòa nhà kết nối với không gian tầng một. Thời gian cấp phép 6 tháng/lần, sử dụng tạm thời hè phố với 45.000 đồng/m2/tháng.
Lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm thường xuyên tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh trên địa bàn không được lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
Video đang HOT
Trước đó, UBND quận Hoàn Kiếm đã có kiến nghị về việc cho phép thí điểm sử dụng vỉa hè 5 tuyến phố để tổ chức kinh doanh gồm: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phùng Hưng (đoạn từ Lê Văn Linh đến Hàng Vải, Nguyễn Quang Bích đến nhà vệ sinh công cộng gần Cửa Đông), Lê Phụng Hiểu. Thời gian hoạt động từ 6 giờ ngày hôm trước đến 2 giờ sáng ngày hôm sau, riêng phố Phùng Hưng từ 6 giờ đến 22 giờ hàng ngày.
Theo UBND quận Hoàn Kiếm, hiện các tuyến phố của quận đang xảy ra tình trạng lấn chiếm, kinh doanh trái phép tự phát không được quản lý, gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường… Vì vậy, quận kỳ vọng việc tổ chức thí điểm các hoạt động kinh doanh trên hè phố sẽ lập lại trật tự kinh doanh buôn bán tự phát, bảo đảm mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; phát huy giá trị văn hóa của quận và thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Trước kiến nghị trên, ngày 1/12/2021, Sở Tài chính Hà Nội đã có văn bản số 7571/STC-QLG gửi UBND TP Hà Nội đề xuất việc sử dụng tạm thời hè phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm để kinh doanh, phục vụ khách du lịch. Sở Tài chính đề xuất UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện theo thẩm quyền đã được phân cấp và tuân thủ quy định của nhà nước trong việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh bán cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh phục vụ du khách.
8 quận Hà Nội cấm bán hàng ăn uống tại chỗ: Cấm quận này thì sang quận khác
Chuyên gia ngành y tế cho rằng, việc các quận "vùng cam" Hà Nội yêu cầu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được bán hàng mang về là vô tác dụng, không đem lại hiệu quả cho công tác phòng chống dịch.
Nhận định này được PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chia sẻ với PV Dân trí sau khi 8 quận "vùng cam" ở Hà Nội lần lượt yêu cầu các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn chỉ được phép bán hàng mang về, đóng cửa trước 21h hằng ngày.
Chuyên gia ngành y tế cho rằng, việc các quận "vùng cam" yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được bán hàng mang về là vô tác dụng (Ảnh minh họa).
Trong khi đó, chính quyền sở tại ở 22 quận, huyện, thị xã còn lại của Hà Nội vẫn đang tiếp tục cho phép chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát phục vụ khách hàng tại chỗ.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, việc cấm bán hàng ăn uống tại chỗ theo địa giới hành chính sẽ nảy sinh thực trạng người dân tìm đến các vùng chưa bị cấm để sử dụng dịch vụ, càng có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh sang các địa bàn khác.
"Việc cấm theo địa giới hành chính thế này sẽ không có tác dụng, bởi vì cấm phường này thì người dân vẫn có thể đi sang phường khác, cấm ở quận này thì họ đi sang quận khác và dịch vẫn có nguy cơ lây lan" - ông Nga nhận định.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết, lĩnh vực y học thì làm việc trên bằng chứng dịch tễ học. Vì vậy, Hà Nội cần nghiên cứu về các ổ dịch đã bùng phát do ăn uống tại hàng quán, từ đó chứng minh, truyền thông để người dân biết và nâng cao ý thức phòng dịch, hạn chế tập trung đông người.
"Tôi thì chưa thấy có nghiên cứu khoa học nào chứng minh dịch lây lan trong nhà hàng ăn uống, cũng chưa thấy công bố tài liệu nghiên cứu về vấn đề này. Người dân đi ăn uống cũng giống như đi siêu thị, thậm chí khi đi ăn uống tại các nhà hàng lịch sự, quán cơm, quán phở bình thường còn an toàn hơn vì đều là người quen, lại không ngồi lâu nói chuyện với nhau. Riêng quán bar, quán bia, quán karaoke thì chưa nên cho phép hoạt động trở lại vì không gian kín, nguy cơ lây nhiễm cao" - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.
Chuyên gia khuyến cáo khi sử dụng để đựng đồ nóng, các hộp nhựa sẽ giải phóng ra chất độc gây tổn hại cho sức khỏe; về lâu dài sẽ gây ra bệnh vô sinh, ung thư cho người dân (Ảnh minh họa).
Đặc biệt, ông Nga cho rằng, việc cấm bán hàng ăn uống tại chỗ sẽ xảy ra hệ lụy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân khi mua thức ăn nóng đựng trong các hộp nhựa không được kiểm soát chất lượng. Bởi lẽ, khi sử dụng để đựng đồ nóng, các hộp nhựa sẽ giải phóng ra chất độc gây tổn hại cho sức khỏe; về lâu dài sẽ gây ra bệnh vô sinh, ung thư cho người dân.
Cùng chung quan điểm này, một lãnh đạo phòng y tế (đề nghị giấu tên) cấp quận ở Hà Nội bày tỏ, virus không phân biệt và tuân theo địa giới hành chính; trong khi đó, địa giới hành chính các phường có chỗ đan xen lẫn nhau.
Vì vậy, vị lãnh đạo này cho rằng việc phòng, chống dịch theo địa giới hành chính cần căn cứ thêm nhiều yếu tố khác để đem lại hiệu quả cao hơn.
"Ví dụ có 2 quận nằm cùng trên một trục đường, khi một quận cấm, một quận chưa cấm thì người dân sẵn sàng sang quận chưa cấm để ăn uống, sử dụng dịch vụ tại chỗ. Lúc này, việc chống dịch theo địa giới hành chính cấp quận sẽ không đem lại hiệu quả" - vị này bày tỏ.
Trước đó, sau khi xác định dịch bệnh trên địa bàn ở cấp độ 3, từ 12h ngày 13/12, bên cạnh việc điều chỉnh các biện pháp hành chính tương xứng, UBND quận Đống Đa yêu cầu các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán hàng mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày. Đến ngày 19/12, UBND quận Hai Bà Trưng cũng có động thái tương tự.
Mới đây, UBND các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hoàng Mai (trừ phường Hoàng Liệt) cũng lập tức điều chỉnh các biện pháp hành chính tương xứng với dịch ở cấp độ 3 trên địa bàn toàn quận.
Hà Nội dừng bán ăn uống tại chỗ nhiều nơi: Chủ nhà hàng lo mất Tết, chuyên gia nói gì? Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ 12h ngày 19/12, quận Hai Bà Trưng và 5 phường quận Hoàn Kiếm dừng các hoạt động không thiết yếu, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán mang về. Chủ nhà hàng lo "mất" Tết Hiện tại, sau khi Hà Nội công bố cấp độ dịch Covid-19, quận Hai Bà...