Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: “Không dính dáng lợi ích, mình trong veo thì sợ cái gì”
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng nếu Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh mà “không dính dáng lợi ích gì” thì nên quyết tâm làm, xử lý các vấn đề liên quan đến đất dịch vụ cho người dân
Chiều 16-11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn. Tại hội nghị, các cử tri đã đề cập một loạt vấn đề dân sinh, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến đất đai, các dự án chậm triển khai trên địa bàn.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 16-11
Cử tri Đào Thị Duyên (73 tuổi, cử tri xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) cho biết rất phấn khởi khi được trực tiếp có tiếng nói đến Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội về vấn đề chậm giải quyết đất dịch vụ của gia đình bà nói riêng và người dân trên địa bàn huyện Mê Linh nói chung.
Theo bà Duyên, từ năm 1997 đến ngày 1-8-2008, người dân đã chấp hành chủ trương để nhà nước thu hồi đất xây nhà ở cho khu công nghiệp trên địa bàn huyện. Sau đó, người dân được hưởng đất dịch vụ theo nghị quyết. Tuy nhiên, người dân đã mong đợi hết năm này đến năm khác, đem câu chuyện liên quan đến đất dịch vụ đến phản ánh ở nhiều buổi tiếp xúc cử tri nhưng vẫn không được hồi âm cụ thể. Trong khi đó, kiến nghị thì “đưa lên đưa xuống” còn người dân thì “không khác gì quả bóng”.
Video đang HOT
Bà Duyên cho biết theo thông tin bà nắm bắt được, hiện TP Hà Nội đã rà soát, có văn bản báo cáo, trong đó kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép huyện Mê Linh giao đất dịch vụ cho tất cả người dân có đất bị thu hồi trên 30% trong giai đoạn 1997-2008. Do đó, cử tri Đào Thị Duyên đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm, có ý kiến với Chính phủ, Bộ TN-MT để huyện Mê Linh sớm giao đất dịch vụ cho nhân dân. “Nay Chủ tịch UBND TP về đây, mong thấu hiểu được nỗi khổ của chúng tôi. Chúng tôi bây giờ, đất được chia cho là cả đời sinh sống, qua nhiều thế hệ rồi. Bản thân chúng tôi, ngoài 60 tuổi thành gánh nặng của con cháu, lương không có. Rất mong ông nghe chúng tôi phản ánh thì quan tâm hơn nữa, có ý kiến với Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường để trả đất dịch vụ cho chúng tôi” – bà Duyên bày tỏ.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh cho biết vấn đề đất dịch vụ là vấn đề rất “trăn trở” của các thế hệ lãnh đạo Hà Nội và điều này không chỉ xảy ra ở riêng huyện Mê Linh. Nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra là do sự không đồng bộ trong chính sách giữa Hà Nội cũ và các khu vực ở các tỉnh lân cận khi sáp nhập vào để thiết lập thủ đô Hà Nội mới.
“Đối với việc xử lý dứt điểm các vấn đề liên quan đến tỉnh Hà Tây cũ còn phức tạp hơn nữa. Tôi đọc hồ sơ thấy Mê Linh tương đối thuận. Các đồng chí cần quyết tâm triển khai để trả lại quyền lợi chính đáng cho bà con. Không có cớ gì mà bên Vĩnh Phúc, người cũng như vậy mà người ta xử lý xong rồi. Thế mà Mê Linh thì nợ mấy ngàn suất thế này thì không ổn. Lỗi là lỗi của chúng ta, ở cấp ủy, lãnh đạo huyện, lãnh đạo thành phố” – ông Thanh nói.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng nếu Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh mà “không dính dáng lợi ích gì” thì nên quyết tâm làm, xử lý các vấn đề liên quan đến đất dịch vụ. Lãnh đạo các sở, ngành nếu cũng không có quyền lợi trong việc giao đất dịch vụ này thì phải quyết tâm làm, trả đất dịch vụ cho người dân. “Tôi mong tinh thần các đồng chí cố gắng. Cứ ngồi so đo mấy câu mấy chữ để mấy chục năm, tôi nghĩ là không ổn” – ông Thanh nói.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, liên quan đến đất dịch vụ, ở huyện Thanh Oai còn cấp thừa 6.500 m2 cho dân. Trải qua mấy chục năm, người dân đã xây dựng nhà cửa…
“Các thế hệ lãnh đạo đương nhiệm hiện nay hơn chỗ khác vì là thế hệ sau không dính dáng gì cả nên dũng cảm mà làm. Nếu mọi việc không được giải quyết rồi mỗi lúc một chính sách thì mọi thứ càng ngày càng khó. Mình chẳng dính dáng gì mình không sợ. Mình trong veo thì sợ cái gì. Tôi sợ nhất là các đồng chí ở thôn, ở xã, các đồng chí lưu ý” – Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu rõ.
Hà Nội 'đòi' HUD trả 7 lô đất bỏ hoang để bàn giao cho quận Hoàng Mai xây trường học
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND quận Hoàng Mai khẩn trương làm việc với Tổng công ty HUD để đôn đốc bàn giao dứt điểm các lô đất xây trường về quận quản lý.
Một lô đất tại quận Hoàng Mai được quy hoạch xây trường học nhưng HUD chưa triển khai, đang được trưng dụng làm bãi giữ xe - Ảnh: N.T.
Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng vừa ký ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc với lãnh đạo quận Hoàng Mai về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng...
Cụ thể, người đứng đầu UBND TP Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND quận Hoàng Mai khẩn trương làm việc với Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - Bộ Xây dựng (HUD) để đôn đốc bàn giao dứt điểm các lô đất xây trường về quận quản lý, đầu tư trong năm 2022; báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét, chỉ đạo trước ngày 15-10.
Trước đó, tại buổi làm việc cùng lãnh đạo thành phố chiều 29-9, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho biết hiện nhiều lô quy hoạch trường học, bãi xe của các dự án ngoài ngân sách được thành phố giao nhiều năm chậm triển khai.
Về việc thiếu trường học trên địa bàn, ông Nguyễn Minh Tâm cho biết tình trạng tăng dân số cơ học trên địa bàn mỗi năm từ 4.000 - 5.000 học sinh dẫn đến thiếu trường lớp, gây áp lực lên hạ tầng.
Hiện quận Hoàng Mai thiếu 10 trường mầm non, hơn 10 trường tiểu học.
Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai đề nghị thành phố chỉ đạo Tổng công ty HUD bàn giao cho quận bảy lô đất để đầu tư trường học công lập, năm lô đất thứ phát đề nghị thành phố chỉ đạo các nhà đầu tư sớm triển khai...
Trước đó, Tuổi Trẻ Online phản ánh về tình trạng hàng trăm phụ huynh ở Hoàng Mai phải tham gia bốc thăm để giành suất cho con vào Trường mầm non Hoàng Liệt, năm học 2022-2023.
Điều đáng nói, dù phải tổ chức bốc thăm cho trẻ 3-4 tuổi đi học mầm non nhưng nhiều lô đất được quy hoạch xây trường mầm non ở phường Hoàng Liệt lại bị bỏ hoang 20 năm, không được đầu tư.
Hiện Tổng công ty HUD được giao làm chủ đầu tư sáu khu đô thị trên địa bàn.Trong số các lô đất chưa triển khai có bảy lô đất quy hoạch trường học (tổng diện tích gần 8ha).
UBND quận Hoàng Mai kiến nghị xin được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của quận đối với bảy lô đất trường học, 24 lô đất cây xanh và một tuyến đường giao thông ven hồ Linh Đàm, nếu được Tổng công ty HUD bàn giao đất.
Đối với bảy lô đất bãi đỗ xe và sáu lô đất thương mại dịch vụ công cộng, địa phương xin được đấu giá để tạo nguồn thu đầu tư xây dựng hạ tầng khung trên địa bàn.
Hà Nội xem xét ủy quyền lập đề án thành lập 5 quận UBND TP Hà Nội xem xét ủy quyền cho UBND các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng lập đề án thành lập 5 quận. Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: UBND TP Hà Nội Sáng 16-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 9-2022 để xem xét thông qua...