Hà Nội cần làm gì để vừa bảo vệ thành quả chống dịch vừa phục hồi kinh tế?
Sau chuỗi tháng ngày nỗ lực đẩy lùi làn sóng dịch Covid-19, Hà Nội cần làm gì để vừa bảo vệ vững chắc thành quả đã đạt được mà vẫn thích ứng an toàn, linh hoạt… với dịch bệnh để phục hồi kinh tế?
Kiểm soát được dịch bệnh là tiền đề để Hà Nội phục hồi kinh tế , phấn đấu thực hiện thành công ” mục tiêu kép “.
Góp phần vào thành công này, ngoài vào cuộc quyết liệt, nỗ lực của Thành ủy, UBND TP và các sở, ngành, địa phương thì Hà Nội còn có rất nhiều yếu tố khác và đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng từ người dân thủ đô trong công cuộc phòng, chống dịch của thành phố.
PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam – đã có cuộc trao đổi với PV Dân trí về vấn đề này.
Kiểm soát được dịch bệnh là tiền đề để Hà Nội phục hồi kinh tế, phấn đấu thực hiện thành công “mục tiêu kép” (Ảnh: Đỗ Quân).
Nhiều quyết sách chống dịch đưa ra được nhân dân tin tưởng
- Là Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, PGS.TS Trần Đắc Phu có đánh giá chung như thế nào về chiến lược chống dịch và các biện pháp mà Hà Nội đã thực hiện trong 4 đợt giãn cách xã hội vừa qua?
- Tôi cho rằng các biện pháp và cách làm của Hà Nội trong 4 đợt giãn cách xã hội là đúng, trúng, kịp thời và tính đến thời điểm hiện tại, có thể khẳng định thành phố đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.
Góp phần vào thành công này, ngoài vào cuộc quyết liệt, nỗ lực của Thành ủy, UBND TP và các sở, ngành, địa phương thì Hà Nội còn có rất nhiều yếu tố khác.
Cụ thể, thành phố có hệ thống truy vết các ca bệnh, truy vết ổ dịch rất hiệu quả; có đội ngũ cán bộ cơ sở tốt; có tổ Covid-19 cộng đồng, chốt tự quản phòng dịch hoạt động hiệu quả; sớm thành lập tổ xét nghiệm cộng đồng… và đặc biệt là ý thức, sự đồng lòng của người dân sinh sống trên địa bàn đối với các biện pháp phòng, chống dịch của thành phố.
Ngoài quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố, Hà Nội cũng đã đưa ra một quyết định khác mà tôi đánh giá là đúng thời điểm. Đó là Công điện số 14/CĐ-CTUBND ban hành ngày 12/7.
Theo đó, từ 0h ngày 13/7, Hà Nội yêu cầu dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu để phục vụ công tác phòng, chống dịch, cụ thể là: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về); dừng các cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dừng hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng…
Video đang HOT
Chuyên gia đánh giá, Công điện số 14/CĐ-CTUBND được Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh ban hành vào ngày 12/7 là quyết sách đúng thời điểm (Ảnh: Mạnh Quân).
Điều này cho thấy, thành phố đã đoán trước được tình hình dịch bệnh trên địa bàn ở thời điểm đó là rất khó lường, diễn biến rất phức tạp nên lập tức dừng các hoạt động có nguy cơ khiến dịch lây lan. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đã ban hành các chỉ thị mang tính đặc thù, phù hợp với đặc điểm của thành phố để phòng, chống dịch hiệu quả.
Ngoài ra, công tác xét nghiệm đối với các nhóm nguy cơ cao, khu vực nguy cơ cao, đặc biệt là việc xét nghiệm miễn phí tất cả các trường hợp ho, sốt trên địa bàn thông qua khai báo y tế của người dân hằng ngày… cũng được Hà Nội thực hiện bài bản. Hà Nội cũng đã tổ chức thành công chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân.
Chính những quyết sách, biện pháp này đã tạo niềm tin cho người dân chung sức, đồng lòng trong công tác phòng chống dịch của thành phố, góp phần đẩy lùi làn sóng dịch thứ 4.
- Thành phố đã có nhiều yếu tố thuận lợi, nhiều quyết định được đánh giá kịp thời, quyết liệt nhưng vẫn phải giãn cách xã hội trong thời gian 60 ngày. Ông lý giải sao về điều này?
- Về điều này, chúng ta cần nhìn nhận một cách toàn diện, toàn cảnh để có thể lý giải được vì sao. Cụ thể, ở thời điểm Hà Nội quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố, dịch bệnh và các ca mắc trong cộng đồng đã xuất hiện ở rất nhiều quận, huyện, thị xã.
PGS.TS Trần Đắc Phu – cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, đánh giá các biện pháp và cách làm của Hà Nội trong 4 đợt giãn cách xã hội là đúng, trúng, kịp thời… (Ảnh tư liệu).
Trong khi đó, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; có mật độ di chuyển lớn, là đầu mối giao thông trọng điểm quốc gia… và trên thực tế, Hà Nội không thể “đóng cứng”, vẫn phải có giao thương, vận chuyển hàng hóa.
Về góc độ chuyên môn y tế, chúng ta phải giãn cách đủ thời gian thì mới kiểm soát được dịch bệnh. Vì vậy, thời gian giãn cách đối với Hà Nội vừa qua là hợp lý và cũng phù hợp với kết quả xét nghiệm đánh giá nguy cơ.
Dễ dàng nhìn thấy, trước thời gian giãn cách, nhiều ổ dịch tại cộng đồng ở tất cả các quận, huyện còn ở thời điểm hiện tại chỉ còn rất ít ca F0 cộng đồng, đặc biệt là số lượng ổ dịch đã giảm đi rất nhiều và chỉ có ở một vài quận, huyện thuộc vùng nguy cơ.
Đương đầu nguy cơ và “bài toán” thích ứng an toàn với dịch
- Hà Nội đang từng bước nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch để khôi phục phát triển kinh tế, xã hội. Vậy trong thời gian tới, ông nhận định thành phố sẽ đối mặt với thách thức, nguy cơ nào?
- Địa bàn càng phức tạp, mật độ giao thông, sự giao lưu càng lớn thì càng nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trên thực tế, khi các tỉnh, thành phố có dịch thì Hà Nội cũng sẽ có dịch.
Tuy nhiên, Bộ Y tế đang xây dựng hướng dẫn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″ và như vậy trong thời gian tới, Hà Nội cũng không thể duy trì mãi 22 chốt liên ngành ở cửa ngõ để kiểm soát người ra vào thành phố.
Khi các chốt được tháo dỡ, thành phố sẽ phải đương đầu với nguy cơ nhiều hơn vì vậy càng cần có các biện pháp kiểm soát dịch hiệu quả hơn. Khi đó, Hà Nội càng mở cửa thì nguy cơ dịch xâm nhập vào càng cao nhưng không mở cửa thì nền kinh tế khó phục hồi.
Chính vì vậy, càng mở cửa, Hà Nội càng phải tăng cường kiểm soát, khống chế rủi ro. Điều này đồng nghĩa với việc thành phố sẽ phải thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch hiệu quả chứ không phải buông xuôi, không kiểm soát.
Nếu không dỡ bỏ 22 chốt liên ngành nơi cửa ngõ, PGS.TS Phu nhận định điều này sẽ khiến nền kinh tế của Hà Nội khó phục hồi. Tuy nhiên, khi các chốt được dỡ bỏ thì nguy cơ dịch xâm nhập vào thành phố sẽ rất cao (Ảnh: Mạnh Quân).
- Theo ông, để dịch bệnh không bùng phát khi thành phố mở cửa, nới lỏng phòng, chống dịch thì Hà Nội cần thực hiện những biện pháp nào?
- Tôi cho rằng, để kiểm soát được tình hình dịch bệnh thì Hà Nội cần thực hiện đồng bộ rất nhiều các biện pháp.
Cụ thể, thành phố cần duy trì công tác xét nghiệm đối tượng nguy cơ (đặc biệt duy trì xét nghiệm các trường hợp ho, sốt trên địa bàn hằng ngày), vùng nguy cơ, truy vết thần tốc các trường hợp liên quan khi F0 xuất hiện trong cộng đồng. Khi ổ dịch xuất hiện cần phong tỏa theo tinh thần “nguy cơ đến đâu, phong tỏa đến đó”, phong tỏa gọn nhất có thể để vẫn kiểm soát dịch hiệu quả mà tránh làm ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội.
Thành phố cũng cần phải nhanh chóng triển khai các phương án kinh doanh, sản xuất an toàn cho từng ngành nghề, từng lĩnh vực, từng địa bàn kết hợp với 5K. Đặc biệt, Hà Nội cần ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ phòng, chống dịch hiệu quả hơn nữa.
Bên cạnh đó, công tác tiêm chủng cần tiếp tục được duy trì để sớm tạo miễn dịch cộng đồng. Hà Nội cũng cần tính đến việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng là người địa phương khác trở lại làm việc, học tập… khi thành phố mở cửa, bước vào trạng thái “bình thường mới”.
Một yếu tố khách quan khác cũng sẽ góp phần giúp Hà Nội kiểm soát được dịch bệnh, đó là sự tham gia, phối hợp của người dân đối với các quy định phòng chống dịch mà thành phố đưa ra. Trách nhiệm và ý thức thực hiện 5K, bảo vệ vùng xanh an toàn, bảo vệ thành quả sau những tháng ngày giãn cách của người dân trong công cuộc phòng chống dịch là vô cùng quan trọng.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Đề xuất từ doanh nghiệp để cân bằng chống dịch và phục hồi kinh tế
Ngày 27/9, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ có báo cáo khẩn tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội về dự thảo hướng dẫn tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" gửi Thủ tướng Chính phủ.
Dự thảo hướng dẫn này được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, xây dựng và đang lấy ý kiến hoàn thiện.
Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội - một đơn vị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN
Theo Ban IV, việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với COVID-19 sẽ là nội dung điều chỉnh hết sức quan trọng của cả nước trong giai đoạn tới đây. Vì thế, các doanh nghiệp, hiệp hội, với vai trò, trách nhiệm và tinh thần xây dựng rất cao, đã chủ động nghiên cứu và mạnh dạn đóng góp nhiều ý kiến đối với dự thảo hướng dẫn.
Tổng hợp từ ý kiến của gần 20 hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, Ban IV cho biết, để các hướng dẫn mới tạo được hiệu ứng cân bằng giữa các mục tiêu phòng, chống dịch với mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế trong điều kiện dịch vẫn tồn tại ở cộng đồng, các hiệp hội đề xuất, những nguyên tắc đã được Thủ tướng chỉ đạo, công bố hoặc nhất trí tại Hội nghị trực tuyến giữa Thủ tướng với doanh nghiệp vào sáng 26/9/2021 cần được truyền tải, ghi nhận cụ thể, rõ ràng và chính thức tại tài liệu hướng dẫn quan trọng này để làm "kim chỉ nam" cho việc xây dựng, áp dụng các chính sách ở các bộ, địa phương và được thực thi hiệu quả ở từng cấp doanh nghiệp, người lao động, người dân trên cả nước.
Đó là, thay đổi mạnh mẽ nhận thức, cho phép doanh nghiệp/cụm doanh nghiệp trở thành các chủ thể tham gia vào công tác quản lý sự an toàn trong bối cảnh dịch thay vì chỉ là đối tượng "chịu sự quản lý" như thời gian trước đây. Trong mọi bối cảnh của dịch bệnh, các cấp chính quyền và người dân, doanh nghiệp luôn phải duy trì sản xuất kinh doanh để đảm bảo nguồn lực cho chống dịch và phát triển kinh tế, xã hội.
Yếu tố hợp tác công - tư là điều kiện then chốt để tập hợp sức mạnh, nguồn lực cho việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, cần được thực thi nghiêm túc ở mọi cấp, ngành. Các biện pháp đánh giá, khoanh vùng, triển khai cần được thực thi theo từng cấp độ nhỏ nhất, thậm chí ở cấp tổ dân phố, khối phố hoặc cao nhất là cấp phường (xã) để đảm bảo tính chất linh hoạt cho giai đoạn mới...
Từ các chỉ đạo, kết luận của Thủ tướng, nhằm đảm bảo tính nhất quán, nghiêm minh trong việc thực thi các hướng dẫn, thể hiện rõ nét, mạnh mẽ thông điệp mới của Chính phủ đối với người dân, doanh nghiệp, các hiệp hội đề xuất sửa đổi tên mục "3. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp" trong phần "III. Biện pháp áp dụng theo cấp độ dịch" của dự thảo tài liệu hiện nay thành phần "IV. Nguyên tắc thực hiện".
Đồng thời, đề nghị bổ sung hai nguyên tắc quan trọng là: Áp dụng thống nhất và xuyên suốt nguyên tắc về hoạt động tập trung ngoài trời và trong nhà cho mọi loại hình ngành nghề và hoạt động sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp cho phép số lượng tập trung nhiều hơn; việc thực hiện hướng dẫn này không được phép làm phát sinh thêm bất kỳ điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính hay quy trình cấp phép, phê duyệt nào với người dân, doanh nghiệp.
Để giải quyết triệt để tình trạng các địa phương chỉ tập trung truy vết, khoanh vùng dịch mà không quan tâm mục tiêu duy trì sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất với Thủ tướng tại tài liệu hướng dẫn này giao trách nhiệm cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương (hoặc một số bộ đầu mối về kinh tế) nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giao chỉ tiêu "duy trì/mở cửa hoạt động của doanh nghiệp" cho từng tỉnh, thành phố bên cạnh các chỉ số/chỉ tiêu khác về chống dịch.
Bên cạnh việc quy định các chỉ số, chỉ tiêu, biện pháp..., các hiệp hội doanh nghiệp cũng đề xuất với Chính phủ giao cho bộ, ngành đầu mối phối hợp với các chuyên gia y tế, kinh tế nghiên cứu, tham mưu xây dựng khung đánh giá, giám sát quá trình thực thi để nhanh chóng phát hiện các thiếu sót, bất cập, nhằm hiệu chỉnh quy định hoặc nhìn nhận được những nội dung thực sự hiệu quả để có thể đẩy mạnh.
Dự thảo đi lại giữa TP.HCM và 4 tỉnh lân cận: Cho phép người lao động tự chạy xe đi làm Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa trình UBND TP.HCM phương án tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động di chuyển giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận, trong đó người lao động đáp ứng một số điều kiện có thể chạy xe máy đi làm. TP.HCM lấy ý kiến dự thảo về phương án tổ chức giao thông liên tỉnh...