Hà Nội: Cảnh báo có mưa dông, khả năng lốc, sét, gió giật mạnh
Chiều 17/7, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa ra cảnh báo về khả năng mưa dông kèm lốc, sét, gió giật mạnh tại Thủ đô Hà Nội.
Cảnh báo có mưa dông, khả năng lốc, sét, gió giật mạnh tại Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN
Cụ thể, hiện trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu đang tồn tại trên khu vực các quận Long Biên, Tây Hồ. Vùng mây này đang di chuyển từ phía Đông hướng vào khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. Trong chiều 17/7, các quận Long Biên, Tây Hồ, Hoàng Mai có mưa rào và dông. Sau đó, mưa dông có thể mở rộng sang các quận khác thuộc nội thành Hà Nội; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Cũng theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều và tối 17/7, khu vực tỉnh Hòa Bình tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 30-60mm, có nơi trên 80mm; nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện: Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy. Độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy cấp 1.
Các chuyên gia cảnh báo, lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế, gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế – xã hội.
Video đang HOT
Về tình hình mưa lũ tại các vùng, các chuyên gia tiếp tục cảnh báo, từ ngày 17 – 18/7, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, cục bộ có nơi trên 120mm (mưa tập trung vào chiều và đêm). Ngoài ra, chiều tối và đêm 17/7, khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm. Từ ngày 19/7 mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng giảm dần. Độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá cấp 1.
Người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi; ngập úng tại các khu vực trũng, thấp, đô thị; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét, có nơi rét đậm
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối và đêm 1/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, có nơi rét đậm.
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, dông, có nơi mưa rất to, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, có nơi rét đậm. Ảnh: TTXVN
Diễn biến thời tiết chiều tối và đêm 1/12:
Phía Tây Bắc Bộ đêm có mưa rải rác, sau có mưa vài nơi, trời rét, có nơi rét đậm, rét hại, gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất 13 - 16 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ đêm có mưa rải rác, sau có mưa vài nơi, trời rét đậm, vùng núi rét hại. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 11 - 14 độ C, vùng núi 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C.
Thủ đô Hà Nội đêm có mưa, mưa nhỏ, gió Đông Bắc cấp 2 - 3, trời rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất 12 - 14 độ C.
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, phía Bắc đêm có mưa rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; sau có mưa vài nơi, trời rét. Phía Nam có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, trời lạnh. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 4. Nhiệt độ thấp nhất phía Bắc 14 - 17 độ C, phía Nam 20 - 23 độ C.
Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Gió Đông đến Đông Bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 22 - 25 độ C.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ đêm có mưa rào, dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Đông đến Đông Bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất tại Tây Nguyên 19 - 22 độ C. Nhiệt độ thấp nhất tại Nam Bộ 23 - 26 độ C.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trước thời tiết lạnh và rét, người dân cần giữ ấm cho cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức chống đỡ của cơ thể; mặc ấm, nhất là giữ ấm phần ngực, cổ; ăn uống thức ăn nóng ấm, tốt nhất là uống trà gừng nóng có thêm ít đường phèn. Giữ ấm cơ thể là biện pháp hàng đầu để phòng bệnh bởi hệ hô hấp rất nhạy cảm với nhiệt độ. Khi nhiệt độ thấp (lạnh) kèm với độ ẩm cao (do mưa gió) cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm đường hô hấp, viêm phế quản phổi.
Đối với trẻ em, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc đủ ấm, ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh cho trẻ ra ngoài mà không đeo khẩu trang. Chú ý mặc đủ ấm cho trẻ vì nếu mặc quá nhiều áo, trẻ bị toát mồ hôi có thể ngấm lại vào cơ thể gây cảm lạnh, sốt cao. Các gia đình cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa, vật dụng cá nhân tốt, không để bị ẩm mốc, tránh vi khuẩn cư ngụ, gây bệnh cho trẻ.
Để phòng bệnh hiệu quả, người cao tuổi cần bảo đảm ăn uống đúng giờ, đúng bữa, giữ nếp sinh hoạt bình thường. Người già vẫn cần chú ý uống đủ nước, nên dùng nước nấu chín, các loại nước ép trái cây tươi, duy trì chế độ tập thể dục, dưỡng sinh, đi bộ thường xuyên để điều hòa khí huyết...
Chủ động ứng phó với gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển Ngày 11/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản số 4915/BNN-ĐĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Cà Mau và Kiên Giang về việc ứng phó với gió mạnh, sóng lớn, mưa dông và thời tiết xấu trên biển. Chủ động ứng phó với gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên...