Hà Nội: Ca dương tính tăng mạnh, người dân lùng mua thuốc kháng vi rút phòng bị
Khi F0 được điều trị tại nhà, nhu cầu tìm mua thuốc điều trị Covid-19 cũng tăng lên, nhiều người tìm mua sẵn thuốc dự phòng dùng tại nhà.
Tìm hiểu quanh khu vực chợ thuốc Thanh Xuân, Hà Nội, các loại thuốc kháng virus có bán nhưng nhân viên nhà thuốc yêu cầu người mua phải có đơn bác sĩ kê. Khi người mua hỏi các thuốc kháng virus dùng cho bệnh nhân Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép như Monulpiravia 400 mg, thuốc kháng virus Favipiravir… đều được trả lời không có bán, thay vào đó, nhân viên nhà thuốc giới thiệu mời mua các loại thuốc kháng virus điều trị cảm cúm.
Khi Hà Nội chuẩn bị kịch bản 3.000 ca mắc mỗi ngày, nhiều người đã tìm mua thuốc dự phòng điều trị Covid-19 như các loại thuốc hạ sốt, kháng viêm, các loại vitamin…
Chị Nguyễn Thị Vy Linh ( Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết người nhà chị đang sống tại Mỹ đã gửi thuốc trị Covid-19 về cho gia đình nhưng sợ thiếu nên chị Vy Linh đã phải tìm mua thêm trên mạng để dự phòng.
Người dân hỏi mua thuốc tại Hà Nội
Tại phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, các cửa hàng thuốc và thiết bị y tế gia đình luôn có khách ra vào nhộn nhịp. Ngoài mua test nhanh, các dụng cụ y tế gia đình khác thì nhu cầu mua thuốc phòng và điều trị Covid-19 cũng rất lớn.
Anh Nguyễn Hoàng L. chủ quầy thuốc ở Phương Mai cho biết anh được rất nhiều người quen nhờ mua thuốc trị Covid-19 nhất là thuốc kháng virus. Mỗi ngày có hàng chục người hỏi anh có thuốc Monulpiravia không, mua ở đâu, có nơi nào bán không… Hiện tại, anh L. cho biết thuốc này chưa bán trên thị trường mà chỉ được phát tại gia đình và người dân tự tìm mua trên mạng.
Theo anh L. không nên vội mua vì giá thuốc bán trên mạng hiện rất đắt. Người có nhu cầu nên chờ thêm vì có thể sau này các nhà thuốc được cho phép bán giống như thuốc trị cảm cúm, hạ sốt thông thường.
Theo một nhân viên nhà thuốc M.L trên phố Vũ Trọng Phụng, các thuốc trị Covid-19 hiện tại chưa được bán ra ngoài, người dân có nhu cầu mua thuốc hạ sốt và một vài nhóm thuốc kháng đông về dự phòng là chính. Nếu người dân muốn mua thuốc đặc trị chỉ có mua thuốc xách tay không được phép bán ở các nhà thuốc.
Theo BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đại dịch xảy ra bất kể quốc gia nào cũng có tình trạng khan hiếm thuốc do nhu cầu của người dân cao, ngay cả Mỹ năm 2020 hay Hàn Quốc vào tháng 6/2021 cũng khan hiếm thuốc hạ sốt Tylenol..
Tại Việt Nam, nhiều người tìm mua trên mạng, qua đường xách tay hoặc được người nhà gửi về.
Kể từ trước khi xuất hiện làn sóng dịch lần thứ tư, người ta đã truyền tai nhau Tylenol là thuốc chữa Covid-19, nhiều người đi mua về tích trữ. Thậm chí, nhiều người biết rằng thuốc này chỉ có tác dụng hạ sốt giảm đau, nhưng với tâm lý thuốc ngoại là thuốc tốt , thuốc Mỹ, nên họ không ngại ngần mua về.
Tylenol thực chất đó chỉ là thuốc hạ sốt giảm đau thuộc nhóm Acetaminophen, tên quen thuộc là paracetamol. Hàng loạt những thuốc khác có chứa acetaminophen như: panadol, efferalgan, tyffy, decolgen… lên tới hàng chục loại, có tác dụng tương tự nhau và có thể mua tại mọi quầy thuốc.
Video đang HOT
Có nhiều người khoe gói thuốc với cả chục loại thuốc tên gọi khác nhau nhưng thực chất nó đều là thuốc có chứa Acetaminophen, nếu dùng quá liều sẽ gây ngộ độc, suy gan. Acetaminophen là “trợ thủ” hạ sốt, giảm đau, không phải là thuốc điều trị Covid-19.
Chỉ những bệnh nhân mắc Covid-19 bị sốt, đau nhức cơ, thì mới sử dụng thuốc này để giảm bớt sốt và sự khó chịu. Hãy nhớ rằng, Acetaminophen cũng là “sát thủ” thầm lặng, vấn đề cốt lõi nằm ở liều lượng sử dụng.
Theo hướng dẫn tạm thời Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế, hiện có 7 nhóm thuốc: Thuốc hạ sốt, giảm đau; thuốc cân bằng điện giải; thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng; thuốc sát khuẩn hầu họng, thuốc kháng virus, thuốc chống viêm corticoid; thuốc chống đông máu. Các thuốc này đều phải sử dụng thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ đặc biệt là thuốc kháng virus, thuốc kháng viên corticoid.
3 yếu tố quan trọng để sống chung với đại dịch
Bên cạnh xét nghiệm, Việt Nam đang nỗ lực nghiên cứu và tìm kiếm các loại vaccine và thuốc điều trị Covid-19.
Đây là yếu tố quan trọng để Việt Nam sống chung với đại dịch.
Đại dịch Covid-19 đã xuất hiện gần 2 năm và vẫn diễn biến phức tạp, khó lường với những biến chủng mới phát sinh. Theo các chuyên gia dịch tễ học, SARS-CoV-2 và các biến chủng của loại virus này sẽ không biến mất hoàn toàn mà tồn tại giống như cúm mùa.
Vì vậy, để chung sống bình thường với Covid-19, chúng ta cần đảm bảo 3 yếu tố: Xét nghiệm nhanh, chính xác; đảm bảo tỷ lệ cần thiết người dân được tiêm vaccine và phát triển nhanh thuốc trị bệnh.
Xét nghiệm
Xét nghiệm để phát hiện ca mắc Covid-19 là chiến lược xuyên suốt từ đầu dịch của Việt Nam và phát huy hiệu quả trong việc chỉ điểm F0, từ đó khoanh vùng, dập dịch.
Theo số liệu của Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam đã thực hiện 14.611.799 mẫu cho 42.465.923 lượt người trong làn sóng dịch thứ 4.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, trong thời gian qua, các địa phương, nhất là những nơi đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, đã đẩy mạnh việc xét nghiệm trên diện rộng.
Gần nhất, ngày 8/9, Bộ Y tế đã có công điện đề nghị các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội thần tốc xét nghiệm cho toàn bộ người dân để phát hiện sớm nguồn lây, trong đó có Hà Nội và TP.HCM.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, bài học của các nước, đặc biệt là Trung Quốc xét nghiệm rất nhanh, nhiều vòng và kinh nghiệm chống dịch của nước ta tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Cần Thơ, quận 7, huyện Củ Chi của TP.HCM hay Khánh Hòa..., là thực tiễn về mặt khoa học trong xét nghiệm, đảm bảo phải tách toàn bộ F0 ra khỏi cộng đồng, không để tiếp tục lây lan.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân TP.HCM. Ảnh: Phạm Ngôn.
Muốn biết tất cả nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, bắt buộc phải thông qua xét nghiệm. Do đó, vấn đề xét nghiệm rất quan trọng để nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, không để tình trạng giãn cách kéo dài trên diện rộng.
Tiêm vaccine
Hiện Việt Nam có 7 loại vaccine đã được cấp phép sử dụng gồm: AstraZeneca (do AstraZeneca sản xuất) , SputnikV (Viện nghiên cứu Gamaleya), Covid-19 Vaccine Janssen (Johnson & Johnson), Spikevax (Covid-19 Vaccine Moderna), Comirnaty (Pfizer - BioNTech), Vero Cell (China National Biotec Group (CNBG)/ Sinopharm) và mới nhất là Hayat - Vax.
Theo thông tin từ Bộ Y tế tối 11/9, trong ngày 10/9, cả nước đã có 1.175.698 liều vaccine phòng bệnh Covid-19 được tiêm. Đây là số lượng mũi tiêm cao nhất được thực hiện trong 24 giờ từ trước đến nay. Lý do là nhiều địa phương đang đẩy nhanh tiến độ phủ vaccine cho người dân.
Qua đó, tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam tính đến hết ngày 10/9 là 27.108.588. Trong đó, số người được tiêm một mũi là 22.367.824, số lượng mũi 2 được thực hiện là 4.740.764 liều.
Trong 5 ngày liên tiếp từ 7/9, Hà Nội đã đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng với mức hơn 200.000 liều/ngày. Số lượng tiêm trong ngày 11/9 của Hà Nội là 411.452 mũi, vượt qua kỷ lục trước đó 24 giờ (360.690 mũi trong ngày 10/9).
Hayat Vax là vaccine mới nhất được Việt Nam phê duyệt sử dụng. Ảnh: G24.
Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, ngoài Hà Nội và TP.HCM, một số địa phương khác cũng có tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19 khá cao là Đồng Nai (69,41%), Bình Dương (82,92%), Long An (120,25%), Quảng Ninh (59,95%) hay Khánh Hòa (51,93%).
Các tỉnh, thành phố có số lượng người dân được tiêm đủ 2 mũi vaccine cao nhất cả nước bên cạnh Hà Nội, TP.HCM là Hải Dương (125.205 người), Long An (139.475), Bắc Ninh (149.012), Quảng Ninh (161.752).
Thuốc điều trị Covid-19
Mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay Bộ Y tế đang đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu thuốc Remdesivir với số lượng 1,7 triệu liều. Đây là loại thuốc đã được Bộ Y tế bổ sung vào phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ trung bình, nặng.
Bộ Y tế cũng chỉ đạo hệ thống các công ty dược nhập các nguyên liệu và chủ động sản xuất để chuẩn bị cho chiến lược phòng, chống dịch bệnh lâu dài, song song với việc nhập các thuốc khác để điều trị các bệnh nhân nặng, giảm tỷ lệ tử vong.
Hồi đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 mới bùng phát, Remdesivir là loại thuốc đầu tiên được FDA cấp phép sử dụng trong việc điều trị Covid-19.
Để được FDA phê duyệt, Remdesivir đã phải vượt qua 3 giai đoạn thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng tại 226 địa điểm ở 17 quốc gia.
Kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 được công bố vào tháng 10/2020 trên Tạp chí Y học New England cho thấy Remdesivir đã rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân khoảng 5-7 ngày so với những bệnh nhân nặng dùng giả dược. Người dùng Remdesivir cũng có nguy cơ tử vong thấp hơn so với các đối tượng dùng những loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt khác.
Nghiên cứu cũng cho thấy điều trị bằng thuốc Remdesivir có thể ngăn bệnh nhân tiến triển thành bệnh hô hấp nặng hơn. Những người được điều trị bằng Remdesivir ít cần hỗ trợ hô hấp hơn.
Remdesivir là thuốc đầu tiên và duy nhất được FDA phê duyệt điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Reuters.
Sau khi được FDA cấp phép, Remdesivir lập tức trở thành một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới bởi độ khan hiếm.
Trong 3 tháng đầu được cấp phép, toàn bộ các lô thuốc Remdesivir đều đã được đặt mua và để phục vụ cho thị trường Mỹ.
Hàng loạt sức ép được tạo ra khiến Gilead Sciences phải chia sẻ bản quyền cho 5 nhà sản xuất dược phẩm khác để đảm bảo nhu cầu của các nước.
Tới nay, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ..., đưa vào phác đồ điều trị.
Hiện các nhà nghiên cứu đang tìm cách chuyển Remdesivir từ dạng tiêm sang dạng uống (đông khô), tránh kéo dài thời gian nhập viện đồng thời tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, bảo quản và sử dụng.
Tại nước ta, mới nhất, ngày 10/9, Bộ Y tế đã có quyết định phân bổ 156.168 lọ (tương đương 1.446 thùng) thuốc Remdesivir 100 mg để phục vụ công tác điều trị người bệnh Covid-19 từ kho dự phòng chống dịch của Bộ Y tế. Đây là lần phân bổ nhiều nhất thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 đến thời điểm này.
Trong đợt phân bổ lần 6, Bộ Y tế phân bổ cho 46 đơn vị gồm các Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long.
Một số Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế cũng được phân bổ. Đặc biệt, Sở Y tế TP.HCM được phân bổ nhiều nhất với gần 40.000 lọ Remdesivir.
Như vậy đến nay, tính cả 5 đợt phân bổ trước đó, gần 384.000 lọ thuốc Remdesivir được Bộ Y tế phân bổ cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 và Sở Y tế một số địa phương.
Thuốc điều trị Covid-19 của Việt Nam có tác dụng ức chế virus SARS-CoV-2 Ngày 10/8, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức buổi Họp báo trực tuyến công bố kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng thuốc điều trị Covid-19. Dùng chiết xuất thảo dược để ức chế virus SARS-CoV-2 Chế phẩm thuốc y học cổ truyền có triển vọng trong điều trị bệnh Covid-19 có tên Vipdervir,...